[Nhiếp ảnh CB] Tìm hiểu ống kính – con mắt của máy ảnh – P.1
Là ống kính thay đổi được tiêu cự. Nếu tiêu cự thay đổi trong khoảng tiêu cự ngắn được gọi là wide-zoom (chẳng hạn ống 14-24mm); nếu thay đổi trong khoảng tiêu cự dài được gọi là tele-zoom (chẳng hạn ống 100-400mm); nếu thay đổi từ tiêu cự ngắn đến tiêu cự dài thì được gọi đơn giản là zoom (chẳng hạn ống 18-200mm).
* Đặc tính của ống kính zoom:
- Cơ động của nhiều tiêu cự.
- Có thể chụp zoom in / zoom out
- Phù hợp với nhiều hoàn cảnh cần phản ứng nhanh
Ống kính Sigma 150-600mm F/5-6.3 DG OS HSM
Ống kính Sigma 150-600mm F/5-6.3 DG OS HSM
Ống kính đặc biệt: Ống kính macro và ống kính Fisheye
Các loại ống kính thông thường có khoảng cách lấy nét tối thiểu xấp xỉ gấp 10 lần độ dài tiêu cự. Chẳng hạn ống kính 50mm thì khoảng cách lấy nét gần nhất có thể là 50cm. Nên loại ống kính macro hay micro là ống kính một tiêu cự được thiết kế đặc biệt để có thể lấy nét cực gần và cho hình ảnh cực nét ở cự ly gần. Ống macro thường có tỷ lệ phóng đại 1:1 tức là kích thước vật thể bao nhiêu trong thực tế thì trên bề mặt phim hay cảm biến ảnh cũng có kích thước như vậy.
Ống kính Macro Nikon 200mm f/4
Ống kính Macro Nikon 200mm f/4
Ống macro thường được dùng để chụp các loại côn trùng, bò sát, hoa lá nhỏ, các chi tiết nhỏ phục vụ nghiên cứu. Người ta còn gắn thêm các ống nối (tube) để tăng độ khuếch đại, thậm chí gắn qua hệ thống ống nối đặc biệt ống macro với kính hiển vi để chụp vi trùng. 😃
Một ống kính góc rộng khác là ống fish-eye có góc thu hình rất rọng và tạo hiệu ứng cong méo. Tất cả đường thẳng không đi qua tâm đều bị uốn cong, càng xa tâm càng cong.
Ống kính Fisheye Nikon 16mm f/2.8
Ống kính Fisheye Nikon 16mm f/2.8
E. Các đặc tính khác của ống kính:
1. Luật viễn cận của ống kính:
Tuỳ theo độ dài tiêu cự ống kính, trường sâu độ ảnh sẽ cho hình ảnh không còn giống như mắt nhìn trong cảnh thực. Với ống kính trung bình, chiều sâu ảnh trường gần tương tự như mắt nhìn, nhưng với ống kính tele (tiêu cự dài) thì chiều sâu ảnh trường sẽ thu hẹp lại, hình ảnh có hậu cảnh gần hơn cảnh thực tế, các lớp ảnh sít lại gần nhau; trong khi đó với ống kính góc rộng (wide) thì chiều sâu ảnh trường bị đẩy xa ra, hình ảnh thu được có hậu cảnh xa hơn so với cảnh thực, không gian có cảm giác rộng hơn so với thực tế.
2. Khẩu độ ống kính:
Để hiệu chỉnh lượng ánh sáng đi qua ống kính đến bề mặt phim hoặc cảm biến ảnh, người ta thiết kế trong ống kính bộ phận điều chỉnh dung lượng ánh sáng, đó là khẩu độ ống kính. Có thể hình dung một hộp tối được khoét một lỗ nhỏ hay lớn để ánh sáng xuyên qua ít hay nhiều. Lượng ánh sáng đi qua ống kính tương ứng với diện tích của vòng tròn khẩu độ nên chỉ số khẩu độ càng lớn thì lượng sáng đi qua càng ít. Chúng ta có những chỉ số khẩu độ thông thường: 1 – 1.4 – 2 – 2.8 – 4 – 5.6 – 8 – 11 – 16 -22 – 32
3. Khoảng lấy nét tối thiểu:
Là khoảng cách từ bề mặt phim hoặc cảm biến ảnh đến vật thể được lấy nét. Một ống kính có khoảng lấy nét tối thiểu tốt khi điều chỉnh vòng lấy nét ở vô cực thì hình ảnh nhận được luôn rõ nét. Thường thì ống kính có khoảng cách lấy nét tối thiểu là 50cm đến 30cm. Ống kính macro chuyên dụng chụp cận cảnh có xích độ tối thiểu ngắn hơn.
4. Vùng ảnh rõ (Dof – Dept of Field)
Khoảng ảnh rõ của một bức ảnh là phần không gian trước và sau của chủ đề được lấy nét có độ nét rõ trên bức ảnh đó, ngoài vùng rõ này không gian còn lại của ảnh mờ dần. Vùng ảnh rõ mỏng hay dày (độ nét sâu ít hay nhiều) tuỳ thuộc vào yếu tố khẩu độ, tiêu cự và xích độ.
- – Khẩu độ càng nhỏ (… 8 – 11 – 16 – 22 – 32) vùng ảnh rõ ràng sâu (dày), hậu cảnh càng rõ nét. Khẩu độ càng mở lớn (4 – 2.8 – 2 – 1.4 …) vùng ảnh rõ càng mỏng, hậu cảnh mờ.
- – Tiêu cự càng ngắn (28mm – 24mm – 20mm – 10mm…) vùng ảnh rõ càng sâu. Tiêu cự càng dài (400mm – 300mm – 200mm – 135mm…) vùng ảnh rõ càng mỏng.
- – Xích độ càng dài thì vùng ảnh rõ càng dày. Xích độ càng ngắn thì vùng ảnh rõ càng mỏng. Nên khi chụp vật thể càng xa thì vùng ảnh rõ càng dày và càng cận cảnh thì vùng ảnh rõ càng mỏng.
Ống kính tele 300mm chụp từ xa, làm cho các lớp dây treo sít lại, hậu cảnh mờ
Ảnh chụp tại cầu Konklor – Kontum
Ống kính góc rộng Nikon 15mm mở toang cả bối cảnh một cái cổng gạch lớn buổi bình minh
Ảnh chụp tại Đà Lạt
Ống fisheye Nikon 16mm f/2.8 chụp lấy tiền cảnh là quai lư hương xuyên qua ngôi nhà thờ cổ Mằng Lăng – Quy Nhơn
Ống kính macro Nikon 105mm f/2.8
Dof mỏng khi chụp cận cảnh và mở khẩu lớn.
Chụp bằng ống kính macro Nikon 105mm f/2.8
Ống kính tele 300mm chụp từ xa, làm cho các lớp dây treo sít lại, hậu cảnh mờẢnh chụp tại cầu Konklor – KontumỐng kính góc rộng Nikon 15mm mở toang cả bối cảnh một cái cổng gạch lớn buổi bình minhẢnh chụp tại Đà LạtỐng fisheye Nikon 16mm f/2.8 chụp lấy tiền cảnh là quai lư hương xuyên qua ngôi nhà thờ cổ Mằng Lăng – Quy NhơnỐng kính macro Nikon 105mm f/2.8Dof mỏng khi chụp cận cảnh và mở khẩu lớn.Chụp bằng ống kính macro Nikon 105mm f/2.8
Là ống kính thay đổi được tiêu cự. Nếu tiêu cự thay đổi trong khoảng tiêu cự ngắn được gọi là wide-zoom (chẳng hạn ống 14-24mm); nếu thay đổi trong khoảng tiêu cự dài được gọi là tele-zoom (chẳng hạn ống 100-400mm); nếu thay đổi từ tiêu cự ngắn đến tiêu cự dài thì được gọi đơn giản là zoom (chẳng hạn ống 18-200mm).* Đặc tính của ống kính zoom: