Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho giáo dục như thế nào tài sao phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục

Chi đầu tư giảm mạnh

Nội dung chính

  • 1.1.   Ngân sách nhà nước:
  • 1.1.1.      Chi cơ bản:
  • 1.1.2.      Chi thường xuyên
  • 1.2.   Đóng góp gia đình và cộng động:
  • 1.3.   Tài trợ nước ngoài:
  • Video liên quan

Việc bảo đảm chi ngân sách cho giáo dục – đào tạo tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách hàng năm tại cả Trung ương và địa phương theo Nghị quyết 37/2004/NQ-QH11 và Luật Giáo dục 2019 cho thấy, giáo dục luôn là yếu tố ưu tiên cùng với quá trình phát triển của quốc gia. Xét về con số tương đối, 20% là mức cao so với nhiều nước trên thế giới. Với khoản ngân sách như vậy, câu hỏi đặt ra là cách phân bổ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục hiện nay đã hợp lý hay chưa, hiệu quả và hiệu lực của chi ngân sáchcho giáo dục, đào tạo như thế nào?

Mệnh đề đó được gợi mở trong Phiên họp chuyên đề “Chính sách tài chính trong giáo dục”, do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức sáng 24.9, tại Hà Nội. Các ý kiến đã chỉ ra hạn chế, vướng mắc cũng như đề xuất giải pháp liên quan đến tài chính trong giáo dục bằng việc tập trung vào 3 vấn đề: Hiệu lực, hiệu quả của chính sách tài chính trong giáo dục; Tài chính trong tự chủ đại học; Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Theo Báo cáo tóm tắt Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ở Việt Nam” của nhóm nghiên cứu Học viện Tài chính, không kể từ nguồn học phí thì tỷlệ chi cho giáo dục – đào tạo hàng năm chỉ đạt trung bình 18,7% (thấp hơn tỷlệ tối thiểu 20%). Trong đó, chi thường xuyên có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây (do việc tăng lương cho giáo viên, tăng chỉ số giá tiêu dùng), còn chi đầu tư phát triển giảm mạnh. Quy mô chi ngân sáchcó sự khác biệt đáng kể giữa các cấp học: phổ thông chiếm trung bình 88%,đại họckhoảng 2%. Tổng chi ngân sách địa phương cho giáo dục, đào tạo liên tục tăng hàng năm, song tỷ trọng chi giữa các địa phương còn khá chênh lệch, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả chưa cao…

Hạn chế một phần đến từ “tiếng nói” của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong phối hợp tham gia và quy trình lập và phân bổ dự toán chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo khá mờ nhạt. Vụ Trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Tú Khánh nhận định, vấn đề chính sách tài chính trong giáo dục nhiều lần được trao đi đổi lại nhưng mới chỉ tìm hướng giải quyết bài toán “cứu đói”, tức bảo đảm cho các trường tồn tại chứ chưa thực sự thúc đẩy phát triển. “Đến lúc, ngành quản lý giáo dục, đào tạo phải đóng vị thế, vai trò trọng yếu trong dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách, từ đó thực hiện cơ cấu lại chi tiêu dựa trên nguyên tắc tài chính đối với giáo dục một cách rõ ràng”.

Vấn đề tài chính có tác động không nhỏ đến sự phát triển của giáo dục, đào tạo

“Bốc thuốc không có đơn”

Tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên phù hợp với các ưu tiên chiến lược của ngành, muốn làm được điều này, chi thường xuyên và chi đầu tư phải được quản lý minh bạch và các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo phải được tổng hợp đầy đủ. Đây sẽ là căn cứ và bảo đảm tính hợp lý trong phân bổ trong chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, PGS.TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Học viện Tài chính nhìn nhận từ hệ thống giáo dục phổ thông: “Giáo dục phổ thông đang huy động khá nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhưng rất thiếusự minh bạch. Nếu như ngành y tế có thống kê tài chính cụ thể cho ngành, trên cơ sở đó nắm rất rõ thực trạng tài chính trong và ngoài ngân sách thì ngành giáo dục cũng phải có thống kê tài chính cho giáo dục một cách đầy đủ, minh bạch hóa các nguồn lực”.

Thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng dự toán toàndựa trên số liệu báo cáo của các sở – đơn thuần là số liệu tổng hợp một chiều và thiếu cơ sở dữ liệu. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHải Phòng Lê Quốc Tiến cho biết: “Bản thân các sở cũng thiếu dữ liệu cơ sở ngành nên đối chiếu sang tài chính khó rõ ràng, mạch lạc. Cả một thời gian dài không có số liệu tổng thể, việc chi tiêu như “bốc thuốc không có đơn”. Cái “khó” này ít nhiều làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chi tiêu ngân sách nhà nước cho giáo dục. Rất may, năm vừa qua chúng tôi đã tự khắc phục bằng cách tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cụ thể, bài bản”.

Thách thức của việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi ngân sáchcho giáo dục, đào tạo còn là làm sao phát triển hài hòa tỷ lệ giữa các bậc học gắn với thực hiện tốt vai trò của Nhà nước đối với lĩnh vực này. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm là vấn đề cần đặt ra trong bối cảnh nguồn nội hạn chế, nhưng “đầu tư vào đâu” thì vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều. Bởi lẽ, nếu lấy mục tiêu nâng cao hiệu quả tổng thể của giáo dục thì nên dành nguồn lực cho các cấp học phổ thông, còn đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì cần ưu tiên cho bậc đại học. Tiếp cận theo hướng nào cũng cần dựa trên sự cân đối cơ cấu chi ngân sách một cách hợp lý.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, tài chính trong giáo dục là vấn đề lớn, vừa phức tạp, vừa nhạy cảm và tác động không nhỏ đến sự phát triển của giáo dục, đào tạo. Giờ đây, bên cạnh việc nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của ngân sách trong giáo dục, cần chú trọng vấn đề huy động các nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục, đào tạo. “Trong bối cảnh ngân sách như hiện nay, việc đẩy mạnh hướng tiếp cận nguồn đầu tư xã hội hóa và cả nguồn lực bên ngoài quốc gia (ngân sách nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài) là cần thiết, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với mục tiêu cải cách toàn diện và căn bản nền giáo dục Việt Nam”.

Ở Việt Nam nguồn lực tài chính cho giáo dục bao gồm : đóng góp từ ngân sách nhà nước vào giáo dục – đào tạo;đóng góp  của cha mẹ học sinh, cộng đồng, sự trợ giúp của các nước và các tổ chức quốc tế. Và trong các nguồn đó thì ngân sách của  nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc phát  triển giáo dục ở Việt nam.

1.1.   Ngân sách nhà nước:

Trong sự phát triển của một quốc gia thì giáo dục có vai trò rất lớn. Hồ Chủ Tịch cũng đã nói rằng : “ Non song Việt Nam có trở nên tượi đẹp dân tộc Việt có sánh vai với các cường quốc được hay không chính nhờ vào công học tập của các cháu” và trong khoản 1 điều 89 luật giáo dục ghi rõ: “ Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, đảm bảo tỉ lệ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu của sự phát triển giáo dục” , Thực vậy, trong vòng 12 năm qua (từ 1998 – 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới.

Ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ GD-ĐT khẳng định như vậy. Tuy nhiên, ông Ngữ cho biết, do quy mô ngân sách của nước ta còn bé, nên tổng mức ngân sách giáo dục còn nhỏ, mức chi bình quân cho một HS, SV còn rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục, Nhà nước thực hiện chế độ miễn giảm học phí (đã có 53% số HS, SV được miễn giảm học phí), chế độ cấp học bổng chính sách; chế độ chính sách tín dụng SV (đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập với số tiền 18.000 tỷ đồng).

Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, giám sát, đánh giá và hiến kế cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Qua biểu đồ trên, Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng liên tục từ 15,5% năm 2001 lên 20% năm 2007. Trong năm 2007, khoảng 25% tổng chi phí của xã hội cho học tập là đóng góp của người dân. Bên cạnh đó, cũng đã huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội và đầu tư nước ngoàiTuy nhiên ngân sách này chiếm phần nhỏ trong GDP của toàn bộ nền kinh tế và chỉ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của giáo dục. Phần lớn ngân sách chi cho giáo dục dung để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương.

Ngân sách xây dựng của nhà nước Việt nam chia thành hai phần : chi thường xuyên và chi cơ bản.

1.1.1.      Chi cơ bản:

Ngân sách xây dựng cơ bản chi giáo dục bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng như: xây dựng trường lớp và nâng cấp trường lớp hiện đại. Việc phân bổ ngân sách này bị tách khỏi ngân sách chi thường xuyên. Đầu những năm 1990 đầu tư xây dựng trường rất lớn, hiện nay chi phí này chiếm 18% tổng chi cho giáo dục. Ngân sách cho phát triển hạn tầng không thể theo kịp tốc độ tăng dân số trẻ đi học và dẫn đến thiếu cơ sở vật chất là điều không thể tránh khỏi. vì thế mà việc xây dựng là rất cần thiết và được phân cấp như sau:

Nhà trẻ mẫu giáo trường tiểu học phổ thông cơ sở do nhân dân đóng góp và ngân sách xã; trường trung học phổ thông: ngân sách quận huyện ; trường dạy nghề trung học chuyên nghiệp  cao đẳng của tỉnh thành; Một số trường dạy nghề cao đẳng của bộ : ngân sách bộ; một số trường cao đẳng trung ương và tất cả các trường đại học: ngân sách xây dựng cơ bản của nhà nước. Nhìn chung phần đóng góp của nhân dân rất lớn. Ngân sách giáo dục nhà nước chi một nữa  dân chi một nữa. Riêng phần ngân sách Nhà nước keể cả vốn trong nươc và nước ngoài ngày một tăng.

1.1.2.      Chi thường xuyên

Chi thường xuyên trong giáo dục bao gồm  một mục chi chung trong các bậc học. Ngân sách chung cho các bậc học được xây dựng ở các cấp trường và do phòng giáo dục huyện tổng hợp va đưa vào kế hoạch rồi đệ trình lên Ủy ban nhân dân huyện và sở Giáo dục và đào tạo. Ngân sách gồm 2 phần:  chi lương cho giáo viên lương trợ cấp và chi ngoài lương  gồm quản lý hành chính và bảo dưỡng . .Các khoàn chi về hành chính, bảo dưỡng, tài liệu rất it ỏi. Kết quả là có sự thiếu hụt trầm trọng về tài liệulà dụng cụ học tập chi bảo dưỡng mức tối thiểu tại các cấp trường ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.

Nhìn  chung so với yêu cầu ngành giáo dục ngân sách nhà nước chỉ mới đáp ứng khoảng 60-65% nhu cầu cần thiết. Phần lớn ngân sách chi cho giáo dục chỉ đủ trả lương một phần nhỏ 15-20% dung cho các khoản chi khác trong đó rất ít tiền để trang bị những cụ đáp ứng cho nhu cầu  học tập. So với ngân sách của một số nước ngân sách chi cho giáo dục thuộc diện thấp nhất trong vùng.

1.2.   Đóng góp gia đình và cộng động:

Ngoài Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục thì nguồn tài chính không thể nào thiếu nữa đó là đóng góp của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Hiện nay, phần đóng góp này có hai khoản chính đó là: học phí và các khoản thu khác.

v Học phí:  Học phí là khoản tiền mà mỗi học sinh bắt buộc phải nộp cho nhà trường.Từ năm học 1990 – 1991, Chính phủ đã đưa ra quy định là “tất cả học sinh tiểu học không phải đóng học phí, học sinh trung học cơ sở trở lên phải đóng học phí theo các mức khác nhau.Bên cạnh đó, các học sinh nghèo, các gia đình chính sách được miễn hoặc giảm học phí theo các mức khác nhau tùy theo quy định của Chính phủ. Điều này phần nào giảm thiểu được chi phí cho các bậc phụ huynh và giúp các trường có thêm ngân sách. Số tiền học phí mà học sinh đóng cho trường sẽ được để lại trường tạo thành nguồn ngân sách cho trường để thực hiện việc tăng thu nhập cho các giáo viên và mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy. Mức học phí cho một học sinh có xu hướng gia tăng qua các năm.

v Các khoản thu khác: Ngân sách chi cho giáo dục không thể nào đáp ứng được toàn bộ cho hoạt động của giáo dục, theo thống kê ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được từ 20- 60% nhu cầu hoạt động giáo dục ở các trường. Chính vì điều này mà trong những năm gần đây các trường đã định ra nhiều khoản thu khác như: Quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh, tiền góp xây dựng trường, tiền mua ghế cho học sinh ngồi chào cờ, đồng phục, giấy thi, nước uống, gửi xe, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể, Quỹ Đoàn, Đội, Hội chữ thập đỏ (tiền ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, có hoàn cảnh khó khăn…)…

Bên cạnh các khoản thu như học phí và các khoản thu khác đã kể ở trên thì các trường còn có thêm một nguồn thu khác đó chính là các học bổng hay là tiền thưởng mà các doanh nghiệp, các Việt Kiều hay các doanh nghiệp nước ngoài dành cho các học sinh có thành tích học tập tốt.

1.3.   Tài trợ nước ngoài:

v EU viện trợ 16 triệu cho giáo dục Việt Nam:

Đây là khoản viện trợ không hoàn lại của Ủy ban châu Âu – EU để tăng cường chất lượng giáo dục tiểu học và quản lý hành chính của Chính phủ Việt Nam đối với Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giáo dục (NTP).Khoản viện trợ tập trung vào những trường học không đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu và các chỉ số về đầu ra thấp. Đối tượng hưởng chính sách này gồm: trẻ em nghèo, dân tộc thiểu số, trẻ em gái và trẻ em khuyết tật. Chương trình còn giúp nâng cao quản lý hành chính của Chính phủ Việt Nam.

Chương trình cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực trong việc quản lý hành chính, thực thi và đánh giá NTP. Kinh phí này trích từ Quỹ hỗ trợ kỹ thuật xây dựng năng lực, do Canada, Vương quốc Anh và Ngân hàng Thế giới đồng tài trợ, với những việc cụ thể, như: lập kế hoạch, mua sắm, quản lý tài chính và tăng cường thể các chế cấp, tăng cường việc tham vấn cộng đồng và trao quyền.

Dự án này sẽ giúp cho việc giải quyết các vấn đề then chốt trong giáo dục tại Việt Nam và là môi trường thuận lợi để nâng cao chất lượng giảng dạy.

v ADB viện trợ 0,6 triệu USD cho dự án giáo dục trung học của Việt Nam:

Ngày 19/5, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký kết một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 0,6 triệu USD để giúp Việt Nam xây dựng một hệ thống giáo dục trung học hiệu quả và tin cậy hơn.

Theo đó, khoản viện trợ này sẽ giúp Bộ Giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) và ADB xây dựng một gói các cải cách toàn diện và một dự án đầu tư. Các sáng kiến chính sách mới dự kiến được đưa vào gồm: Một khuôn khổ quản lý mới cho việc cấp học bổng và cho vay sinh viên; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh; xây dựng các tiêu chuẩn cho giáo viên trung học cơ sở và mặt bằng chất lượng trường học cơ bản cho giáo dục trung học phổ thông; sản xuất và cung cấp sách giáo khoa hiệu quả và giá cả phù hợp; và tăng cường sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục.

Theo phía ADB, hiện nay, do Việt Nam đang trong quá trình trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, Chính phủ hiện đang phải đối mặt với thách thức quan trọng để cung cấp các dịch vụ công bằng cho những người khó tiếp cận nhất, đồng thời nâng cao hiệu quả và tính trách nhiệm trong giáo dục.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia, văn phòng đại diện ADB tại Việt Nam cho biết, “phát triển giáo dục trung học đã giúp Việt Nam cung cấp được nguồn lao động cạnh tranh và cũng góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội công bằng của đất nước. Tuy vậy, còn rất nhiều việc cần phải làm để tiếp tục cải thiện chất lượng, tính hiệu quả và bền vững của giáo dục công khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình”.

Theo kế hoạch, phía chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp 170.000 USD cho dự án. Bộ GD&ĐT là cơ quan điều hành hỗ trợ kỹ thuật và thông qua đó một đề xuất toàn diện sẽ được chuẩn bị vào tháng 4/2009. Phần hỗ trợ của ADB trị giá 600.000 USD được lấy từ nguồn Quỹ Đặc biệt Nhật Bản cho Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

v 850 triệu USD đầu tư cho giáo dục từ 2008-2010:

Sẽ có 9 dự án giáo dục được sử dụng 850 triệu USD nguồn tiền vay và viện trợ từ các tổ chức nước ngoài trong giai đoạn 2008-2010. Đó là con số vừa được công bố tại Hội nghị Đối thoại thường niên lần thứ 2 giữa lãnh đạo Bộ GD-ĐT và nhóm các nhà tài trợ quốc tế cho giáo dục.

Hiện nay, tổng nguồn vốn từ nước ngoài đang được sử dụng trong các dự án giáo dục tại VN là 825,4 triệu USD với tỉ lệ giải ngân năm 2007 đạt 74,15%.

Trong số 9 dự án sẽ được đầu tư sắp tới, có tới 4 dự án tập trung xây dựng và phát triển các trường ĐH nghiên cứu chất lượng cao gồm ĐH Việt-Đức, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, ĐH nghiên cứu Cần Thơ và ĐH Nghiên cứu Đà Nẵng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ cho phép các giảng viên ký hợp đồng với hiệu trưởng để nâng tính cạnh tranh và hiệu trưởng được phép trả thù lao theo thỏa thuận với giảng viên. Như vậy, giáo sư không còn là công chức suốt đời và được tự do điều chỉnh 50% chương trình học.

Xây dựng trường học 2 buổi/ngày cũng là 1 trong những ưu tiên của các dự án có hỗ trợ từ nguồn vốn nước ngoài. Trong những năm tới, sẽ cần khoảng 50 triệu USD để tới năm 2020, 100% trường tiểu học trên cả nước học 2 buổi/ngày. Với bậc THCS và THPT, tới năm 2004, 33 tỉnh đã có trường học 2 buổi/ngày nhưng hiện nay ở các thành phố lớn đang bị quá tải nên cần phải đầu tư mở rộng gần 10.000 trường THCS và 1.000 trường THPT, đồng thời xây dựng thêm trường mới.

Trong 5 năm tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan để tìm nguồn vốn 25.200 tỉ đồng phục vụ kiên cố hóa trường lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.

Được các nhà tài trợ quốc tế đánh giá là quốc gia đi đầu trong khu vực về giáo dục hòa nhập, VN sẽ tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời nắm bắt tâm lý của HS dân tộc thiểu số và biết tiếng dân tộc. Bộ GD-ĐT cũng đang tiến hành cung cấp miễn phí sách giáo khoa và báo cho trẻ em dân tộc. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng không được triển khai hỗ trợ vẫn được nhận hỗ trợ. Mỗi điểm trường sẽ cử thêm 1 nhân viên hỗ trợ cho những HS mà tiếng mẹ đẻ không phải tiếng Việt. Mỗi trường tiểu học còn được nhận 500 UDS/năm để hỗ trợ trực tiếp cho HS khó khăn mua quần áo ấm, bữa ăn bán trú…

Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:

  • ??u t? gi?o d?c
  • các chính sách của nhà nước về giáo dục
  • chinh sach dau tu phat trien giao duc
  • chính sách phát triển giáo dục
  • chính sách phát triển giáo dục các vùng
  • chính sách phát triển giáo dục phổ thông
  • chính sách đầu tư cho giáo dục o hau giang
  • chính sách đầu tư cho phát triển giáo dục
  • một số chính sách phát triển giáo dục ở nước ta
  • ,