Nhiều trường không dám áp dụng nghị định mới đánh giá viên chức, chờ hướng dẫn

Nhiều trường không dám áp dụng nghị định mới đánh giá viên chức, chờ hướng dẫn

Để chuẩn bị cho việc đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm học 2020-2021 thì thời điểm này đã có nhiều nhà trường triển khai cho giáo viên chuẩn bị thực hiện làm bản tự đánh giá, xếp loại của mình. Tuy nhiên, ở năm học này có những thay đổi so với trước.

Đó là việc đánh giá, xếp loại viên chức sẽ được thực hiện theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ nhưng vẫn có những trường học triển khai việc đánh giá, xếp loại theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP như những năm học trước đây.

Trong khi, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP đã được Chính phủ bãi bỏ khi Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20/8/2020.

Phải chăng, đây chính là sự chậm trễ của các địa phương trong việc ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ nên đã dẫn đến sự lúng túng trong việc triển khai ở các đơn vị cơ sở?

Ảnh minh họa: Lã Tiến/ GDVN

Nếu đánh giá, xếp loại giáo viên theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP là không đúng

Về cơ bản thì Nghị định số 90/NĐ-CP so với Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi không có sự khác biệt nhiều.

Bởi vì việc đánh giá, phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng tập trung vào các mặt: chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện công việc của người thầy.

Tuy nhiên, có một chút khác biệt cơ bản là nếu như trước đây đánh giá theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi thì những người được xếp ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải thỏa mãn tiêu chí: “Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận”.

Nhưng, trong hướng dẫn của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP thì đã không còn tiêu chí này nữa.

Như vậy, về cơ bản thì Nghị định số 90/2020/NĐ-CP đã không yêu cầu: “có 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến” như trước đây. Thay vào đó, nếu không phải là cán bộ quản lý thì giáo viên, nhân viên chỉ còn các tiêu chí sau:

“a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1(chính trị tư tưởng), khoản 2 (đạo đức, lối sống), khoản 3 (tác phong, lề lối làm việc) và khoản 4 (ý thức tổ chức kỷ luật), Điều 3 Nghị định này;

b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức”.

Việc bỏ tiêu chí “có 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến” được nhiều người cho rằng đó là điều phù hợp vì đối với các trường phổ thông chủ yếu là thực hiện sáng kiến kinh nghiệm nhưng thực ra phần lớn sáng kiến kinh nghiệm không phát huy được hiệu quả.

Các địa phương cần nhanh chóng triển khai Nghị định Nghị định số 90/2020/NĐ-CP đến các trường học

Theo hướng dẫn hiện nay thì đội ngũ giáo viên, nhân viên trong các nhà trường là viên chức. Việc đánh giá, phân loại ở các trường học được thực hiện vào thời điểm cuối năm học (khoảng giữa hoặc cuối tháng 5 hàng năm).

Việc đánh giá, phân loại viên chức sẽ làm cơ sở để giáo viên, nhân viên và các nhà trường xét thi đua cuối năm học cho các cá nhân và tập thể. Vì vậy, đây là một bước cần thiết để xét các danh hiệu thi đua cho giáo viên bởi các danh hiệu thi đua có quan hệ mật thiết với việc đánh giá, xếp loại viên chức.

Thời điểm này đáng lẽ ra các Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) và Ủy ban nhân dân huyện (thị) đã triển khai việc thực hiện Nghị định số 90/2020/NĐ-CP để các nhà trường hướng dẫn cho giáo viên, nhân viên chuẩn bị tự đánh giá, xếp loại nhưng có nơi vẫn chưa triển khai.

Chính vì thế, khi mà các trường học triển khai việc đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm học theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi trước đây thì có những giáo viên thắc mắc, băn khoăn và nêu ý kiến đến đến Ban giám hiệu nhà trường.

Hơn nữa, yêu cầu xếp loại viên chức trước đây khắt khe hơn Nghị định số 90/2020/NĐ-CP mà theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 25. Hiệu lực thi hành Nghị định số 90/2020/NĐ-CP đã nói rất rõ như sau:Họ thắc mắc là đúng vì nếu như làm theo hướng dẫn của nhà trường thì không đúng mà có thể còn phải làm lại vì các Nghị định 56 và Nghị định 88 đã bị bãi bỏ.

“2. Bãi bỏ các Nghị định sau đây:

a) Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức;

b) Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức”.

Vậy nhưng, đến thời điểm hiện tại là cuối tháng 4/2021 thì vẫn có những trường học triển khai việc đánh giá, xếp loại viên chức theo 2 Nghị định trên mà không đề cập gì đến Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.

Có lẽ việc này thì các Ban giám hiệu nhà trường cũng đang lúng túng vì họ chưa nhận được văn bản hướng dẫn của cấp trên nên đành phải hướng dẫn giáo viên thực hiện theo cách đánh giá, xếp loại theo mẫu cũ chăng?

LÊ VĂN MINH ( báo https://giaoduc.net.vn)

Print

237

Rate this article:

No rating

Rate this article: