Nhà báo là gì? Những công việc của người làm báo
Nhà báo là các tên quen thuộc với xã hội của chúng ta. Bất kể là ở đất nước nào thì nghề nhà báo tồn tại và phát triển rất mạnh mẽ, là một trong những nghề được xã hội trọng vọng bởi nghề này nắm trong tay dư luận và mọi nguồn thông tin. Hãy tìm hiểu về nghề nhà báo là gì và những thông tin liên quan đến nghề nhà báo để hiểu hơn về nghề nhé.
1. Hiểu hơn về nghề nhà báo
Nghề nhà báo là nghề hot trong xã hội, xã hội càng hiện đại thì nghề nhà báo lại càng được chú trọng. Những người làm báo là những người tri thức, được đào tạo sâu về chuyên môn và nghiệp vụ. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về nghề nhà báo là gì? Những điều cần biết từ nghề nhà báo giúp các bạn nhanh chóng tìm kiếm cho mình một cơ hội nghề nghiệp.
Nhà báo là những người làm công việc đưa tin chuyên nghiệp, họ có nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin, sau đó xác minh tính xác thực của thông tin, đánh giá thông tin để đảm bảo tính đúng của thông tin. Nhà báo sẽ đi lấy các thông tin hàng ngày, hàng giờ để cung cấp các tin tức nóng hổi cho dư luận thông qua các loại hình báo giấy, truyền hình phát thanh…
Nghề báo là một trong những nghề nhạy cảm nhất của xã hội từ xưa tới nay, vừa đóng vai trò chính trị – văn hóa – xã hội, vừa phản ánh nhiều hiện trạng đời sống con người. Cùng với đó, báo chí mang khuynh hướng rất rõ ràng, cho dù các thông tin, tin tức có được tuyên bố rộng rãi hay không thì môi tờ báo, các tin tức truyền hình… đều đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của một tổ chức, tầng lớp nào đó.
Đối với báo chí của nước Việt Nam thì chính là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu phản ánh hiện thực đời sống xã hội, chính là cơ quan ngôn luận của Đảng, của các tổ chức xã hội, của Nhà nước… nói lên tiếng nói của người dân.
>> Ứng tuyển việc làm Cao Bằng mới nhất tại đây để tìm được một công việc mới nhất và nhanh nhất.
2. Những công việc của nghề nhà báo là gì?
Nghề báo là từ để báo quát rất nhiều lĩnh vực công việc khác nhau có cùng tính chất, các bạn hoàn toàn có cơ hội để lựa chọn một vị trí việc làm báo chí phù hợp với mình thông qua những tin tuyển dụng báo chí mới nhất. Trước tiên hãy cùng xem nghề làm báo có những công việc gì? Bạn phù hợp với công việc nào?…
2.1. Phóng viên
Phóng viên là công việc của một bộ phận trong các cơ quan báo chí. Phóng viên làm các công việc như đi săn tin, quay phim, chụp ảnh, viết tin… Những người làm công việc phóng viên sẽ có nhiệm vụ xây dựng đề cương báo chí, thực hiện viết các tin tức theo sự phân công của cấp trên (Ở đây là Trưởng ban biên tập) và chịu trách nhiệm về những tin tức và bài viết mà mình viết ra.
Phóng viên làm việc tại các tòa soạn, các phòng ban, bộ phận chuyên môn tại tòa soạn, bao gồm: Ban Kinh tế, Văn xã, Khoa học, Pháp luật… tùy vào từng nội dung cũng như đường lối của mỗi tờ báo.
Xem thêm: Giải nghĩa mass media là gì và cơ hội việc làm trong tương lai
Tuyển phóng viên
Trong lĩnh vực phóng viên, các bạn còn được chia làm 2 lĩnh vực khác nhau đó là Phóng viên thường trú và phóng viên ảnh:
2.1.1. Phòng viên thường trú
Phóng viên thường trú: Là đại diện có thẩm quyền trong một khoảng thời gian nhất định của một tòa soạn báo, hãng truyền hình, đài phát thanh… tại một địa bàn trong hay ngoài nước để có thể theo dõi, phản ánh một cách kịp thời những thông tin, sự kiện cũng như những vấn đề xảy ra trên địa bàn mà phóng viên đang cư trú để đưa tin tức lên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Để làm tốt nhiệm vụ được giao, các phóng viên thường trú ngoài những kiến thức chuyên ngành, thành thạo về ngôn ngữ khác nhau… các phóng viên thường trú còn cần phải có sự am hiểu về địa bàn đang tìm hiểu: địa hình, văn hóa, bản sắc, phong tục tập quán, truyền thống, lịch sử, pháp luật…
Việc làm phóng viên thường trú
2.1.2. Phóng viên ảnh
Phóng viên ảnh: Là những người phụ trách ghi lại, xử lý các hình ảnh… trong các cơ quan báo chí, các phóng viên ảnh được đào tạo nghiệp vụ báo chí, có chuyên môn cũng như kỹ thuật về ảnh để có thể chụp những bức ảnh có ý nghĩa, chất lượng, mang đậm chất thông tin báo chí.
