Nhiếp ảnh chân dung là gì?
Bài này chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu, nghệ thuật nhiếp ảnh chân dung là gì. Chân dung có thể chia làm nhiều loại. Xác định từng loại riêng biệt rất quan trọng cho nhiếp ảnh gia. Tại sao vậy? Chỉ khi xác định được loại ảnh chân dung mình đang chụp, nhiếp ảnh gia mới có thể chọn đúng hướng và có thể sáng tạo hơn trong những tác phẩm của mình. Có thể hiểu từng phong cách chụp riêng biệt một cách rõ ràng sẽ giúp nhiếp ảnh gia dễ bố trí những kiểu hình trong danh mục của họ. Dưới dây là danh sách những phong cách chụp cơ bản nhất liên quan đến nhiếp ảnh chân dung.
Mục Lục
Nhiếp ảnh chân dung là gì?
Nhiếp ảnh chân dung hoặc ảnh chân dung là ảnh chụp của một người hoặc một nhóm người. Qua bức ảnh, thể hiện được biểu cảm, cá tính và tâm trạng của đối tượng. Giống với tranh vẽ chân dung, trọng tâm của các bức ảnh chân dung thường là khuôn mặt, cũng có thể thêm một phần cơ thể, hoặc nền và bối cảnh, nhưng chỉ là phần phụ giúp thể hiện rõ nét đối tượng hơn.
1. Cận cảnh khuôn mặt
Chụp cận cảnh hay chụp chân dung là thể loại nhiếp ảnh chụp một người hoặc một nhóm người nhầm thể hiện thái độ, cá tính, và tình cảm của đối tượng. Như những loại khác, chụp cận cảnh này chú ý vào gương mặt, mặc dù có thể chụp cả người hoặc bối cảnh xung quanh.
Chân dung truyền thống hay cổ điển sẽ gợi nhớ đến hình ảnh mà khuôn mặt là yếu tố chiếm ưu thế. Ảnh chân dung sử dụng để lột tả hình ảnh đặc trưng của một cá nhân. Chủ thể thường được bố trí nhìn chính diện vào máy ảnh. Như với tên gọi là “chụp cận cảnh gương mặt”, hai phần ba hoặc toàn bộ gương mặt đều có thể được sử dụng. Những bức ảnh Headshot luôn gây được ấn tượng rất mạnh cho người xem. Tay nghề của một người thợ cũng được thể hiện rất nhiều qua những bức ảnh cận cảnh mà họ chụp. Tuy nhiên, để có được một bức ảnh đẹp chụp cận cảnh khuôn mặt lại không phải là điều dễ dàng và rất nhiều người đã phải mất nhiều năm kinh nghiệm mới có thể làm được điều đó.
Chân dung em bé
2. Phối hợp hậu cảnh
Công nhân làm việc trong công xưởng
Ảnh phối hợp hậu cảnh gợi tới một bức ảnh mà đối tượng được khắc họa trong cuộc sống của đối tượng.
Công nhân làm việc trong xưởng
Lấy ví dụ, một công nhân được chụp ảnh tại công trường, giáo viên trong phòng học, một nhà điêu khắc trong phòng làm việc,…Bối cảnh xung quanh dùng để “kể chuyện” về đối tượng cho người xem và làm rõ nét tính cách của đối tượng.
Người bán hàng đang trong tiệm
Đối tượng và góc độ chụp, bố trí nền đều có thể thay đổi tùy theo nhiếp ảnh gia.
Cô giáo trong phòng họcCông nhân đang làm việc
Thợ điêu khắc đang khắc tượngNông dân đang chăm sóc gia súc
3. Chân dung đời thường
Với thể loại này, bức ảnh chủ yếu được thể hiện thông qua hành động của chủ thể, đối tượng không được sắp xếp, hoặc chuẩn bị trước.
Mẹ và con
Chân dung đời thường được chụp lúc chủ thể không hay biết sự có mặt của nhiếp ảnh ở đó. Thể loại ảnh này thường được sử dụng trong báo chí, truyền thông, nhiếp ảnh du lịch, nhiếp ảnh đường phố, và nhiếp ảnh sự kiện.
Trái ngược với ảnh phối hợp hậu cảnh, ảnh chân dung đời thường được chụp ngẫu hứng, tự nhiên, chứ không được bố trí, dàn dựng sẵn.
4. Ảnh gợi cảm
Ảnh chân dung gợi cảm thường dùng chụp đối tượng là nữ, miêu tả theo cách gợi cảm khác nhau, có thể mặc đủ quần áo hoặc khỏa thân, mô tả trực tiếp vẻ đẹp của người phụ nữ.
Nhắc đến Ảnh gợi cảm, sự quyến rũ, mềm mại và nét đẹp lãng mạn của đối tượng được tập trung rõ nét nhất.
5. Ảnh cuộc sống
Cụ bà đang dệt vải
Ảnh cuộc sống dùng để chụp chân dung/người trong các sự kiện, tình huống thực tế, quan trọng. Mục đích để kể câu chuyện hay truyền cảm hứng cho người thưởng thức.
Chợ cá
Với ảnh đời thường, điểm nhấn của thể loại ảnh này chính là “phong cách sống” của từng cá nhân được đề cập. Nếu nói về kỹ thuật, thể loại này là sự kết hợp giữa phối hợp hậu cảnh với ảnh chân dung đời thường. Nhưng với thể loại này, sự cảm nhận về màu sắc cuộc sống của đối tượng sẽ được truyền đạt mạnh mẽ hơn. Cả trong lĩnh vực thương mại và chính trong cả nhiếp ảnh chân chính, đây là thể loại mang rất nhiều tầm ý nghĩa. Trong ngành biên tập, thời trang, dược phẩm, thực phẩm thường xuyên sử dụng ảnh chân dung đời thường để gợi lên cảm xúc của người xem từ việc tô vẽ lên những mong muốn từ cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, trong các dịp lễ, cưới hỏi, hay các dịp quây quần đông vui của các gia đình, thể loại ảnh này luôn được sử dụng phổ biến.
Niềm vui của trẻ nhỏ
6. Chân dung siêu thực
Trường phái chân dung siêu thực được tạo ra để khắc họa một mặt khác của thực tế, một sự mô tả của một cá nhân đang lý giải tiềm thức. Chủ nghĩa siêu thực là một phong trào nghệ thuật bắt đầu từ đầu những năm 1920 và vẫn còn đang trên đà phát triển. Sử dụng những thủ thuật trong nhiếp ảnh và những hiệu ứng đặc biệt chính là cách chính tạo nên một cái nhìn siêu thực cho bức ảnh.
7. Nhiếp ảnh ý niệm
Là một thể loại nhiếp ảnh nhằm mục đích trình bày một ý kiến nào đó của tác giả.
Phong cách ảnh ý niệm tạo nên những cảm giác về không gian bốn chiều. Những bức ảnh ý niệm thường được thiết kế rất kỹ trước khi chụp. Chính những ý tưởng, ý niệm ẩn dấu dưới sự thể hiện của bức ảnh mới là linh hồn của tác phẩm, hay mới chính là nghệ thuật… Các thao tác chụp ảnh, kỹ thuật xử lý, tất cả chỉ là phương tiện để tạo nên một tác phẩm theo ý đồ của nhiếp ảnh gia mà thôi.
Tóm lại, bản thân bức ảnh thuộc thể loại này không phải là trọng tâm, mà trọng tâm chính là “ý tưởng” sâu xa của bức ảnh đó…Mỗi người xem thường sẽ có những cảm xúc, ý nghĩ khác nhau về cũng một bức ảnh.
Thể loại này thường được dùng phổ biến trong ảnh quảng cáo nhưng lúc đó thì ý nghĩa trong những bức ảnh sẽ được thể hiện sao cho dễ hiểu hơn, truyền tải được thông điệp đơn giản hơn.
8. Chân dung trừu tượng
Tập trung vào khối hình, màu sắc, kết cấu, hoa văn và kết cấu, chân dung trừu tượng làm cho người nhìn khó nhận thấy được ý nghĩa tổng thể. Đối tượng thường chỉ là một phần nhỏ trong bức ảnh.
Thể loại trừu tượng được tạo ra với mục đích vì nghệ thuật sáng tạo, không phụ thuộc hay bị ảnh hưởng bởi bất cứ đại diện từ thực tế nào của con người. Cắt dán ảnh và các thao tác kỹ thuật số hiện đại được sử dụng để tạo nên những bức ảnh trừu tượng này.
Kết luận
Các thể loại được liệt kê ở trong bài này là những thể loại cơ bản, đơn giản nhât trong nghệ thuật ảnh chân dung. Trong các bộ sưu tập, có thể xuất hiện một loại, hoặc nhiều loại xen kẽ, bổ sung cho nhau. Ví dụ, một thợ chụp ảnh đám cưới có thể kết hợp chụp cận cảnh, phối hợp hậu cảnh và cả chụp ảnh đời thường, hoặc cả ảnh gợi cảm, …
Thế còn bạn thì sao? Thể loại chân dung yêu thích của bạn là gì?