Nhà Quản Lý Là Gì? Khái Niệm, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Người Quản Lý

Thành công của một tổ chức không thể thiếu đi bóng dáng của người quản lý. Bởi họ là những người chịu trách nhiệm chính cho công việc chung, sự có mặt của họ khiến cho nhân viên cấp dưới không thể lơ là công việc hay làm việc thiếu nghiêm túc, chỉn chu.

Người quản lý là nhân tố quyết định nhiều đến thành bại của công việc. Họ giữ một vị trí quan trọng và đồng thời mang theo một trọng trách cao cả. 

Vậy người quản lý là gì? Chức năng và vai trò của nhà quản lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Khái niệm quản lý là gì?

Quản lý là sự phối hợp và điều khiển các công việc để đạt được mục tiêu như mong muốn. Quản lý là phần không thể thiếu của một tổ chức, một cơ quan hay một doanh nghiệp. 

Các hoạt động quản lý bao gồm đặt ra chiến lược, kế hoạch của tổ chức và điều phối việc làm của các nhân viên hay thực tập sinh, tình nguyện viên thông qua các nguồn lực của công ty như tài chính, con người, công nghệ.

Người quản lý là gì?

Những hoạt động nêu trên cần một người gánh vác và “người quản lý” là danh từ chung để chỉ những người làm công việc đó. 

Người quản lý không chỉ chịu trách nhiệm dẫn dắt nhân viên mà còn giao nhiệm vụ cho họ, đồng thời là đảm nhận trách nhiệm về kết quả lao động của họ.

Người quản lý đóng vai trò rất cao cả từ lên kế hoạch cho tổ chức, kiểm tra và giám sát nhân viên, bên cạnh đó còn là kiểm soát các nguồn lực sẵn có một cách đúng đắn để đạt được hiệu quả trong công việc.

Khái niệm người quản lý là gìKhái niệm người quản lý là gìNgười quản lý là gì và vai trò của quản lý trong doanh nghiệp như thế nào?

Đọc thêm: Operation Manager là gì? Tất tần tật về công việc của Operation Manager

4 Chức năng của nhà quản lý

1. Chức năng hoạch định 

Hoạch định là việc vạch ra mục tiêu và cách thức để hoàn thành mục tiêu đó. Việc vạch ra mục tiêu là vô cùng quan trọng bởi nó khiến mỗi thành viên trong tổ chức biết rõ đích đến và phân chia nguồn nhân lực một cách hợp lý.

Tìm ra mục tiêu là bước đầu tiên để thực hiện kế hoạch bởi vậy càng ở cấp bậc cao hơn nữa công việc này càng đòi hỏi sự chỉn chủ và chính xác, điều đó cũng tương đương với sự đòi hỏi trình độ xuất sắc hơn ở người quản lý.

Đổi lại, việc thực hiện mục tiêu lại phụ thuộc chủ yếu vào những nhân viên cấp dưới, chức vụ càng nhỏ thì vai trò càng cần thiết bởi thành công những việc nhỏ sẽ tạo điều kiện cho những công việc lớn hơn.

2. Chức năng tổ chức

Tổ chức thực hiện là kỹ năng quan trọng đòi hỏi ở người quản lý. Mục tiêu đã được hoạch định rõ ràng mà không giao đúng người, đúng việc thì không thể hoàn thành được.

Người quản lý trong các công ty lớn, nơi đã rõ ràng về cơ cấu tổ chức và vị trí của từng người thì nhiệm vụ của người quản lý đó chính là: giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh.

Giao việc phải đúng người, hỗ trợ đúng lúc, kiểm soát hiệu quả và điều chỉnh kịp thời. Đó là yêu cầu dành cho người ở vị trí quản lý.

Giao việc và đào tạo kết hợp cùng với nhau trong trường hợp các nhân viên còn mới, như các thực tập sinh hay các nhân viên còn có cơ hội phát triển và đang học hỏi. 

Ở cấp độ này đòi hỏi người quản lý không chỉ ở kĩ năng tổ chức mà còn là giám sát chặt chẽ tới công việc và hành động của nhân viên để tránh đi sai hoặc chệch hướng.

Theo nguyên tắc thì một người quản lý mang trong mình tầm nhìn xa trông rộng sẽ càng dễ giao việc cho nhân viên và tránh tạo áp lực, đồng thời tạo hiệu quả cao cho công việc.

3. Chức năng lãnh đạo 

Lãnh đạo bao gồm nhiều hoạt động tác động lên nhân viên, cá nhân trong tổ chức hay các nhóm riêng lẻ, bao gồm việc định hướng và hướng dẫn họ hoàn thành mục tiêu đề ra

Lãnh đạo là một kĩ năng khó đòi hỏi người quản lý phải biết co duỗi nhịp nhàng, đồng thời phải biết cách truyền đạt làm sao cho mỗi thành viên hiểu được ý của mình.

Đây là một con dao hai lưỡi, đôi khi làm tăng sự khâm phục hay ngưỡng mộ của nhân viên với người quản lý nhưng ngược lại, nó cũng có thể là nguyên nhân khiến mọi người mất cảm tình với bạn.

chức năng của người quản lýchức năng của người quản lýChức năng lãnh đạo đòi hỏi rất cao ở người quản lý

4. Chức năng kiểm tra

Người quản lý khi kiểm tra là thực hiện công việc đo lường hiệu suất hay tiến độ của từng hoạt động, từ đó phát hiện kịp thời những lỗi sai để sửa đổi.

Đôi khi việc kiểm tra còn giúp phát hiện ra những cá nhân lười biếng hay không có tinh thần tập thể trong công việc.

công việc của người quản lý là làm gìcông việc của người quản lý là làm gìChức năng của quản lý là thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc

Vai trò của nhà quản lý là gì?

1. Vai trò chính

Vai trò quan trọng nhất của người quản lý đó chính là quyết định. Họ có quyền quyết định gần như mọi việc nhưng phải sẵn sàng chịu trách nhiệm cho quyết định đó. 

Đây đồng thời có thể coi như việc khó khăn nhất với những người mong muốn đứng ở vị trí quản lý bởi không phải ai cũng đủ dũng cảm để chịu trách nhiệm cho mọi việc mình làm.

Nhà quản lý là một người đứng đầu bởi vậy việc họ phải giao tiếp, quan hệ là điều không tránh khỏi. Ra bên ngoài, họ là bộ mặt của một công ty hay một bộ phận mà người đó quản lý nhưng đứng trước cấp dưới, họ cần sự khéo léo để liên kết mọi người hoàn thành mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, vai trò thông tin cũng được đặt trên vai người quản lý khi họ phải thu thập thông tin từ cấp dưới, lựa chọn để báo lên cấp trên và đồng thời là đưa ra bên ngoài những thông tin hữu ích, có lợi cho doanh nghiệp của mình.

2. Vai trò cụ thể, chi tiết

Nhà quản lý không được phép kiêu ngạo hay có một cái tôi quá lớn bởi vai trò của họ là tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung. Nếu giữ thái độ đó họ sẽ không thể giao tiếp với bất kỳ ai và từ đó không thể hoàn thành công việc.

Vai trò cụ thể thứ hai là khơi gợi, gắn kết tinh thần tập thể bởi họ chịu trách nhiệm tất cả, đặc biệt là tiến độ và hiệu quả công việc bởi vậy cần tạo ra một tập thể đoàn kết vì mục tiêu chung.

Để hoàn thành công việc một cách thuận lợi thì yếu tố con người vô cùng quan trọng. Vai trò của quản lý lúc này đảm bảo sự yên ổn, an toàn của các cộng sự, họ sẽ không thể hoàn thành công việc nếu thiếu đi sự đóng góp của các cộng sự.

Để lên được vị trí quản lý thì người đó còn phải là người có kinh nghiệm, sự hiểu biết phong phú và dày dạn nhất. Vậy nên vai trò của họ bao gồm cả việc truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm. 

Điều này vừa giúp nâng cao năng lực và giúp đỡ các thành viên, đồng thời tìm ra và đào tạo người phù hợp sẽ tiếp bước quản lý sau này.

Các kỹ năng và phẩm chất của người quản lý 

1. Kiến thức chuyên môn sâu rộng

Người quản lý là người đứng đầu một tổ chức, công ty hay một bộ phận bởi vậy họ cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng để nhận được sự nể phục của những nhân viên cấp dưới và đồng thời còn dễ dàng phát hiện, chỉ ra lỗi sai trong công việc.

chuyên môn của nhà quản lýchuyên môn của nhà quản lýChuyên môn cao giúp người quản lý có thêm niềm tin ở các thành viên

2. Khả năng lãnh đạo

Lãnh đạo là yếu tố quan trọng quyết định thành bại, một người quản lý giỏi sẽ biết cách lãnh đạo được nhiều người tin tưởng, yêu quý và hoàn thành công việc một cách thuận lợi.

3. Khả năng giao tiếp và thương lượng

Giao tiếp với chính nhân viên và lãnh đạo của mình và đồng thời thương lượng tìm ra giải pháp tốt nhất cho công ty hay gần hơn là những khó khăn đang gặp phải.

4. Tinh thần trách nhiệm

Phẩm chất này là yếu tố đặc trưng của những nhà quản lý bởi mọi hoạt động đều cần một người đứng ra nhận trách nhiệm về mình. Tinh thần trách nhiệm của người quản lý là một yêu cầu cao và đòi hỏi sự dũng cảm từ mỗi người đảm nhiệm nó.

Kết luận

Bài viết trên đây hy vọng phần nào đã giúp bạn đưa ra đáp án cho câu hỏi người quản lý là gì? Bất kì một vị trí nào cũng đều đòi hỏi những kỹ năng nhất định, đặc biệt đối với người quản lý khi họ là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cho mọi việc.

Học làm một người quản lý là một quá trình dài bởi bạn không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà cần sự giao tiếp và xuất sắc trong việc vận dụng các kỹ năng xã hội. Bởi vậy đừng nản khi giai đoạn đầu bạn chưa thành công với mục tiêu của mình.

Tiếp tục kiên trì và chúc bạn thành công!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả