Nhập khẩu là gì? Các hình thức nhập khẩu hàng hóa thông dụng?

Nhập khẩu là gì? Các hình thức nhập khẩu hàng hóa thông dụng? Vai trò nhập khẩu đối với nền kinh tế? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới nhập khẩu?

    Hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động thương mại vô cùng quan trọng đến kinh tế của mỗi quốc gia. Việc nhập khẩu vừa giúp cho việc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa giúp hàng hóa được lưu thông trên quy mô thế giới. Vậy nhập khẩu là gì? Có những hình thức nhập khẩu hàng hóa thông dụng nào?

    Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    1. Nhập khẩu là gì?

    Nhập khẩu được hiểu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc thực hiện trao đổi ngang giá trong một khoảng thời gian nhất định.

    Nhập khẩu không phải hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống có tổ chức, việc nhập khẩu của quốc gia phụ thuốc vào thu nhập và tỷ giá hối đoái. Thu nhập bình quân của người dân nước đó tăng thì nhu cầu nhập khẩu lớn, tỷ giá hối đoái cao thì giá hàng nhập khẩu cao hơn.

    Theo quy định của Khoản 1 Điều 28 Luật thương mại 2005 định nghĩa nhập khẩu hàng hóa có thể hiểu là hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm ở khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.

    Một số khái niệm về nhập khẩu có liên quan khác:

    – Nhập khẩu song song (arallet import) là hình thức nhập khẩu không thông qua đại lý có liên quan về công việc thương mại. Vì vậy, lai lịch hàng hường không rõ ràng, có nguy cơ về hàng giả, hàng nhái.

    – Nhập khẩu phi mậu dịch (Non-commercial) là hình thức nhập hàng mà không nhằm mục đích kinh doanh. Chẳng hạn các hàng do các quốc gia bên ngoài tài trợ không hoàn lại, học sinh sinh viên, người công tác nước ngoài mang về, hàng do Việt Kiều, hoặc đồ do khách du lịch nước ngoài mang đến ….

    – Nhập khẩu chính ngạch là hình thức nhập khẩu từ các nước liền kề có quy mô lớn, hàng được kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng khi nhập qua các cửa khẩu, … mức thuế phí của hàng nhập chính ngạch cao hơn nhiều so với tiểu ngạch và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về phí, lệ phí trước khi thông quan.

    – Nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động trao đổi mua bán của những người dân sinh sống gần đường biên giới giữa hai nước có biên giới liền kề nhau. Chẳng hạn người dân nước ta ở các vùng như Mộc Bài, Lào Cai, Lạng Sơn,… thường xuyên nhập khẩu tiểu ngạch từ nông sản, quần áo, … từ Trung Quốc.

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu mới nhất năm 2022

    2. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa thông dụng:

    2.1. Nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh):

    Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản, là hình thức mà một doanh nghiệp trong nước trực tiếp đứng ra thỏa thuận ký kết hợp đồng thương mại nhập khẩu hàng hóa với doanh nghiệp nước ngoài mà không bị ràng buộc từ bên thứ ba trung gian nào. Hình thức nhập khẩu này thì bên mua sẽ tự đi tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tự tìm đối tác, ký hợp đồng và toàn quyền ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…

    Với loại hình nhập khẩu này dễ dàng định hướng kinh doanh trong tương lai, chủ động được nguồn hàng, doanh nghiệp cũng dễ dàng nắm được tình hình giao dịch, tiết kiệm được nhiều chi phí, … Bên cạnh đó còn tạo được uy tín trên thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cũng cần có tiềm lực tài chính tốt, cán bộ nhân viên tham gia giao dịch cần vững về nghiệp vụ, kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường để hạn chế rủi ro phát sinh.

    2.2. Nhập khẩu ủy thác (Nhập khẩu gián tiếp Entrusted import):

    Nhập khẩu ủy thác được hiểu là bằng hợp đồng ủy thác thì bên nhập khẩu hàng hóa thực hiện hoạt động dịch vụ thương mại thông qua việc thuê một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa. Các đơn vị mới thành lập thường ít kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế hạn hẹp, không có đủ kinh nghiệm, có vốn những lại không có chức năng nhập khẩu hoặc nhập khẩu mới thì thường ủy thác cho một đơn vị trung gian làm cầu nối giữa đơn vị mua hàng với đối tác nước ngoài.

    Bên nhận ủy thác sẽ đứng ra đại diện cho bên mua hàng trong nước để ký hợp đồng kinh doanh nhập khẩu với danh nghĩa của mình (đơn vị được ủy thác nhập khẩu). Mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc nhập khẩu  do bên mua hàng chi trả (bên ủy thác). Bên nhận ủy thác có trách nhiệm phải cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủy thác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu để nhập hàng về đúng thời hạn và đúng yêu cầu trong hợp đồng đã ký với bên ủy thác nhập khẩu. Bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác nhập khẩu. Chi phí về việc ủy thác tùy thuộc vào mối quan hệ của hai bên và sự thỏa thuận giá.

    2.3. Buôn bán đối lưu:

    Đây là hình thức trao đổi giữa các mặt hàng được định đồng giá với nhau, được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán với chính phủ những nước đang phát triển. Có thể hiểu rằng khi nhập khẩu một sản phẩm từ nước ngoài, thì doanh nghiệp trong nước xuất khẩu cho họ một lượng hàng hóa có giá trị tương đương thay vì phải trả phí tiền tệ sẽ thanh toán. Ví dụ: Caterpillar xuất khẩu máy xúc sang Venezuela, bù lại, chính phủ Venezuala sẽ thực hiện trả cho Caterpillar 350.000 tấn quặng sắt có giá trị tương đương.

    Trong phương thức này, doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu trong cùng một hợp đồng với giá trị hàng xuất và giá trị hàng nhập tương đương nhau. Do đó, doanh nghiêp xuất khẩu được tính doanh thu sẽ được tính trên cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu.

    2.4. Tạm nhập tái xuất:

    Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng không được đưa vào nước tiêu thụ, sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước thứ 3 để thu lợi nhuận.

    Hình thức tạm nhập tái xuất bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra. Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, hợp đồng bán hàng gồm hai hợp đồng  được ký kết với doanh nghiệp xuất khẩu và hợp đồng được ký kết với doanh nghiệp nơi sẽ nhập khẩu.

    Lưu ý, có trường hợp chuyển khẩu hàng hóa được chuyển thẳng từ nước bán hàng sang nước mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

    2.5. Nhập khẩu gia công:

    Đây là hình thức mà bên nước ta nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ từ nước ngoài về, sử dụng hàng hóa nhập khẩu để gia công hàng hóa theo đúng yêu cầu nhà nước thuê gia công yêu cầu theo hợp đồng gia công đã ký kết. Sau khi hàng hóa hoàn thiện thì chuyển giao cho nước thứ 3 theo yêu cầu của bên thuê gia công. Chẳng hạn như doanh nghiệp dệt may, giầy da của Việt Nam nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc để sản xuất hàng gia công cho đối tác Trung Quốc.

    Xem thêm: Invoice là gì? Cách ghi ngày tháng của Invoice hàng hóa xuất khẩu

    3. Vai trò nhập khẩu đối với nền kinh tế:

    Ngày nay, trước sự giao thoa, hội nhập nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, thị trường thương mại vô cùng sôi động, các nước không thể cô lập một mình trước sự giao thoa đó. Với sự phát triển ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn. Với lượng sản xuất trong nước lớn sẽ không có quốc gia nào có thể tự sản tự tiêu hoàn toàn. Hơn nữa, bản thân các nước cũng không thể đáp ứng đầy đủ tất cả thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia bên ngoài là rất cần thiết. Với những quốc gia phát triển, nguồn tài nguyên của quốc gia đó được khai thác tốt, kim ngạch xuất khẩu cao hơn, còn với những quốc gia kém phát triển hơn thì hàng hóa thiếu thốn hơn, kim ngạch nhập khẩu sẽ cao hơn. Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng thể hiện qua 06 vai trò sau đây:

    – Tránh tình trạng khan hiếm bất ổn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Quốc gia cần nhập khẩu từ những nguồn bên ngoài nhằm đảm bảo cân đối kinh tế, phát triển ổn định bền vững khi mà tự quốc gia đó không thể sản xuất hoặc sản xuất không đủ để cung cấp.

    – Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng hóa và nhộn nhịp hơn. Khả năng tiêu dùng và mức sống của người dân khi người dân có nhiều sự lựa chọn từ chủng loại hóa, nguồn gốc xuất xứ, giá cả lẫn chất lượng.

    – Tình trạng độc quyền, tự cung tự cấp sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Nhập khẩu hàng hóa tại nên một thị trường năng động, tiến tới hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia, là cơ hội để phát huy lợi thế so sánh công bằng.

    – Nhập khẩu đóng vai trò giúp phát triển doanh nghiệp trong nước. Bởi khi có hàng ngoại nhập cùng với các mặt hàng trong nước, người dân có thêm nhiều chọn lựa, tạo nên sự cạnh tranh lớn, thì buộc các doanh nghiệp phải thay đổi với tình hình thực tế, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng.

    – Thông qua việc nhập khẩu, quá trình chuyển giao công nghệ sẽ giúp kinh tế quốc gia không ngừng cải thiện. Việc nhập khẩu giúp các nước khác kế thừa nhanh chóng những cải tiến mới, tại cơ hội học hỏi lẫn nhau tạo nên sự cân bằng về trình độ sản xuất giữa các quốc gia, không phải mất giá nhiều chi phí và thời gian.

    – Với hình thức nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của quốc gia.

    Xem thêm: Xử phạt khi không dán nhãn phụ vào hàng hóa nhập khẩu

    4. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhập khẩu:

    Có 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của một quốc gia, cụ thể:  Doanh nghiệp cần tuân thủ hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan chế độ, chính sách trong nước và nước ngoài; Tỷ giá hối đoái; Thuế nhập khẩu  tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo vệ sự phát triển trong nước; Hạn ngạch nhập khẩu giới hạn lượng hóa nhập vào một quốc gia để bảo vệ những nhà sản xuất trong nước; Điều kiện quốc gia (Về hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, cảng biển); ….