Nhà đầu tư là gì? Phân loại nhà đầu tư [Cập nhật 2023]

Nhà đầu tư là gì? Hiện nay, hoạt động đầu tư kinh doanh đã hình thành và phát triển hết sức mạnh mẽ. Nhờ vào các hoạt động này mà có thể đem đến nhiều lợi ích cho cá nhân, tổ chức và xã hội. Vậy nhà đầu tư là gì? Có những loại nhà đầu tư nào? Pháp luật hiện hành có quy định gì về nhà đầu tư? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi nhà đầu tư là gì nhé.

Nhà đầu tư là gì

1. Nhà đầu tư là gì?

Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì Nhà đầu tư được định nghĩa là “tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.

Vậy hoạt động đầu tư kinh doanh là gì? Đó là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Đa số các nhà đầu tư khi bỏ tiền ra thực hiện đầu tư đều nhằm mục đích thu về lợi ích kinh tế.

2. Phân loại nhà đầu tư

Như đã đề cập thì nhà đầu tư bao gồm: nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

  • Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế (tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh) có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

3. Hình thức đầu tư

Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư dưới các hình thức sau:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

  • Thực hiện dự án đầu tư;

  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

3.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đối với nhà đầu tư trong nước: Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế

  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Lưu ý: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: chia thành 02 trường hợp khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC như sau

(i) Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp:

a. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b. Có tổ chức kinh tế như điểm a nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như điểm a nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

(ii) Các trường hợp còn lại, tổ chức kinh tế thực hiện như nhà đầu tư trong nước.

3.2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài: phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây.

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như đã đề cập;

  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

3.3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế

  • Đối với hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự

  • Đối với hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.

Câu hỏi thường gặp

Nội dung hợp đồng BCC là gì?

Gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
-Tên, địa chỉ người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
-Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
-Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
-Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
-Quyền, nghĩa vụ của các bên tham, gia hợp đồng;
-Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng.
-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Cơ quan nào thực hiện quy địng về thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài?

Theo quy định của pháp luật, Chính phủ sẽ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Có mấy hình thức đầu tư?

Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư dưới các hình thức sau:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

  • Thực hiện dự án đầu tư;

  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

“Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu đơn giản là các nhà đầu tư (tổ chức cá nhân) có quốc tịch nước ngoài đầu tư vốn vào nước sở tại nhằm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Về cơ bản nhà đầu tư nước ngoài là một trong các chủ thể của tư pháp quốc tế.

Trên đây là một số thông tin pháp lý liên quan để tìm hiểu nhà đầu tư là gì. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề nhà đầu tư là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý và sử dụng các dịch vụ, hãy liên hệ với ACC chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

5/5 – (2326 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin