Nhà cao tầng và những quy chuẩn cần lưu ý trong thiết kế | Mogi.vn
Nhà cao tầng cần quan tâm đến những thông số kỹ thuật nào khi xây dựng? Cần lưu ý những gì khi thiết kế và thi công? Bài viết này của Mogi sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý quan trọng trong thiết kế nhà cao tầng.
Nhà cao tầng và định nghĩa cụ thể nhất
Nhà cao tầng dần trở thành xu hướng hiện nay
Nhà cao tầng là nhà được thiết kế và xây dựng dưới dạng các tầng. Đây là kiểu nhà phổ biến nhất ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Có thể thấy rằng đây là kiểu nhà được thiết kế và xây dựng với nhiều tầng mang lại sự tiện nghi. Đặc biệt thích hợp với những mảnh đất nhỏ bởi có thể giúp tiết kiệm diện tích xây dựng. Và tiết kiệm chi phí thi công xây dựng cho nhà ở tại các khu đô thị lớn.
Nhà cao tầng có đặc điểm gì cần lưu ý?
Trước khi bắt tay vào xây dựng, chủ thầu, nhà đầu tư và chủ sở hữu cần thống nhất với nhau các điều sau để đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công.
Đầu tiên, các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ phải được đảm bảo tuân thủ trong quá trình xây dựng và thiết kế nhà.
Thứ hai không thể không nhắc đến các yếu tố khác liên quan đến kết cấu và cấu trúc của nhà:
- Chiều cao của mỗi tầng nhà
- Mặt bằng nhà cao tầng
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng
- Tổ hợp tải trọng nhà cao tầng
- Kết cấu nhà cao tầng
Kết luận lại, trước khi xây dựng, chủ nhà cần phải kiểm tra và đảm bảo quy định về an toàn cháy nổ trong mọi trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, phải cam kết và thường xuyên quan sát về vấn đề an toàn lao động. Và cuối cùng, là thống nhất và bàn bạc rõ ràng với chủ đầu tư xây dựng và bên phía đơn vị thi công về kết cấu, kiểu dáng và thiết kế mình mong muốn. Ba yếu tố trên chính là điểm mấu chốt cho một căn nhà đẹp.
Những quy chuẩn trong thiết kế và xây dựng nhà cao tầng
Các quy chuẩn cần lưu ý khi xây nhà cao tầng
Trong thiết kế và xây dựng các tòa nhà có lầu cao. Bạn phải thật cẩn thận với từng chi tiết để giúp ngôi nhà của mình thêm hoàn thiện. Từ kiến trúc đến cơ sở hạ tầng và công năng, thẩm mỹ,… Tất cả đều phải được để tâm, chăm chút.
Cầu thang bộ cần phải tuân theo những quy định nào?
Cầu thang là chi tiết cần được quan tâm nhiều nhất. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng và thiết kế các công trình cao tầng. Cầu thang không chỉ là nơi giúp bạn đi lại dễ dàng. Cũng là nơi giúp bạn thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài yếu tố phong thủy, cầu thang cho nhà cao tầng phải thực hiện được công năng chính của mình.
Ngoài hệ thống thang máy, việc sử dụng cầu thang bộ là vô cùng cần thiết. Cầu thang bộ đảm bảo yếu tố an toàn tính mạng cho gia đình bạn.
-
Vị trí của cầu thang là bên ngoài hoặc bên trong căn hộ. Và có ít nhất 2 cầu thang trong một tòa nhà.
-
Cầu thang bộ nên được bố trí gần thang máy hoặc một nơi ở vị trí dễ nhìn thấy nhất. Để tạo được sự thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển của bạn.
-
Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang cho nhà có lầu cao. Các yếu tố chức năng phải được đảm bảo. Đối với việc cung cấp yếu tố phong thủy cho ngôi nhà. Ý kiến của các kiến trúc sư cũng rất cần được lắng nghe và tham khảo. Để có được một thiết kế cầu thang hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.
