Nhìn Lại Một Năm Đã Qua – Thinking School Blogs

person holding brown wooden love letter

 

  • Những ngày cuối năm rục rịch đến. Dẫu biết những ngày và tháng chỉ là những con số, nhưng đây vẫn là dịp để chúng ta cùng ngồi nhìn lại những gì đã qua và họach định cho một năm sắp tới. Hãy chọn cho mình một chỗ ngồi thật yên tĩnh, nhấp một ngụm trà, một cuốn sổ thật trắng tinh và một cái nhìn rộng mở, chân thật, rõ ràng để cùng nhìn lại một năm qua nhé.

Vậy thì mình nhìn lại những gì?

black marker on notebook

  • Là những dự định, checklist, kế hoạch mình đã vạch ra để thực hiện trong năm nay, kể cả những kế hoạch ngẫu hứng chưa từng có trước đó. Đó có thể là hoàn thành cự ly chạy full marathon, giảm cân, khám phá một vùng đất mới, tỏ tình với người mình thích, hay đơn giản là hoàn thành một chứng chỉ trên con đường nghề nghiệp của bạn.

Làm sao để nhìn lại?

person under umbrella walking near building during daytime

  • Cứ thành thật với chính mình. Việc này có thể khiến mình bản thân tự hào, hoặc vô cùng khó chịu, thậm chí cả những cảm xúc tiêu cực khi mình phải đối diện. Nhưng dù gì, cũng có mỗi mình bạn biết rõ nhất mà. Vì vậy, hãy cứ thành thật với bản thân. Nếu không thành thật, thử hỏi làm sao bạn đánh giá đúng được chính mình và lên kế hoạch phù hợp cho một năm tới?

Nhìn lại những gì đã thực hiện tốt.

grayscale photo of men running on marathon

  • Đây là việc rất nên làm nhưng hầu hết chúng ta lại bỏ qua. Bên cạnh những điểm cần cải thiện, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận những mặt tích cực. Điều cốt yếu của việc nhìn lại những điểm tốt là chỉ ra được những yếu tố đã tạo nên những thành công ấy, từ đó tiếp tục duy trì và phát huy, đặc biệt là các yêu tố xuất phát từ bản thân. Chọn như vậy để thấy ra các yếu tố mình có thể kiểm soát mà không phụ thuộc vào bên ngoài.
    Ví dụ: mình đã hoàn thành cự ly full marathon nhờ việc chăm chỉ, kiên trì và kế hoạch thông minh và sự động viên từ các bạn chạy. Yếu tố quyết định là việc kiên trì và kế hoạch thông minh, mặc dù yếu tố động viên từ các bạn chạy cũng quan trọng nhưng nó chỉ là yếu tố phụ và hơn hết là mình không thể kiểm soát, phải không?

Và, nhìn lại những điểm chưa tốt để cải thiện.

woman in white elbow-sleeved shirt standing near white train in subway

 

  • Đương nhiên rồi, kế hoạch nào mà chẳng có những điểm thực hiện tốt. Điều cốt yếu của việc nhìn lại bằng

    Tư duy phản biện

    là thấy được các nguyên nhân sâu xa của vấn đề, từ đó mới có thể tìm hướng giải quyết chính xác.
    Ví dụ: kế hoạch chạy cự ly full marathon đã chưa thể đạt được vì bản thân hay bị xao nhãng bởi công việc. Nguyên nhân bị xao nhãng bởi công việc là do sự phân bổ thời gian chưa hợp lý. Nguyên nhân của sự phân bổ chưa hợp lý là do bản thân hay chú trọng xử lí những việc mang tính thời điểm mà không chú trọng lâu dài và xây dựng hệ thống hỗ trợ. Vậy bây giờ việc cần làm là chú trọng các công việc ở ô cửa sổ thứ 2 (không khẩn cấp nhưng quan trọng) trong ma trận Eishenhower để có thời gian tập luyện. Chính nhờ

    Tư duy phản biện

    mà mình thấy ra được vấn đề tưởng như không liên quan mà lại là yếu tố cốt lõi tác động đến các kế hoạch của mình.

Bạn đã nhìn lại một năm qua của mình và bắt đầu “chạy đà” cho một năm mới chưa? 

  • Bài Gỉang Trực Tuyến Lớp Tư Duy Phản Biện:

Xem chi tiết tại đây: https://phanbientranhluan.thinkingschool.vn/

image source: unsplash