Nhà giáo có quyền hạn, trách nhiệm gì?
Thưa luật sư, để hiểu hơn về nghành nghề nhà giáo, hoặc giáo viên tôi mong luật sư giải thích cho tôi hiểu về các quyền hạn và trách nhiệm của nhà giáo theo pháp luật?
Xin cảm ơn!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách – Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Luật Giáo dục năm 2019;
Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.
Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Ảnh VOH
Định nghĩa về Nhà giáo, giáo viên và giảng viên
Theo Luật Giáo dục thì “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên”
Các quy định pháp luật về nhà giáo
Nhà giáo là một nghề cao quý, đào tạo và bồi dưỡng cho lớp trẻ các kiến thức cơ bản trong cuộc sống cũng như xã hội, có vai trò quyết định quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, có vị thế rất quan trọng trong xã hội, được cả xã hội chú ý và tôn vinh. Bên cạnh đó, Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn nhất định căn cứ tại Điều 67 Luật Giáo dục năm 2019 có quy định cụ thể như sau:
Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
Đảm bảo sức khỏe theo yêu cầu của nghề nghiệp.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục nầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học ……v ..v.
Nhà giáo giảng dạy ở trình độ sơ cấp và trung cấp được gọi là Giáo viên;
Nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên thì được gọi là Giảng viên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo
Nhà giáo có những nhiệm vụ gồm:
Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Các quyền hạn của nhà giáo bao gồm:
Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về các hành vi nhà giáo không được làm trong giao dục
Nhà giáo không được có các hành vi như sau:
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
Xuyên tạc nội dung giáo dục;
Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;
Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Quy định về thỉnh giảng của giáo viên, giảng viên
Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục sẽ mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật Giáo dục năm 2019. Nhười được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng.
Quy định dành cho giáo viên, giảng viên thỉnh giảng được quy định tại điều 69 của Luật Giáo dục năm 2019 như sau:
Điều 69. Nhiệm vụ của nhà giáo
1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Ngoài ra giáo viên, giảng viên còn phải thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tiêu chuẩn được quy định tại Điều 69 của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 như sau:
Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Hằng năm, báo cáo kết quả tự đánh giá với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
3. Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và được tham gia đấu thầu thực hiện chỉ tiêu giáo dục nghề nghiệp theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
Ngày nhà giáo Việt Nam
Căn cứ theo Điều 10 nghị định 24/2022 ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn đã được phân tích như trình bày ở trên, nhà giáo nói chung giáo viên, giảng viên nói riêng còn có những trách nhiệm quyền hạn như sau:
Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Tham gia tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Tham gia giám sát việc tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: [email protected]