Nhà quản lý là gì? Cách để biến bạn thành một nhà quản lý?
Khi bạn làm việc tại bất kỳ đâu nếu bạn là nhân viên thì bạn sẽ chịu sự quản lý của người khác và người lại nếu bạn là quản lý thì bạn sẽ quản lý nhân viên và chịu trách nhiệm của ai người cấp trên cao hơn. Vậy nhà quản lý là gì bạn có biết không? Những vấn đề cần thiết của nhà quản lý là gì và làm cách nào để trở thành nhà quản lý tốt và một nhà quản lý giỏi trong tương lai? Tất cả các thông tin này đều được tìm thấy thông tin tại bài viết này.
1. Đi tìm câu trả lời cho nhà quản lý là gì?
1.1. Câu trả lời về nhà quản lý là gì?
Quản lý là hoạt động của con người thực hiện việc quản trị tổ chức, công ty, hay quản trị doanh nghiệp bất kỳ nào đó. Thông quan các hoạt động như thiết lập nên các chiến lược của tổ chức, điều chỉnh sự nỗ lực của nhân viên để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp, tổ chức đề ra. Việc quản lý là việc sử dụng các nguồn lực có sẵn của tổ chức như nhân lực, tài chính, công nghệ kỹ thuật, máy móc để làm bàn đạp cho những chiến lược phát triển tổ chức, doanh nghiệp.
Nhàn quản lý là ai? Đây sẽ là thắc mắc của rất nhiều người? Qua việc phân tích về quản lý là gì thì bạn có thể hiểu được nhà quản lý là gì? Nhà quản lý là người đứng đầu một tổ chức, hay một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp hay công ty bất kỳ. Là người dùng những những kỹ năng quản lý và vận dụng linh hoạt những ký năng quản lý đó vào thực tế để phát triển doanh nghiệp của mình.
Mỗi một nhà quản lý sẽ có những cách quản lý nhân viên của mình khác nhau, và các cách quản lý này phù hợp với thực tế phát triển của doanh nghiệp. Và với mỗi lĩnh vực quản lý khác nhau thì sẽ có một cách quản lý phù hợp để hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp đó được hiệu quả nhất.
Nhà quản lý là gì?
Các lĩnh vực của quản lý bao gồm những lĩnh vực như sau: Quản lý hành chính, quản lý hiệp hội, quản lý thông tin, quản lý sự thay đổi, quản lý yếu tố ràng buộc, quản lý chi phí, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý khủng hoảng, quản lý thu nhập, quản lý trang thiết bị, quản lý quá trình tích hợp, quản trị con người, quản lý tri thức, quản lý hậu cần, quản lý bất động sản, quản trị kinh doanh, quản lý tiếp thị, quản lý hoạt động, quản lý chương trình, quản lý nhân sự, quản lý quy trình, quản lý sản phẩm, quản trị rủi ro, quản lý tài nguyên, quản lý chi tiêu, quản lý kỹ năng, quản lý hệ thống, quản lý nghệ sỹ, quản lý thời gian, quản lý giáo dục, quản lý đầu vào.
Ở nước ta nhà quản lý là cụm từ được dùng để chỉ về những người thực hiện các chức năng của quản lý. Họ là người thực hiện các quyết định quản lý và là người sẽ áp dụng những kỹ năng quản lý đó vào từng doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách suôn sẻ, hoạt động của các yếu tố trong doanh nghiệp được bình thường và cho hiệu quả công việc tốt nhất.
Trong một tổ chức, nhà quản lý được chia thành ba cấp độ: nhà quản lý cấp cơ sở (trưởng nhóm, team leader…), nhà quản lý cấp trung (trưởng phòng, quản lý dự án…) và nhà quản lý cấp cao (CEO, COO, Tổng giám đốc…)
1.2. Vai trò khi là một nhà quản lý cần có là gì?
Khi bạn ở vị trí là một nhà quản lý bạn cần phải có những vai trò của mình để đảm bảo bạn làm đúng nhiệm vụ và hoạt động quản lý của bạn đạt hiệu quả tốt nhất. Những vai trò của nhà quản lý bao gồm như sau:
Thứ nhất, nhà quản lý có vai trò giao tiếp và quan hệ. Các nhà quản lý là người đứng đầu một tổ chức hay một bộ phần nào đó trong doanh nghiệp nên cần phải có vai trò giao tiếp với tổ chức và giao tiếp với bên ngoài tổ chức. Không chỉ vậy họ còn là người tạo ra các mối quan hệ và duy trì các mối quan hệ của tổ chức với nhau, từ đó giúp cho doanh nghiệp được hoạt động một cách tốt nhất.
Thứ hai, nhà quản lý có vai trò thông tin. Họ là người thu thấp thông tin từ phía cấp dưới để báo cáo với cấp trên. Phổ biến lại với nhân viên của mình về các thông tin cần thiết mà cấp trên đưa ra. Cùng với đó là cung cấp các thông tin của tổ với các đối tác, với bên truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp, cho tổ chức.
Thứ ba, nhà quản lý có vai trò quyết định. Với các vấn đề xảy ra của tổ chức, bạn là nhà quản lý đứng đầu tổ chức bạn có quyền đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với những quyết định mà mình đã đưa ra cho hoạt động kinh doanh hay bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp.
Trên đây là ba vai trò của nhà quản lý cần phải đảm nhiệm khi trở thành và đứng ở vị trí là nhà quản lý của tổ chức, doanh nghiệp bất kỳ.
2. Những vấn đề mà nhà quản lý cần có cho bản thân mình
2.1. Những chức năng của bạn khi đứng ở vị trí của một nhà quản lý?
Khi bạn ở vị trí là một nhà quản lý của bộ phần nào đó hoặc là một người đứng đầu quản lý một tổ chức nào đó bạn cần có những chức năng chuyên môn như sau:
+ Bạn cần có khả năng tư duy tốt, với vị trí là nhà quản lý bạn sẽ quản lý các nguồn nhân lực của doanh nghiệp hoặc quản lý các nguồn nguồn lực của doanh nghiệp để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Và luôn đưa các hoạt động mà bạn quản lý đi theo một logic nhất định để mọi việc được trôi chảy nhất.
+ Bạn cần có khả năng lãnh đạo tốt để có thể lãnh đạo nhân viên của mình thực hiện được các công việc và giao việc cho các bạn có khả năng phụ trách đây cũng là một kỹ năng cần thiết trong công tác lãnh đạo nhân viên của mình. Lãnh đạo các thành viên của tổ chức để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đạt ra cho các thành viên và mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Những vấn đề liên quan đến nhà quả lý là gì?
+ Khả năng quản lý là một là một kỹ năng cần thiết của các nhà quản lý, khi bản đứng ở vị trí là một nhà quản lý mà không phải do bạn có năng lực thì bạn sẽ sớm bị đào thải bởi bạn ko thể quản lý được các nhân viên của mình một cách hiệu quả. Và ngược lại bạn có đầy đủ các kỹ năng cần thiết của nhà quản lý thì bạn sẽ quản lý tốt được nhân viên của mình và bạn có thể tiến xa hơn nữa trong con đường thăng tiến của bản thân.
+ Nhà quản lý cần có khả năng giao tiếp, truyền thông, thuyết trình. Ngôn ngữ chính là cách truyền đạt hiệu quả nhất và truyền thông tin giữa con người với nhau. Khi bạn đứng ở vị trí là một nhà quản lý bạn sẽ cần có khả năng giao tiếp tốt để không chỉ nhân viên của mình hiểu được thông tin mình truyền đạt mà còn giúp bạn có được một mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và cấp trên của mình.
+ Nhà quản lý cần có các khả năng ứng phó với những biến đổi xung quanh và có một khả năng giải quyết vấn đề cùng thích nghi tốt với môi trường. Đây là một khả năng cần thiết để bạn có thể đảm bảo hoàn thành tốt và ứng phó kịp thời với các vấn đề xảy ra ở với dữ liệu ban đầu của bạn.
+ Ngoài ra là một nhà quản lý bạn còn cần trang bị và nắm vững những kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp và công việc mà mình đang quản lý.
Qua những chia sẻ về những khả năng cần có của các nhà quản lý cần có bạn đã biết làm thế nào để bạn có thể đứng ở vị trí là một người quản lý rồi đúng không. Hãy trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức trên và khả năng để có thể có được sự tôn trọng của cấp dưới và sự ủng hộ của cấp trên. Qua những chia sẻ về khả năng cần có của nhà quản lý ở trên bạn cũng có thể trả lời cho câu hỏi về “nhà quản lý cần những phẩm chất gì trong mình để xứng đáng với vị trí”?
2.2. Nhà quản lý và nhà quản trị khác nhau như thế nào?
Trong tiếng anh về quản trị kinh doanh, quản lý điều hành, có hai từ dùng để chỉ những người có chức năng quản lý danh nghiệp đó là: mannager và adminstrator. Hai từ này khi dịch sang tiếng Việt thành nhà quản lý và nhà quản trị. Thực chất, hai từ này có ngữ nghĩa như nhau, cùng nói về một đối tượng. Cũng chính bởi vậy, nên chúng ta thường thấy, ngành học quản trị kinh doanh khi viết tiếng Anh, được viết thành Business Management hay Business Administration.
Không có sự khác biệt nào và không cần phân biệt giữa nhà quản lý hay nhà quản trị. Hai thuật ngư này có ý nghĩa và chức năng như nhau khi nói về quản trị kinh doanh và hoàn toàn có thể dùng thay thế cho nhau.
3. Trở thành một nhà quản lý giỏi bằng cách nào, bạn biết chưa?
Làm thế nào để bạn có thể trở thành một nhà quản lý giỏi? Bạn không chỉ cần có phẩm chất của một người quản lý bạn còn cần có các việc làm cụ thể để thể hiện được năng lực làm việc và năng lực của bản thân xứng đáng với vị trí công việc đó. Sau đây là gợi ý cho bạn về một số hành động cụ thể để bạn trở thành một nhà quản lý giỏi.
Nhà quản lý là gì? Để là một nhà quản lý giỏi lạn cần làm gì?
Bạn cần có các hoạt động và đề ra các hoạt động để khơi dậy được tiềm năng của các nhân viên trong nhóm, tổ bạn quản lý để khai thác tối đa nguồn lực và phục vụ tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp, và giúp họ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Khi bạn ở vị trí là nhà quản lý hãy coi bạn là người phục vụ chứ không phải là một người kiểm soát từ đó bạn sẽ vạch ra được các hướng đi, cùng với việc cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết cho nhân viên của mình để đảm bảo họ có một điều kiện làm việc tốt nhất để cho chất lượng công việc tốt nhất.
Bạn hãy coi nhân viên của mình là những người cộng sự chứ không phải là người phục tùng bạn. Khi coi họ là những người công sự bạn sẽ có cách để mọi người đoàn kết và hỗ trợ nhau tốt nhất để hoàn thành công việc và phát triển vững mạnh từ tổ chức nhỏ do bản quản lý và tiến xa hơn nữa trong một tổ chức lớn.
Luôn đề cao sự thay đổi để phát triển chứ không phải là thách thức mang đến những phiền toái. Với suy nghĩ này của bạn sẽ giúp bạn luôn có những sáng tạo để mang đến thay đổi theo hướng tích cực cho tổ chức.
Phát triển cộng đồng trong doanh nghiệp để tạo sự thoải mái và một môi trường làm việc lý tưởng cho các nhân viên chứ không phải là việc hoạt động như những cỗ máy. Bạn cần khơi dậy được cảm hứng cho tất cả nhân viên và hình thành nên một công đồng nhân viên vững chắc.
Bạn cần suy nghĩ rằng công việc là thứ tạo ra niềm vui cho bạn chứ không phải là mang đến những vất vả và làm vì trách nhiệm. Khi bạn cảm nhận được niềm vui vì công việc thì bạn sẽ tâm huyết với vị trí công việc mà bạn đang đảm nhiệm và cho một hiệu suất công việc tốt nhất.
Bạn hãy coi môi trường kinh doanh là một môi trường để phát triển chứ không phải là một chiến trường. Bất kỳ chuyển động nào bạn cũng cần có những cách đi đúng với nó để phát triển. Là người đứng đầu bạn cần coi các đối thủ cạnh tranh của mình là động lực để thúc đẩy bạn đi lên và vượt qua được đối thủ của mình và dành chiến thắng.
Qua những chia sẻ về nhà quản lý là gì sẽ giúp bạn có thêm một phần nào đó những kiến thức bổ ích cho bạn và giúp bạn trở thành một nhà quản lý trong tương lai. Chúc bạn thành công, và tiến xa hơn trong công việc của bản thân mình với những cách để bản thân trở thành một nhà quản lý.
Chia sẻ: