Nhà đầu tư nước ngoài là gì ? Quy định pháp luật về nhà đầu tư nước ngoài

Dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, trong tình hình đó Việt Nam là quốc gia được đánh giá kiểm soát dịch Covid-19 rất tốt và trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên đều có lợi; bảo hộ quyển sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, bảo đảm đối xử công bằng và thoả đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: được tự do lựa chọn các hình thức đầu tư theo quy định của Luật đầu tư, được hưởng các biện pháp bảo đảm đầu tư, được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực và địa bàn sau đây: 1) Lĩnh vực: sản xuất hàng xuất khẩu; nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; sử dụng công nghệ cao, kĩ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; sử dụng nhiều lao động, chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam; xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng; 2) Địa bàn: địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam, không cấp phép đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực và địa bàn gây thiệt hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử văn hoá, thuần phong mĩ tục và môi trường sinh thái.

Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển trong từng thời kì, Chính phủ quy định các địa bàn khuyến khích đầu tư, ban hành danh mục dự án khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư, danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, danh mục các lĩnh vực không cấp phép đầu tư.

Chế độ pháp lí đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong các điều ước quốc tế được kí kết giữa Việt Nam với nước ngoài (các hiệp định về khuyến khích bảo hộ đầu tư, các hiệp định về thương mại và hàng hải, các hiệp định tương trợ tư pháp,…) và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam (Hiến pháp năm 1992, Luật đầu tư năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung 2002, Luật đất đai năm 2003, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1993; Luật hải quan năm 2001, Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06.3.2000 của Chính phủ quy định chỉ tiết về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học….)

1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Theo Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 về giải thích từ ngữ, thì nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa tại khoản 19 điều 3 Luật đầu tư năm 2020 như sau: “ Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”. Đồng thời, Luật còn định nghĩa, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

2. Hình thức đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 21 Luật đầu tư năm 2020 thì hiện nay có các hình thức đầu tư bao gồm: (1) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; (2) Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (3) Thực hiện dự án đầu tư; (4) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; (5) Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

2.1 Về hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Về thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp này thì thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

3.2  Hình thức đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:

Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây: a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư;b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này; c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức: a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức: mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông; mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh; mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp nêu trên.

Về thủ tục thực hiện, nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp:

(1) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

(2) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

(3) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

2.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

 Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư.Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại Luật đầu tư, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;