Việc làm phóng viên ảnh
2.2. Biên tập viên
Biên tập viên có nhiệm vụ đúng như cái tên của nó, đó chính là biên tập, đảm bảo và nâng cao chất lượng của tin tức, bài báo, báo in nâng cao tính nghệ thuật của bài báo, điều chỉnh hài hòa những bản thảo, tin tức, hình ảnh của bài báo do các phóng viên và các cộng tác viên thực hiện.
Biên tập viên sẽ khai thác các nguồn tài liên, tin tức, các bài viết, các đề tài… theo các định hướng và kế hoạch của tòa soạn báo. Người biên tập viên nâng cao chất lượng về nội dung, chịu trách nhiệm về nội dung cũng như các bản thảo, đưa ra nhận xét về kỹ thuật, hình thức trình bày, tính thẩm mỹ của bài báo…
Các biên tập viên thường sẽ làm việc ở các tòa soạn báo nhiều hơn so với các phóng viên. Tuy nhiên, với xã hội phát triển nhanh chóng, hiện đại như hiện nay thì các biên tập viên cũng năng nổ đi ra ngoài thực tế để săn tin tức, viết bài và tự biên tập chính tin tức của mình viết ra.
Việc làm biên tập viên
2.3. Thư ký tòa soạn
Thư ký tòa soạn là một trong những địa diện, là cánh tay phải của tổng biên tập các tòa soạn báo, đứng sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Thư ký tòa soạn là người có nghiệp vụ, trình độ và chuyên môn giỏi trong lĩnh vực báo chí, có kinh nghiệm làm việc trong nghề báo, có sự nhạy cảm với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội.
Đồng thời, Thư ký tòa soạn phải am hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan để tạo ra được một tin bài chất lượng như: hiểu rõ quy trình làm báo, viết báo, am hiểu các lỗi kỹ thuật, mà ma két, đính chính các lỗi trên mặt báo ngay khi xuất hiện.
Thư ký tòa soạn làm việc chủ yếu trong các tòa soạn mà ít ra ngoài thực tế để săn tin, nhận các tin tức nóng hổi từ các phóng viên, các biên tập viên… Họ thường xuyên phải đối diện với áp lực công việc, khối lượng công việc lớn và đặc biệt là theo sát từng tin từng bài báo được xuất bản hàng ngày.
Việc làm thư ký tòa soạn
2.4. Tổng biên tập
Tổng biên tập là người đứng đầu tại các cơ quan báo chí, là vị lãnh đạo của các tổ chức và giáo dục đoàn thể của tòa soạn, là người xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết nội bộ, nhằm xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và thân thiện với các độc giả.
Các tổng biên tập là người chịu trách nhiệm chính về mặt nội dung và tư tưởng, hình thức của tờ báo đó. Tổng biên tập là vị trí được Cơ quan chủ quản bổ nhiệm bằng văn bản có tính pháp lý.
3. Những tố chất mà một nhà báo cần có
Nghề nhà báo được xã hội trọng vọng, được rất nhiều người lựa chọn cũng như là niềm mơ ước của các bạn trẻ năng động. Để làm tốt công việc và trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, tài giỏi thì các bạn cần phải tìm hiểu về những tố chất cần có của các nhà báo. Dưới đây là những tố chất mà các nhà báo chuyên nghiệp cần có.
3.1. Trung thực, năng động là tố chất quan trọng
Làm báo, trước hết người làm báo cần rèn cho mình đức tính từ trong đạo đức nghề nghiệp. Sự trung thực chính là yếu tố cốt lõi để giúp bạn đứng vững trong nghề và cũng làm nên nhiều yếu tố khác của nghề nhà báo. Những người làm báo cần có trong mình sự nhiệt huyết, luôn thích tìm tòi và kiên trì trong công việc.
3.2. Chịu được áp lực trong công việc
Nghề báo tuy được vinh danh, nhưng cũng lại là nghề có quá nhiều áp lực trong công việc. Các nhà báo phải sống hết mình vì công việc, dành nhiều thời gian cho công việc, chịu trách nhiệm với các thông tin mà mình đưa ra. Người làm báo chịu áp lực từ cấp trên, từ dư luận, sự cạnh tranh giữa các tòa soạn báo.
3.3. Có niềm đam mê viết lách
Những người làm nghề báo cần phải có đam mê đối với viết, sau khi đã săn được tin tức thì cần có khả năng biến tin tức đó thành một bài văn thực sự hấp dẫn, thu hút người đọc. Đam mê viết lách và cần phải có trình độ chuyên môn nữa thì mới có thể tạo ra được bài báo chất lượng, thu hút số lượng độc giả lớn đón đọc.
3.4. Phẩm chất chính trị vững vàng, trong sáng
Người làm báo cần có tư tưởng trong sáng, không đánh giá vấn đề phiến diện. Nhà báo cần phải có cái nhìn khách quan, sáng tỏ và nhận định vấn đề một cách rõ ràng, viết trung thực, không sử dụng lời văn mang tính bạo động gây ảnh hưởng tới tình hình chính trị của đất nước.
4. Nhà báo làm việc ở đâu?
Nhiều bạn trẻ có mong muốn được trở thành nhà báo cũng có thắc mắc về nơi làm việc của các nhà báo sau khi tốt nghiệp. Dưới đây sẽ là những bật mí dành cho các bạn để các bạn nắm được địa điểm làm việc của nhà báo.
4.1. Làm việc tại Tòa soạn, đài truyền hình, đài phát thanh
Các nhà báo thường được làm việc tại các tòa soạn báo, đài truyền hình, đài phát thanh. Các nhà báo thường bắt đầu công việc và nghề nghiệp của mình với công việc của một phóng viên, đi lấy tin về để viết bài, sau khi có kinh nghiệm làm việc một vài năm thì mới có thể trở thành biên tập viên.
Tùy vào từng mục đích, các đối tượng và nội dung của tờ báo, các loại hình báo chí mà các nhà báo được phân cụ thể về các ban và tiêu ban trong nghề với nhiều chức danh khác nhau.
Có thể bạn quan tâm: Tin tức tuyển dụng việc làm Long An với vô số công việc hot nhất và mới nhất tại đây.
4.2. Làm việc tại các cơ quan chỉ đạo hoặc quản lý Nhà nước
Ngoài tòa soạn, đài truyền hình, đài phát thanh thì các bạn cũng có thể làm việc các tại cơ quan chỉ đạo, quản lý Nhà nước về báo chí, tùy vào từng khả năng và kinh nghiệm của từng người mà các bạn có thể làm việc tại các cơ quan sau:
-
Làm việc tại Vụ báo chí, tại Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.
-
Ban Tuyên giáo của tỉnh ủy, thành ủy, quận ủy hay huyện ủy.
-
Làm việc tại Cục báo chí, tại Bộ Văn hóa – Thông tin.
-
Làm việc tại các cơ sở văn hóa – thông tin tại các tỉnh, thành phố.
-
Các phòng văn hóa – thông tin tại Quận hoặc Huyện.
Ngoài ra, các nhà báo còn có thể làm việc tại các phòng thông tin – báo chí tại các cơ quan, bộ, ban ngành, các lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị – xã hội, các công ty truyền thông quốc tế hay các doanh nghiệp tư nhân. Hoặc họ có thể nghiên cứu, làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu có đào tạo ngành báo chí. Làm việc tại các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán trong và ngoài nước…
5. Học báo chí ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo nghề báo chí tạo cơ hội cho những bạn có niềm đam mê đối với báo chí có thể theo học. Nếu bạn có niềm đam mê đối với ngành học báo chí thì hãy tìm đến một trong những địa chỉ đào tạo nghề báo chuyên nghiệp dưới đây:
- Học viện Báo chí tuyên truyền : Địa chỉ tại số 36, đường Xuân Thủy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu giấy, Thành phố Hà Nội.
-
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội: Địa chỉ tại số 336 nằm trên Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
-
Đại học Khoa học – Đại học Huế: Địa chỉ tại số 77, Đường nguyễn Huệ, Thành phố Huế,
-
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ tại số 10 – 12, đường Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Cao đẳng Truyền hình: Địa chỉ tại Thường Tín, Hà Nội.
-
Cao đẳng Phát thanh truyền hình 1: Địa chỉ tại số 136, đường Quy Lưu, Phường Minh Khai, Thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Như thế, trên đây là những thông tin bổ ích nhất, cần thiết nhất giúp các bạn hiểu hơn nhà báo là gì, các vấn đề liên quan đến ngành báo để giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm đối với nghề này. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể xác định được mục tiêu công việc mà bản thân muốn theo đuổi với nghề nhà báo cũng như có được phương pháp tìm việc Nghệ An ngành nhà báo cũng như tại tỉnh thành khác hiệu quả.
Chia sẻ: