Nhà đầu tư là gì? Phân loại nhà đầu tư? Các hình thức đầu tư?

Nhà đầu tư là gì? Phân loại các nhà đầu tư? Quy định của pháp luật về các hình thức đầu tư? Quy định về nhà đầu tư theo quy định của Luật đầu tư năm 2014?

    Sự phát triển của nền kinh tế ngày càng lớn việc kinh doanh và áp dụng các hình thức kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển. Một trong những hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả và nguồn lợi lớn cho nền kinh tế Việt Nam ta hiện nay đó chính là các hình thức đầu tư từ nước ngoài. Các hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng được mở rộng cơ chế ngày càng thuận lợi để tạo điều kiện cho các bên đạt được những kết quả nhất định trong việc đầu tư.

    Hiện nay, cũng có quy định cụ thể theo Luật đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn chi tiết cho hoạt động đầu tư tại nước ta. Bên cạnh các khung pháp lý cụ thể rõ ràng thì các cơ quan ban ngành chuyên môn cũng phối hợp rất nhịp nhàng trong việc cấp phép, triển khai, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư để có một nền kinh tế phát triển lành mạnh.

    1. Các khái niệm và phân loại nhà đầu tư:

    Luật đầu tư năm 2014 được thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Nội dung của luật có nhiều điểm quy mới so với các quy định của Luật đầu tư năm 2005. Một trong những quy định mới đó là quy định về phân loại các nhà đầu tư. Theo quy định đó thì phân loại các hình thức đầu tư đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp như luật cũ, Theo quy định tại Luật đầu tư năm 2014 phân loại các nhà đầu tư như sau:

    – Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

     – Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

    – Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

    – Tổ chức kinh tế theo khoản 16 Điều 3 Luật đầu tư 2014 là tổ chức theo quy định pháp luật Việt Nam được thành lập và hoạt động bao gồm có các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

     – Theo khoản 18 Điều 3 Luật đầu tư 2014 Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

    Như vậy, hiện nay có ba loại nhà đầu tư là: Một là: Nhà đầu tư trong nước; Hai là: Nhà đầu tư nước ngoài; Ba là: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phân loại các nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định điều kiện và thủ tục đầu tư đối với từng đối tượng. Cụ thể, mặc dù có ba loại nhà đầu tư, song các điều kiện và thủ tục đầu tư chỉ có hai loại là: thủ tục áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước và thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài không tính đến các quy định áp dụng chung cho tất cả các loại nhà đầu tư. Do đó, các nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ áp dụng một trong hai loại thủ tục kể trên tùy vào từng trường hợp. 

    Xem thêm: Đấu thầu là gì? Đặc điểm, nguyên tắc và các phương thức đấu thầu?

    2. Các hình thức đầu tư:

    a. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

    Theo quy định thì nhà đầu tư được thực hiện thủ tục để thành lập tổ chức kinh tế theo pháp luật hiện hành. Trường hợp nếu trước khi thành lập các tổ chức kinh tế, thì nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, tiến hành thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật đầu tư năm 2014 và phải đáp ứng đủ được các tiêu chuẩn như sau:

    -) Thứ nhất là tỷ lệ quy định về sở hữu vốn điều lệ.

    -) Thứ hai là các hình thức đầu tư, cũng như phạm vi hoạt động, cùng đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.

    Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà thông qua tổ chức kinh tế được thực hiện thành lập theo quy định như trên, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo các hợp đồng.

    Các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không có bất kỳ hạn chế nào trong tổ chức kinh tế, những sẽ loại trừ các trường hợp  sau đây tại Điều 22 Luật đầu tư 2014:

    -) Theo quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty và tổ chức như một là công ty niêm yết, hai là công ty đại chúng, ba là tổ chức kinh doanh chứng khoán, bốn là các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành quy định về chứng khoán.

    -) Theo quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc trong các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu theo các hình thức khác để thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần tại Việt Nam.

    -) Theo quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định như 2 trường hợp trên thì được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.

    b. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

    Theo quy định thì tổ chức kinh tế cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và tiến hành thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp như sau:

    – Nếu nhà đầu tư nước ngoài theo quy định nắm giữ lớn hơn hoặc bằng 51% vốn điều lệ hoặc có đa số các thành viên hợp danh là những cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh;

    – Nếu tổ chức kinh tế quy định vừa nêu theo quy định trên này nắm giữ lớn hơn hoặc bằng 51% vốn điều lệ

    – Nếu nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định  nêu trên này nắm giữ lớn hơn hoặc bằng 51% vốn điều lệ.

    Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định vừa nêu ở trên thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

    Trong trường hợp mà có dự án đầu tư mới thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mới mà có thể thực hiện thủ tục và triển khai dự án đầu tư đó.

    c. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

    Nhà đầu tư theo quy định thì được thực hiện các quyền như quyền góp vốn, quyền mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật đầu tư năm 2014.

    – Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

    Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật thì được góp vốn vào tổ chức kinh tế thì theo các hình thức quy định như sau:

    -) Góp vốn vào loại hình doanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

    -) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần theo quy định luật doanh nghiệp.

    -) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định nêu trên.

    Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:

    -) Mua cổ phần của doanh nghiệp là công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

    -) Mua phần vốn góp của các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

    -) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

    -) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định nêu trên.

    Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức nêu trên phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật đầu tư 2014.

     – Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

    Nhà đầu tư thực hiện thủ tục trong các trường hợp sau đây:

    -) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

    -) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư năm 2014 nắm giữ lớn hơn hoặc bằng 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế.

    Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật đầu tư gồm:

    -) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

    -) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

    Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    -) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

    -) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật đầu tư năm 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    d. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

    Theo quy định hiện hành thì nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện ký kết hợp đồng PPP với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.

    đ. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

    Theo quy định pháp luật thì hợp đồng BCC được thực hiện ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước tiến hành thực hiện theo Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định pháp luật tại Điều 37 của Luật đầu tư năm 2014 hợp đồng BCC được giao kết thực hiện giữa nhà đầu tư trong nước cùng nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Những bên khi tham gia hợp đồng này sẽ có quyền tự do thỏa thuận các nội dung khác nhau mà không trái với quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung hợp đồng BCC gồm có các thông tin như sau:

    -) Thông tin về tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

    -) Quy định các mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

    -) Đóng góp của các bên tham gia trong hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

    -) Thơi gian tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

    -) Quy định vê quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

    -) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

    -) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

    phan-loai-nha-dau-tu-theo-quy-dinh-cua-luat-dau-tuphan-loai-nha-dau-tu-theo-quy-dinh-cua-luat-dau-tu

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Xem thêm: Các hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

    3. Thủ tục thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư:

    a. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

     Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014 như sau:

    – Dự án chịu ảnh hưởng, tác động lớn đến môi trường hoặc có nguy cơ tiềm ẩn các khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lớn hơn hoặc bằng 50 héc ta; rừng phòng hộ đầu nguồn lớn hơn hoặc bằng 50 héc ta; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường lớn hơn hoặc bằng 500 héc ta; rừng sản xuất lớn hơn hoặc bằng 1.000 héc ta.

    – Sử dụng đất mà có yêu cầu thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước theo quy định là từ hai vụ trở lên với quy mô lớn hơn hoặc bằng 500 héc ta;

    – Thực hiện việc di dân tái định cư lớn hơn hoặc bằng 20.000 người tại khu vực miền núi, và lớn hơn hoặc bằng 50.000 người tại các vùng khác;

    – Dự án mà có yêu cầu cần phải áp dụng các cơ chế và chính sách đặc biệt cần khi được Quốc hội quyết định.

    b. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

    Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án như sau:

    + Các dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

    -) Di dân tái định cư lớn hơn hoặc bằng 10.000 người tại miền núi, lớn hơn hoặc bằng 20.000 người tại vùng khác;

    -) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

    -) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

    -) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

    -) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

    -) Sản xuất thuốc lá điếu;

    -) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

    -) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

    + Dự án không thuộc các trường hợp vừa nêu trên có quy mô vốn đầu tư lớn hơn hoặc bằng 5.000 tỷ đồng.

    + Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;

    + Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

    c. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

    -) Dự án quy định Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông hình thức qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

    -) Dự án có sử dụng các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật hiện hành về chuyển giao công nghệ.

    -) Dự án đầu tư quy định nêu trên nếu thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

    Xem thêm: Các hình thức đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013

    4. Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

    “Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu đơn giản là các nhà đầu tư (tổ chức cá nhân) có quốc tịch nước ngoài đầu tư vốn vào nước sở tại nhằm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Về cơ bản nhà đầu tư nước ngoài là một trong các chủ thể của tư pháp quốc tế.

    Theo giáo trình tư pháp quốc tế của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, trong tư pháp quốc tế, chúng ta có khái niệm người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài. Người nước ngoài trong một số nước được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các thể nhân nước ngoài và pháp nhân nước ngoài. Theo nghĩa hẹp, người nước ngoài dùng để chỉ những cá nhân nước ngoài, tức là những người cụ thể tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế với tư cách là những chủ thể cơ bản của các quan hệ Tư pháp quốc tế.

    Trong pháp luật chuyên ngành về đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài là một thuật ngữ chỉ cá nhân, pháp nhân nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại một nước khác. Các hiệp định đầu tư quốc tế không có khái niệm về “nhà đầu tư nước ngoài” nhưng xuất hiện khái niệm “nhà đầu tư” trong các điều ước này giới hạn là các chủ thể có các hoạt động đầu tư trên lãnh thổ của quốc gia thành viên khác. Các chủ thể “nhà đầu tư” trong các điều ước quốc tế được chia thành hai loại bao gồm: (1) Thể nhân: xác định theo quốc tịch, nơi cư trú; và (2) Thực thể pháp lý xác định theo nơi thành lập, nơi có trụ sở chính hay nơi có hoạt động kinh doanh chủ yếu. Như vậy với nghĩa hiểu: nhà đầu tư của nước này được coi là nhà đầu tư nước ngoài của nước thành viên khác. Ví dụ: đối với BIT giữa Nhật Bản – Jodan (2018), Điều 1 (b) quy định thuật ngữ “nhà đầu tư của một bên ký kết” có nghĩa là: (i) một thể nhân có quốc tịch của Bên ký kết đó phù hợp với luật pháp và quy định của Bên ký kết đó; hoặc (ii) một doanh nghiệp của Bên ký kết đó; đang thực hiện hoặc đã đầu tư vào Khu vực của Bên ký kết kia.

    Đa số các quốc gia đều ghi nhận phân biệt nhà đầu tư nước ngoài theo tiêu chí quốc tịch. Theo pháp luật Indonesia “Nhà đầu tư nước ngoài” là một công dân nước ngoài, một thực thể kinh doanh nước ngoài hoặc một chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Indonesia (Khoản 6 Điều 1 Luật Đầu tư Indonesia). Trong khi đó, pháp luật đầu tư Hàn Quốc xác định “Người nước ngoài” trong luật này là người có quốc tịch nước ngoài hoặc doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật có liên quan của nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp nước ngoài”) hoặc một tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế được mô tả trong Nghị định của Tổng thống; và “Nhà đầu tư nước ngoài”: là người nước ngoài đang sở hữu cổ phần theo điều kiện quy định bởi Luật khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Hàn Quốc (Điều 2).

    Như vậy, Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là: (i) Là thể nhân, thực thể pháp lý nước ngoài được xác định theo quốc tịch, nơi cư trú, nơi thành lập hoặc nơi hoạt động. (ii) Thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước sở tại bằng nguồn vốn của mình.