Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ GIÁO

Kiến thức của bạn:

     Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Quy định pháp luật về nhà giáo

     Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh. Theo đó, Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

  • Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

  • Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

  • Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

  • Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

    Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo

a. Nhiệm vụ của nhà giáo

     Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

  • Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

  • Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

  • Giữ gìn phẩm chất, uy t

    ín

    , danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

  • Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

b. Quyền của nhà giáo

     Nhà giáo có những quyền sau đây:

  • Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

  • Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

  • Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

  • Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

  • Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

3. Quy định pháp luật về thỉnh giảng

      Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.

      Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 69 của Luật này. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

      Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.

4. Các hành vi nhà giáo không được làm

     Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;

  • Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;

  • Xuyên tạc nội dung giáo dục;

  • Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

5. Ngày Nhà giáo Việt Nam

     Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.

6. Câu hỏi thường gặp về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo

Hiện nay trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào thưa luật sư?

      Căn cứ điều 10 nghị định 24/2021/NĐ-CP ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn đã phân tích trên đây, nhà giáo trong cơ sở giáo dục còn có những trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

  • Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch

    tuyển sinh, kế hoạch 

    giáo dục 

    của 

    nhà trường

    , kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục 

    theo 

    chức năng, 

    nhiệm vụ được phân công.

  • Tham gia tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục,

    quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục

     theo 

    chức năng, 

    nhiệm vụ được phân công

    .

  • Tham gia

    giám sát việc 

    tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, 

    quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục

     theo 

    quy định của pháp luật.

  • Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

    Để được tư vấn chi tiết thêm về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp luật có liên quan, quý khách vui lòng liên hệ tới công ty luật Toàn Quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

  

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo hoặc các vấn đề liên quan theo quy định pháp luật mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
  • Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

4.6

/

5

(

5

bình chọn

)