Nhận thức chung về nghề luật như thế nào? – Dân sự
Nghề luật được hiểu như thế nào? Đặc điểm của người hành nghề luật
Nhận thức chung về nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, cơ quan Công an….
1- Nhận thức chung về nghề luật được hiểu như thế nào?
Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án, cơ quan Công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước…
Theo nghĩa rộng: Nghề nghiệp liên quan đến pháp luật, nhằm thực thi sứ mệnh tuân thủ, bảo vệ sự thượng tôn pháp luật, bảo vệ sự độc lập tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo nghĩa hẹp: Nghề nghiệp gắn với chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp theo quy định pháp luật Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, có sứ mệnh thực thi và bảo vệ sự thượng tôn pháp luật, công lý, sự độc lập tư pháp, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật.
2- Đặc điểm chung của người hành nghề luật
(i) Thể hiện sâu sắc đặc điểm tâm lý” của những người được coi là thành công trong “nghề luật”, một nghề mà họ tâm huyết lựa chọn nên thường có tâm lý quen với việc đưa ra lời “khuyên bảo” cho người khác, thay vì muốn nhận lời khuyên bảo, tư vấn từ người khác đối với mình;
(ii) Luôn khao khát thành công trong công việc;
(iii) Thường muốn kiểm soát người khác trong khi giao tiếp, hành nghề;
(iv) Biết “nghi ngờ trước mỗi sự kiện, sự vật, hiện tượng do đặc thù nghề nghiệp kết hợp với bản năng tự nhiên;
(v) Có tư duy phản biện, khái quát vấn đề kết hợp với xu hướng cụ thể hóa mọi việc, phù hợp với vị trí “người giải quyết vấn đề;
(vi) Có “phạm vi quyền” rộng theo quy định pháp luật và ý thức rất rõ về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của bản thân;
(vii) Thích được Vui vẻ – Thân thiện – Ghi nhận – Khuyến khích trong môi trường phối hợp công tác hoặc trong môi trường đào tạo, bồi dưỡng;
(viii) Có sự kỳ vọng đặc thù của người hành nghề luật (Muốn được biết nhiều hơn về pháp luật và quy trình tư pháp, hành chính cũng như luôn muốn tiếp nhận tri thức và kỹ năng làm việc mới, nhưng trực tiếp liên quan đến công việc của bản thân;
(ix) Muốn được chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong môi trường cùng đồng nghiệp, qua đó khẳng định “cái tôi” nghề nghiệp của bản thân ở từng vị trí công việc;
(x) Mối quan tâm nghề nghiệp chung của người hành nghề luật là được học tập, đào tạo lại và trải nghiệm trong môi trường học tập an toàn”; tích cực bày tỏ, chia sẻ cách tiếp cận với sự độc lập tư pháp trong môi trường học đường; không thích bị “chỉ trích”.
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp …. được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: [email protected].