Bố trí cầu thang trong nhà
>>> Tham khảo thêm: Cầu thang dọc nhà – Bố trí thế nào để hợp phong thủy?
Kết cấu nhà cao tầng cần lưu ý gì về quy chuẩn thiết kế?
Tiêu chuẩn về kết cấu nhà cao tầng cũng là một điều được quan tâm. Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng công trình. Hạ tầng tốt sẽ giúp ngôi nhà có tuổi thọ lâu hơn.
Các tiêu chuẩn thiết kế về cấu trúc hạ tầng ngôi nhà được yêu cầu như sau:
-
Nhà cao tầng được thiết kế đa dạng về công năng, đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
-
Đảm bảo các yếu tố về phong thủy, một thiết kế nội thất khoa học và hiệu quả.
-
Đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
-
Các tòa nhà cao tầng nên được thiết kế với ánh sáng tự nhiên. Tạo cảm giác thông thoáng không gian. Để ngôi nhà tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên. Ngôi nhà có ánh sáng tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình.
-
Móng nhà cũng phải xây kiên cố, cẩn thận mới có thể chịu được tải trọng lớn của các tầng nhà. Để nhằm hạn chế việc xập xệ, xuống cấp sau thời gian dài sử dụng.
-
Thiết kế phải đảm bảo yếu tố an toàn, chống ồn, cấp thoát nước tốt. Kết nối với các tiện ích ngoại khu, thuận tiện trong cuộc sống.
Kết cấu điển hình của nhà cao tầng
Về mặt kỹ thuật, thiết kế nhà cao tầng cần tuân theo các tiêu chuẩn nào?
Lan can của nhà cao tầng có cần tuân theo quy chuẩn kỹ thuật hay không?
Chiều cao lan can nhà có lầu cao luôn là trăn trở của rất nhiều gia chủ khi chuẩn bị xây dựng. Xây lan can cao bao nhiêu mới đảm bảo được sự an toàn của gia đình trong khi sử dụng?
Lan can cho nhà có lầu cao thông thường có độ cao từ 900cm trở lên mới đảm bảo an toàn. Được làm bằng kính cường lực để tránh xảy ra trường hợp tai nạn không mong muốn,…Với chiều cao này, bạn sẽ yên tâm hơn khi gia đình có con nhỏ. Người lớn tuổi trong nhà cũng được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Chất liệu của lan can cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu, đa dạng từ mẫu mã đến giá tiền. Tuy nhiên, sử dụng kính cường lực để làm lan can cho nhà có lầu cao là lựa chọn tốt nhất. Loại vật liệu này giúp ngôi nhà của bạn trông thông thoáng và rộng rãi hơn. Nhờ đặc điểm trong suốt nên tận dụng được ánh sáng tự nhiên.
Đối với các loại nhà cao tầng có từ 9 tầng trở lên thì chiều cao lan can cũng có sự điều chỉnh. Thông thường lan can phải đạt 1400cm mới đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Lan can nhà cao tầng
Thiết kế cửa sổ nhà cao tầng được quy định như thế nào
Đối với các tòa nhà có lầu. Cửa sổ phải chịu được áp lực lớn từ các tác nhân như gió, mưa,… Cửa sổ trong nhà phải được thiết kế kiên cố bằng vật liệu tốt. Chịu được nhiệt và áp suất cao.
Các yêu cầu tiêu chuẩn về thiết kế cửa sổ nhà có lầu cao được quy định như sau:
-
Việc thiết kế cửa sổ của các tòa nhà có lầu cần đảm bảo yếu tố phong thủy. Cửa có vai trò rất quan trọng trong diện mạo tổng thể của một ngôi nhà. Quan niệm phong thủy cho rằng nó có ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của gia chủ. Người ta đánh giá cao ngôi nhà có cửa sổ kích thước tốt, hợp phong thủy. Sẽ mang đến sự thịnh vượng, thành công cho chủ nhân. Tùy theo diện tích nhà mà ngôi nhà sẽ có những kích thước cửa sổ riêng.
-
Đối với nhà cao tầng, nhìn chung có hai loại cửa sổ chính. Đó là loại cửa sổ có 2 cánh cửa và loại có 4 cánh cửa. Tùy theo yếu tố thẩm mỹ và công năng mà có các loại cửa sổ khác nhau.
Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp thoát nước nhà cao tầng là gì?
Tiêu chuẩn thiết kế cấp thoát nước nhà cao tầng cũng quan trọng không kém trong việc giúp ngôi nhà thực hiện được chức năng mà nó cần. Hệ thống cấp thoát nước phải được đầu tư đúng mức.
Yêu cầu tiêu chuẩn thiết kế cấp thoát nước nhà cao tầng là gì?
-
Hệ thống cấp thoát nước của tòa nhà cao tầng phải đáp ứng cung cấp 24/24 giờ
-
Hệ thống cấp thoát nước của các tòa nhà có lầu
cao nên đáp ứng được nhu cầu của gia chủ mà không bị tắc nghẽn hay rò rỉ nước trong quá trình sử dụng.
-
Đảm bảo công năng sử dụng, dễ dàng tháo lắp, dễ dàng thay đổi sửa chữa trong quá trình sử dụng.
-
Đảm bảo sự tiện dụng và thẩm mỹ cho ngôi nhà.
-
Xây dựng đường ống nước trong nhà phù hợp và thiết thực nhất có thể.
Lưu ý về hệ thống dẫn nước trong nhà
Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở cao tầng mới nhất được quy định thế nào?
Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng phải tính đến các chỉ tiêu kỹ thuật dưới đây:
-
Các yếu tố công năng và thẩm mỹ của ngôi nhà phải được đảm bảo trong quá trình xây dựng sao cho giống với bản vẽ kỹ thuật đã đưa ra trước đó.
-
Trong quá trình thiết kế nhà cần đảm bảo các chi tiết như cầu thang, cửa sổ, cửa chính phù hợp với phong thủy và có tính thuận tiện lớn trong sử dụng.
-
Đặc biệt đối với những cửa sổ cần chịu áp lực lớn thì nên sử dụng các vật liệu như kính cường lực, nhôm để chịu áp lực tốt hơn.
-
Cầu thang cần được bố trí ở vị trí dễ nhìn và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hàng ngày và các trường hợp cấp thiết khác.
-
Ngoài ra, ngôi nhà của bạn cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ kết hợp với phong thủy. Yếu tố phong thủy phải được đặt lên hàng đầu khi thiết kế bản vẽ kỹ thuật. Để tránh phải sửa đổi bản vẽ trong tương lai.
Quy trình xây dựng nhà cao tầng mà bạn nên biết
Và sau đây là quy trình chuẩn trong xây dựng và thiết kế nhà cao tầng để chủ sở hữu nắm bắt kịp tiến độ và có những sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình thi công.
Giai đoạn 1: Thảo luận và thống nhất về quá trình xây dựng
Bước đầu tiên chính là cột mốc quan trọng cần lưu ý và cân nhắc kỹ càng. Ở bước này, cần sự thống nhất và bàn luận nghiêm túc từ các phía tham gia xây dựng để cho ra thành phẩm hoàn mỹ nhất.
Đối với các phía nhân sự khác, các yếu tố như giấy tờ pháp lý, trao đổi với phía chủ cung cấp vật liệu xây dựng phải được sắp xếp ổn thỏa và chỉn chu. Tránh trường hợp gặp các sự cố ngoài ý muốn và phải hoãn việc xây dựng vì những điều đã được hoạch định từ trước.
Chuẩn bị kỹ càng cho quá trình xây nhà
Giai đoạn 2: Tiến hành xây dựng móng nhà cao tầng
Trong bước này, phía thi công xây nhà sẽ tiến hành khảo sát phần móng nền của nhà cao tầng bằng kết cấu thép.
Tiếp đến, những chiếc cọc đầu tiên sẽ được ép xuống nhằm mục đích kiểm tra và thử nghiệm mẫu. Khi việc ép cọc mẫu thử diễn ra thuận lợi thì việc ép cọc đại trà sẽ được thực hiện ngay sau đó để đảm bảo tiến độ xây dựng.
Xử lý nền móng căn nhà cao tầng
Giai đoạn 3: Xây dựng và đổ móng nhà
Sau quá trình ép cọc, đơn vị xây dựng sẽ tiến hành làm móng nhà cho nhà cao tầng. Để tiến hành làm, bên phía đơn vị thi công sẽ đào hố đổ bê tông móng và hố cho các đường ống chất thải như bể phốt, bể ngầm và hố ga.
Sau khi hoàn thành sẽ bắt đầu đổ móng. Giai đoạn này được xem là một trong những bước kỳ công và cần sự tỉ mỉ từ phía nhà thầu và thợ xây nhà. Bởi để đạt được một nền móng nhà kiên cố và vững chắc theo thời gian thì móng nhà đóng yếu tố then chốt.
Kiên cố nền móng vững chắc để chịu lực tốt
Giai đoạn 4: Xây dựng kết cấu bên trong nhà
Các công đoạn làm thân nhà cao tầng sẽ bao gồm việc xây dựng thiết kế và hoàn thiện các chi tiết bên trong nhà. Đây sẽ là các bước điển hình cho việc xây nhà cao tầng cho tầng 1:
- Dựng cột và sàn bê tông với chất liệu cốt thép cho tầng 1
- Trải vữa và xây tường cho tầng 1
- Bắt đầu tiến hành xây dựng và thiết kế chi tiết bên trong theo bảng thiết kế
- Dựng sườn trụ của cầu thang
- Báo cáo với chủ nhà và đánh giá quá trình và kết quả xây dựng
Tương tự thực hiện các việc trên cho tầng 1,2,3,…
Giai đoạn 5: Thi công phần mái nhà
Mái nhà có chức năng quan trọng đối với tổng thể căn nhà vì thế sự chuyên nghiệp và khả năng xây dựng của đơn vị xây nhà sẽ thể hiện ngay ở điểm này rất rõ.
Đảm bảo chất liệu xây dựng chống chịu tốt với các tác động của thời tiết như nắng, mưa, bão,… và các va đập vật lý khác. Ngoài ra, chủ nhà và chủ xây nhà phải thống nhất kiểu dáng và thiết kế ban đầu để mái nhà đồng nhất với toàn bộ chi tiết của nhà cao tầng tiêu chuẩn thiết kế.
Hoàn thiện phần mái bằng chất liệu tốt nhất
Giai đoạn 6: Hoàn thiện những chi tiết còn lại
Ở bước này, nhà thầu và các đơn vị xây dựng liên quan sẽ đảm bảo cấu trúc nội thất trong nhà theo như bàn luận trong giai đoạn 1. Nếu có sự thay đổi nào thì việc này sẽ trao đổi lại với chủ nhà và thống nhất. Bước này cần sự trao đổi trực tiếp từ các phía để ngoại thất và nội thất của nhà nhiều tầng có sự liên kết về màu sắc, chi tiết và hình ảnh tượng trưng.
Giai đoạn 7: Vệ sinh căn nhà và bàn giao cho chủ sở hữu
Khi đã hoàn thành các giai đoạn trên, ở bước cuối, phía chủ đơn vị xây dựng sẽ vệ sinh và bàn giao tòa nhà theo đúng như tiến độ.
Bước này tuy là bước kết thúc cho một chặng đường dài thi công nhưng lại là bước khởi đầu cho những hành trình mới diễn ra trong nhà. Vì thế hãy đảm bảo nhà được bàn giao bởi chủ thầu sạch đẹp và đúng như mong đợi của người chủ nhân căn nhà.
Hoàn thành bàn giao dự án
Những lưu ý khi thiết kế nhà cao tầng để có không gian sống lý tưởng
Khi thiết kế nhà có lầu cao có rất nhiều điều cần lưu ý. Những điều cần lưu ý này là để ngôi nhà của bạn được hoàn thiện nhất. Qua đó mang lại cho cả gia đình bạn không gian sống ấm cúng, lý tưởng.
