Nhịp tim trẻ em theo tuổi bình thường là bao nhiêu? – MarryBaby

Trong bài viết, cha mẹ sẽ biết nhịp tim bình thường của trẻ em từ 0-18 tuổi. Đồng thời, biết cách nhận diện khi nhịp tim trẻ em bị đập nhanh, chậm và cách đo nhịp tim cho con.

Nhịp tim trẻ em theo tuổi

Thông thường, nhịp tim bình thường của trẻ em theo tuổi nằm trong khoảng 43 đến 180 nhịp/phút. Cha mẹ lưu ý, nhịp tim của trẻ em cần được đo khi con đang trong trạng thái nghỉ ngơi; và không khóc, hoặc đang chạy hay chơi đùa.

Sau đây là danh sách nhịp tim bình thường của trẻ từ 0 đến 18 tuổi được công bố trong một nghiên cứu:

nhịp tim của trẻ từ 0 - 18 tuổi

Tốt nhất, cha mẹ cần nói chuyện với bác sĩ nhi khoa nếu thấy lo lắng về nhịp tim của con. Những thông tin trích trong nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo; và hiện nay chưa có sự nhất quán trong phạm vi tham chiếu khác nhau đối với nhịp tim của trẻ em theo độ tuổi.

Bác sĩ sẽ đưa ra một tỷ lệ chính xác hơn dành riêng cho nhịp tim của trẻ em theo tuổi. Cha mẹ cũng có thể thấy rằng, trẻ càng lớn tuổi, nhịp tim sẽ càng giảm. Do đó, cha mẹ không nên sử dụng nhịp tim của người trưởng thành để tham chiếu đối với nhịp tim của trẻ em.

>> Cha mẹ có thể xem thêm 12 loại vắc xin cho trẻ

Chỉ số chuẩn về nhịp tim, nhịp thở, huyết áp theo lứa tuổi

Ngoài chú ý đến nhịp tim của trẻ em theo tuổi; cha mẹ có thể tham khảo thêm nhịp thở của con theo từng độ tuổi khác nhau:

nhịp thở của trẻ em từ 0 - 18 tuổi

>> Cha mẹ có thể xem thêm Những hiểu lầm phổ biến về vùng kín bé gái hầu như mẹ nào cũng mắc

Cách nhận biết nhịp tim bất thường ở trẻ em theo tuổi

Cách nhận biết nhịp tim bất thường

Nhịp tim của trẻ em theo tuổi có thể bình thường; nhanh hoặc chậm. Trong một số dạng nhịp tim nhanh, như nhịp tim nhanh trên thất (SVT), nhịp tim của trẻ em có thể tăng trên 220 nhịp/phút. Ngược lại, một đứa trẻ có nhịp tim chậm có thể dưới 50 nhịp/phút.

Nhịp tim quá nhanh hoặc chậm có thể là một trường hợp khẩn cấp về y tế; đặc biệt nếu con có bất kỳ triệu chứng nào liên quan như:

  • Chóng mặt.
  • Khó chịu cực độ.
  • Ngất.

Trong trường hợp nêu trên; cha mẹ cần tìm gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần trao đổi thêm với bác sĩ nhi khoa khi con trẻ có những biểu hiện sau: