Nhận diện thương hiệu là gì? Các yếu tố làm nên sự thành công –
Nhắc đến nhận diện thương hiệu thì liên quan đến danh thiếp, logo và tiêu đề thư… đây chắc chắn là một phần của nó. Tuy nhiên bộ nhận diện thương hiệu còn gồm những thứ có vai trò liên kết với hình ảnh của công ty. Để tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu là tên được dịch Corporate identity program, CIP, hay còn được hiểu là bản sắc công ty. Việc nhận diện thương hiệu thường đề cập đến các yếu tố có thể trông thấy và thường gây liên tưởng đến thương hiệu.
Những yếu tố nhận diện thương hiệu bao gồm: tên công ty, slogan, logo, cách trang trí, tòa nhà, đồng phục và màu sắc công ty,… Với một số trường hợp, ngoại hình của nhân viên được đánh giá là yếu tố cũng nằm trong bộ nhận diện thương hiệu.
Để dễ hiểu hơn thì hệ thống nhận diện thương hiệu được xem như một cách diễn đạt bản sắc của một công ty thông qua hình ảnh, tiểu tượng và cả việc sử dụng văn từ. Chúng có bao gồm các yếu tố nhận biết về việc cấu thành thương hiệu qua đó sẽ thể hiện được cách thống nhất, đồng bộ; đồng thời còn tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu này so với thương hiệu khác.
2. 4 yếu tố làm nên bộ nhận diện thương hiệu thành công?
Trong chiến lược xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thì không thể thiếu 4 yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng dưới đây:
2.1. Sự khác biệt
Với thị trường cạnh tranh cao như hiện nay, thương hiệu để làm nên sự thành công phải có sự khác biệt rõ ràng. Sự thể hiện về thương hiệu phải có khác biệt ấn tượng, độc nhất. Tiếp theo là sự chú ý, quan tâm đồng thời là phải được ưa thích.
2.2. Sự liên quan
Để làm nên sự thành công của thương hiệu đòi hỏi phải có khả năng kết nối với những gì mà mọi người trên thế giới đều đang quan tâm. Qua đó phải nhận định đồng thời hiểu về nhu cầu của khách hàng, tiếp theo là việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
2.3. Sự gắn kết
Với các doanh nghiệp luôn luôn muốn tạo niềm tin với khách hàng, các doanh nghiệp cần tìm được sự nhất quán ở những gì họ nói với những gì họ làm. Với những thông điệp cùng với trải nghiệm thương hiệu, các thông tin tiếp thị với tất cả những nhà phân phối sản phẩm cần phải có sự gắn kết với nhau đồng thời tạo nên các điều thật ý nghĩa.
2.4. Sự kính trọng
Với các thương hiệu khác biệt được nhiều người đón nhận bởi những người bên trong doanh nghiệp cùng với những người bên ngoài doanh nghiệp.
3. Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu gồm những gì?
3.1. Logo và màu sắc chủ đạo
Để khách hàng có thể nhận diện thương hiệu của bạn với những đối thủ cạnh tranh cùng ngành thì màu sắc và logo là rất quan trọng. Điều đó giúp thể được được bản sắc, cá tính riêng. Mặc dù không được phác họa hình ảnh cụ thể tuy nhiên thì các bạn vẫn có thể nhận ra những thương hiệu nổi tiếng thông qua màu sắc đặc trưng. Cụ thể như màu xanh của Pepsi, màu đen đỏ của Coca-Cola, màu xanh lá của 7up,…
Thường Mỗi doanh nghiệp sẽ có một logo chính cùng với những phiên bản thay thế nhằm ứng dụng linh hoạt trong các trường hợp khác nhau. Tuy nhiên với một logo hoàn chỉnh sẽ bao gồm: logo chính với các logo phụ (đặt dọc, đặt ngang, nền đen, nền trắng, khung chữ nhật hoặc khung vuông, …), biểu tượng.
3.2. Bao bì sản phẩm
Để truyền bá hình ảnh thương hiệu đồng thời giúp công việc bán hàng thuận lợi thì đòi hỏi có một sản phẩm chỉn chu. Điều đó được thể hiện qua sách hướng dẫn, bao bì, tem nhãn và cả phiếu bảo hành. Sản phẩm được chú trọng đến mẫu mã thiết kế đẹp mắt, nhất quán với nhau. Từ đó giúp sản phẩm vừa tạo nên sự chuyên nghiệp đồng thời vừa khẳng định tính độc quyền, tránh trường hợp bị làm giả, làm nhái trên thị trường.
3.3. Đồ dùng văn phòng
Việc nhận diện thương hiệu thể hiện bởi văn phòng phẩm, đồ dùng của công ty. Chúng đều được thiết kế gắn với logo thương hiệu với màu sắc chủ đạo bao gồm: giấy viết, danh thiếp, hóa đơn, phong bì thư, bìa hồ sơ, thẻ bảng tên, đồng phục,…
3.4. Bảng hiệu ngoài trời
Các hạng mục của công ty phải được thiết kế đồng bộ bao gồm bảng hiệu, pano ngoài trời, biển quảng cáo, băng rôn, standee,… Qua đó giúp cho doanh nghiệp được quảng bá thương hiệu đồng thời tăng sự chú ý của khách hàng ở khắp nơi. Ngoài ra, thiết kế đó còn tạo ra lợi thế nhằm thúc đẩy người tiêu dùng có thể quyết định về việc lựa chọn sản phẩm, và dịch vụ của doanh nghiệp tại điểm bán.
3.5. Các công cụ hỗ trợ marketing offline, online
Hiện nay, đa số các công ty đều chú trọng đến các hoạt động marketing, quảng cáo dịch vụ, sản phẩm bởi vậy việc phát triển bộ nhận diện thương hiệu thông qua brochure, catalogue, tờ rơi, website, hồ sơ năng lực, ảnh đại diện mạng xã hội,… là điều rất cần thiết. Điều đó giúp cho khách hàng dễ nhớ đến đồng thời tìm kiếm doanh nghiệp của bạn khi họ có nhu cầu.
4. Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu
Đối với mỗi doanh nghiệp thì tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu rất lớn thể hiện qua cách mà những người bên trong và bên ngoài tổ chức nhận định về nó.
Cụ thể, bộ nhận diện thương hiệu giúp cho tổ chức tăng cường khả năng hiển thị với khả năng nhận biết. Đối với những tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận, thì điều quan trọng nhất là mọi người biết đến sự tồn tại của nó; hiểu về hoạt động kinh doanh và ghi nhớ tên đơn vị đúng thời điểm.
Tiếp theo, bộ nhận diện thương hiệu còn biểu tượng cho tổ chức, đóng góp về danh tiếng và hình ảnh của nó. Đồng thời còn khám phá ra những mối tương quan về bản sắc doanh nghiệp với danh tiếng của công ty. Như vậy có thể thấy vai trò của bộ nhận diện thương hiệu đối với danh tiếng của một tổ chức.
Tiếp theo, bộ nhận diện thương hiệu còn là bộ mặt thể hiện cấu trúc trong một tổ chức cũng như những mối quan hệ giữa các đơn vị/bộ phận.
Cuối cùng, nộ nhận diện thương hiệu thường liên quan đến cách nhìn nhận của nhân viên trong công ty đối với doanh nghiệp hãy những bộ phận cụ thể mà họ làm việc.