Đảm bảo an toàn khi thi công và đảm bảo công năng sử dụng
Phải luôn đảm bảo an toàn khi thi công. Đảm bảo các chức năng của ngôi nhà trong quá trình xây dựng. Bạn nên thường xuyên theo dõi tiến độ thi công của công trình để có sự điều chỉnh hợp lý và kịp thời nhất trong quá trình thi công.
Tính toán và suy xét nhiều yếu tố để hạn chế chi phí phát sinh không cần thiết
Để giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng, bạn nên tính đến những thay đổi trong quá trình thi công. Chỉ sửa đổi khi cần thiết nhất. Tránh những điều chỉnh liên quan đến yếu tố phong thủy mà bạn đã thiết kế sẵn.
Trong quá trình thi công sẽ có nhiều thay đổi vì trên thực tế bản vẽ kỹ thuật không thể hoàn hảo 100% so với thực tế. Do đó không thể tránh khỏi sai sót và chỉnh sửa trong quá trình thi công. Chính vì vậy bạn nên hạn chế những phát sinh không đáng có để giúp gia đình giảm thiểu chi phí.
Tính toán kỹ lưỡng chi phí xây nhà
Có kế hoạch rõ ràng ngay từ lúc chuẩn bị ban đầu
Có một kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu, bạn nên lên kế hoạch xây dựng ngôi nhà của mình sớm từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu, kiểu dáng của ngôi nhà và các yếu tố khác. Luôn đảm bảo ngôi nhà của bạn nhất quán từ thiết kế, xây dựng đến hoàn thiện. Việc lập kế hoạch xây dựng nhà này là sự chuẩn bị tốt nhất để đảm bảo dự án của bạn chạy trơn tru với ít trục trặc.
Trong quá trình đô thị hóa ngày càng cao, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp. Nhà cao tầng được coi là sự lựa chọn hàng đầu tại các khu vực trung tâm nhằm tiết kiệm diện tích và cải thiện không gian sống một cách hiệu quả. Với những thông tin về tiêu chuẩn xây dựng nhà cao tầng hy vọng sẽ giúp bạn tìm được sự lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà của mình.
>>> Tham khảo thêm: Lên kế hoạch xây nhà như thế nào để vẹn toàn nhất?
Một số mẫu nhà cao tầng đẹp dành cho bạn
Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện cũng như nhiều sự lựa chọn trong việc thiết kế ngôi nhà cao tầng trong mơ.Sau đây sẽ là một số mẫu nhà cao tầng đẹp đặc biệt dành riêng cho kiến trúc nhà cao tầng. Bạn có thể tham khảo thêm trước khi ra quyết định cuối cùng.
Mẫu nhà đẹp cao 6 tầng 60m2
Kiểu nhà cao 6 tầng
Mẫu nhà phố cao 5 tầng kết hợp kinh doanh
Nhà cao tầng kết hợp kinh doanh
>>> Tham khảo thêm: Nhà phố mái ngói: Những mẫu nhà phố hot nhất hiện nay
Mẫu nhà cao tầng 4x10m đơn giản
Mẫu nhà cao tầng diện tích nhỏ 4x10m
Mẫu nhà cao 3 tầng hiện đại cao 3 phòng ngủ
Mẫu nhà 3 tầng lầu sang trọng và hiện đại
Mẫu nhà 2 tầng mái tôn độc đáo
Mẫu nhà 2 tầng hiện đại với mái tôn phá cách
Mẫu nhà ống cao 3 tầng tân cổ điển đẹp
Mẫu nhà cao tầng cổ điển
Kết luận
Mong rằng trong thời gian không xa, những chủ nhà tương lai sẽ sở hữu cho riêng mình những ngôi nhà cao tầng như mơ đạt đủ tiêu chuẩn yêu cầu cùng với sự kiên cố theo thời gian. Còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay chuẩn bị để xây dựng tổ ấm của chính mình ngay hôm nay.
>>> Xem thêm:
Bảo Nghi – Content Writer