Nhân viên kinh doanh là gì? Các kỹ năng, công việc của NVKD
Nhân viên kinh doanh là gì? Là một trong những bộ phận không thể thiếu của các công ty, doanh nghiệp hiện nay; đảm nhận nhiều công việc khác nhau như quản lý, môi giới tiếp thị,….Để có thêm nhiều thông tin chi tiết, đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin nào trong bài viết dưới đây.
Nhân viên kinh doanh là gì? Những khái niệm liên quan
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng để dành cho những người làm việc trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm, quản lý, xây dựng chiến lược kế hoạch và mô giới. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh đẩy nhanh chóng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đem lại nguồn thu lớn.
Nhân viên kinh doanh còn được biết đến với thuật ngữ Sales Executive hoặc Sales Supervior. Trong các doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh giữ một vai trò không thể thiếu giúp tăng lợi nhuận, doanh thu một cách nhanh chóng.
Thế nào là kinh doanh?
Kinh doanh là các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán và cung ứng các dịch vụ cho các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập với mục đích chính là phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng và tạo ra lợi nhuận, được tính bằng thước đo của tiền tệ.
Khái niệm kinh doanh là gì còn được hiểu là hoạt động thực hiện, tổ chức đa dạng ở nhiều loại thể chế có tổ chức. Mỗi một bộ phận sẽ thực hiện các chức năng, vai trò riêng nhưng lại thống nhất, kết hợp với nhau để mục tiêu đã đặt ra trước đó là mang lại doanh thu, lợi nhuận.
Kinh doanh dịch vụ là gì?
Kinh doanh dịch vụ được sử dụng để chỉ các công việc kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không tạo ra những loại hàng hóa hữu hình. Với các doanh nghiệp dịch vụ hoạt động các dịch vụ cung cấp cho người dùng và công ty, doanh nghiệp. Bản chất của loại hình kinh doanh này bao gồm các lĩnh vực như dịch vụ pháp lý và giáo dục, tư vấn, khảo sát, chăm sóc sức khỏe, tiện ích,…..
Chuyên viên kinh doanh là gì?
Chuyên viên kinh doanh là người làm việc trong bộ phận quản lý phát triển chiến lược, môi giới và tiếp thị và được thừa nhận về trình độ, kỹ năng trong quá trình làm việc. Để được coi là một chuyên viên kinh doanh, một nhân viên kinh doanh bình thường phải đạt được những thành tích cụ thể trong công việc.
Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?
Để giúp bạn trả lời câu hỏi nhân viên kinh doanh làm gì? Ruaxetudong.org sẽ mô tả các việc làm của nhân viên kinh doanh. Cụ thể:
-
Giới thiệu, quảng cáo và bán sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng tiềm năng, thực hiện phân tích số liệu, đánh giá hiệu quả, chi phí của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
-
Liên hệ với các khách hàng tiềm năng để đạt được các chỉ tiêu về doanh thu đã thỏa thuận trước đó.
-
Thiết lập, phát triển và duy trì các mối quan hệ kinh doanh, chăm sóc các khách hàng tích cực để đảm bảo doanh số trong tương lai.
-
Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
-
Phối hợp với các bộ phận khác để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng.
-
Cung cấp, báo cáo cho quản lý về nhu cầu, khó khăn, sở thích của khách hàng và hàng loạt các hoạt động cạnh và tiềm năng của các dịch vụ, sản phẩm mới.
-
Phân tích tiềm năng thị trường, theo dõi doanh thu và thực hiện các báo cáo.
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh
Có rất nhiều tiêu chí được đưa ra để đánh giá nhân viên kinh doanh. Dù trong bản mô tả, tổng kết cuối tháng của nhân viên kinh doanh liệt kê được rất nhiều công việc đã làm trong tháng nhưng kết quả mà các cấp quản lý quan tâm tới là doanh số bán hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh dù là sản phẩm hay dịch vụ thì doanh số giữ một vai trò quan trọng, là căn cứ để doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh với mục đích tăng lợi nhuận.
Chính vì thế, khi tìm hiểu, phỏng vấn để trở thành nhân viên kinh doanh có rất nhiều còn phân vân chưa đưa ra quyết định. Bởi việc đạt được KPI hàng tháng là điều không hề dễ dàng trong thời buổi hiện nay. Tại một số doanh nghiệp, họ còn đánh giá nhân viên kinh doanh theo các tiêu chí như kỹ năng giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, thái độ làm việc,….
Lương nhân viên kinh doanh là bao nhiêu?
Một trong các câu hỏi phỏng vấn được nhiều ứng viên quan tâm đó chính là mức lương nhân viên kinh doanh. Mức lương của nhân viên kinh doanh, chuyên viên kinh doanh thường không cố định ở một con số nào cả bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thưởng theo thứ bậc, % doanh số, % theo điều kiện. Trung bình mức lương của nhân viên kinh doanh sẽ gồm có lương cứng (từ 6-8 triệu VNĐ) + % doanh số bán hàng.
KPI cho nhân viên kinh doanh bao nhiêu là phù hợp?
Hàng tháng, nhân viên kinh doanh sẽ nhận được chỉ tiêu KPI của mình. Khi tính KPI cho tháng mới, các cấp quản lý sẽ căn cứ vào năng lực, khả năng thực hiện và chiến lược phát triển của công ty. KPI cho nhân viên kinh doanh luôn được đặt cao để thúc đẩy sự cố gắng của đội ngũ nhân viên. Tựu chung, việc tính toán KPI cần phải dựa trên mô hình kinh doanh, hoạt động marketing và tình hình thực tế. Các doanh nghiệp, công ty cần tính toán sao cho hợp lý để nhân viên có thể thực hiện được mục tiêu đề ra và tạo động lực để nhân viên gắn bó lâu dài.
Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh
Không có một kiến thức sách vở nào có thể giúp bạn làm việc và trở thành một nhân viên kinh doanh tài giỏi. Để trở thành một chuyên viên, quản lý trong các văn phòng kinh doanh tập đoàn lớn bạn cần phải trau dồi thêm rất nhiều các kỹ năng, kinh nghiệm đó là:
Kỹ năng giao tiếp tốt
Đây là yếu tố quan trọng nhất, giao tiếp tốt sẽ giúp cho việc đàm phán, thỏa thuận với khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn là người giỏi nói chuyện thì đây đã là một lợi thế lớn giúp bạn dễ dàng chinh phục chọn mua sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp. Ngoài ra còn giúp bạn tạo mối quan hệ tốt đẹp, gây ấn tượng tốt, đảm bảo cho sự thuận lợi trong các lần hợp tác sau.
Kỹ năng chuẩn bị và nghiên cứu tài liệu
Trước khi bắt đầu vào bất kỳ cuộc đàm phán, trao đổi, tư vấn khách hàng thì bạn nên có sự chuẩn bị trước. Bước này sẽ đem tới cảm giác thỏa mái, tự tin và sẵn sàng giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra để có một buổi trao đổi, hợp tác suôn sẻ.
Hiểu biết và chuẩn đoán tốt
Bạn cần phải có một vốn hiểu biết nhất định, không cần phải quá nhiều nhưng cũng cần phải đủ nhất là các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn cung cấp. Mỗi khách hàng đều có hành vi, nhu cầu khác nhau, bạn cần vận dụng vốn kiến thực của mình cùng khả năng chuẩn đoán để thuyết phục khách hàng, đối tác.
Kỹ năng làm việc, xử lý tình huống nhanh
Công việc của nhân viên kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vị của nhóm mà chúng là sự kết hợp của nhiều phòng, ban làm việc khác nhau. Bạn cần phải rèn luyện thêm các kỹ năng làm việc với các phòng ban như bộ phận telesales, marketing,…để thực hiện tốt công việc. Xử lý tình huống nhanh cũng là kỹ năng bạn cần phải rèn luyện để có thể ứng phó, giải quyết công việc nhanh chóng nhất.
Bên cạnh việc xác định, đặt mục tiêu nghề nghiệp thì mỗi một nhân viên kinh doanh cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể “sống” với nghề. Bởi môi trường kinh doanh là vô cùng khốc liệt, nếu bạn không đổi mới, không thu hút được khách hàng thì rất dễ bị đào thải.
Mong rằng các thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm nhân viên kinh doanh là gì? Công việc và kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên giỏi. Bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi, tổng đài luôn mở để hỗ trợ bạn.