Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước

Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

    Nguyen-tac-nhan-dan-lao-dong-tham-gia-dong-dao-vao-quan-ly-hanh-chinh-nha-nuocNguyen-tac-nhan-dan-lao-dong-tham-gia-dong-dao-vao-quan-ly-hanh-chinh-nha-nuoc1. Cơ sở của nguyên tắc

    1.1. Cơ sở thực tiễn

      Nguyên tắc trên xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mang tính dân chủ sâu sắc cao độ . Để thể hiện đúng bản chất vốn có, nhà nước ta cho phép nhân dân lao động được tham gia các hoạt động quản lý nhà nước (bao gồm cả hoạt động quản lý hành chính nhà nước).

     Với sự kế thừa tư tưởng truyền thống “lấy dân làm gốc”,  nhà nước ta coi trọng việc mở rộng và phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân. Cùng với yêu cầu của công cuộc đổi mới ,hội nhập ,dân chủ hóa đời sống xã hội và hoạt động của Nhà nước v.v…đòi hỏi phải mở rộng hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân. Do đó việc tham gia đông đảo vào quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng là một xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu của thời đại và lưu giữ được giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước.

    1.2. Cơ sở pháp lí.

     Xuất phát từ bản chất dân chủ sâu sắc , nguyên tắc trên được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Sự thừa nhận đó được thể hiện thông qua những quy định trong Hiến pháp cũng như trong các văn bản pháp luật.

    Điều 3 Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “ Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;công nhận, tôn trọng,bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận những quyền lợi cơ bản chính đáng của công dân bao gồm có quyền được tham hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Việc tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trong đó có việc quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động được quy định một cách khái quát tại Điều 28 như sau:

    “1.Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

    2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

    Bên cạnh đó, nguyên tắc trên còn được thể hiện trong các quy định khác của Hiến pháp như: Điều 2, Điều 6.

     Ngoài việc ghi nhận trong Hiến pháp quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động, pháp luật Việt Nam còn cụ thể hóa và cũng ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính Phủ; Luật Khiếu nại; Luật Phòng, chống tham nhũng …

     Như vậy, ngoài việc bắt nguồn từ cơ sở thực tiễn thì nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước còn được pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ, cụ thể trong các văn bản pháp luật. Đây chính là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân lao động tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

    Nguyen-tac-nhan-dan-lao-dong-tham-gia-dong-dao-vao-quan-ly-hanh-chinh-nha-nuoc-1Nguyen-tac-nhan-dan-lao-dong-tham-gia-dong-dao-vao-quan-ly-hanh-chinh-nha-nuoc-1

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    2. Nội dung của nguyên tắc.

    Trong quản lý hành chính nhà nước, việc nhân dân lao động tham gia được biểu hiện dưới các hình thức sau đây, cụ thể:

    2.1. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước.

    Đây là hình thức tham gia tích cực, hiệu quả nhất của người dân trong quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước, do vậy việc để nhân dân lao động có quyền tham gia vào hoạt động của các cơ quan sẽ phát huy tính dân chủ cao độ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của toàn thể người dân. Trên thực tế có nhiều cách thức để nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, cụ thể:  

     Thứ nhất, nhân dân lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay gồm: Quốc hội ở Trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. Con đường để tham gia các cơ quan này thông qua bầu cử đầu phiếu, theo đó những người dân có đủ điều kiện ,được đông đảo nhân dân lao động tín nhiệm đề cử hoặc tự mình ứng cử sẽ trở thành đại biểu, thay mặt nhân dân lao động cả nước hoặc từng địa phương tham gia vào hoạt động của cơ quan trên. Khi  đã trở thành thành viên của những cơ quan mà mình được bầu, những người được tín nhiệm có quyền xem xét và quyết định trực tiếp  những vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương trong đó có có lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

    Thứ hai, nhân dân lao động có thể tham gia trực tiếp vào hoạt  động của các cơ quan nhà nước khác: cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân các cấp), cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp), các cơ quan hành chính (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp…) với tư cách là  những cán bộ, công chức. Khi ở  cương vị là những cán bộ, công chức, nhân dân lao động sử dụng trực tiếp quyền lực nhà nước để tiến hành các hoạt động khác nhau trong quản lý hành chính nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chức năng đặc thù của mỗi cơ quan,thể hiện vai trò của người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

    Thứ ba,ngoài việc trực tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước,  nhân dân lao động có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương .Đây là cách thức rộng rãi nhất để nhân dân lao động có thể tham gia vào quản lý công việc của Nhà nước nói chung cũng như quản lí hành chính nhà nước nói riêng.

    2.2. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội.

    Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội là một hình thức gián tiếp để nhân dân lao động tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Pháp luật Việt Nam trao cho các tổ chức xã hội quyền tham gia thành lập các cơ quan nhà nước, quyền giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

    Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tich cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Thông qua tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy.

    2.3. Nhân dân lao động tham gia hoạt động tự quản ở cơ sở.

    Hoạt động tự quản ở cơ sở là hoạt động được diễn ra thường xuyên, gần gũi, gắn liền với đời sống của  nhân dân lao động. Những hoạt động này được diễn ra ngay tại nơi người dân cư trú: khu dân cư, cộng đồng các làng, xã v.v… và do người dân tự mình thực hiện , Nhà nước không ép buộc họ phải làm . Hoạt động này được diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể là trong lĩnh vực bảo vệ trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông v.v… với ý nghĩa tích cực, thể hiện sự dân chủ sâu sắc.

    VD: Ở Âp 3, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh, nhân dân đã tích cực tham gia các tổ tự quản về an toàn giao thông tại khu dân cư mình sinh sống do Ban Công tác Mặt trận Ấp 3 khởi xướng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong toàn Ấp 3.

    Nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân lao động tham gia một cách tích cực, chủ động đối với những hoạt động mang tính tự quản ở cơ sở. Chính quyền địa phương thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ thông qua việc ban hành những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh, định hướng cho việc thực hiện các hoạt động tự quản của người dân được diễn ra một cách thường xuyên, đạt hiệu quả cao, đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ trực tiếp của người dân ở cơ sở.

    2.4. Nhân dân lao động trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước.

         Kế thừa những quy định từ các bản Hiến pháp trước đây, Khoản 1 Điều 28 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”. Đây là một quyền cơ bản của công dân và để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Những quyền và nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội (như đã phân tích ở trên) hoặc cũng có thể do chính người dân thực hiện.

    VD: Trong thời gian gần đây, Khi Quốc hội lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi, bổ sung, ban hành luật( luật đất đai, luật tiếp công dân…) người dân đã thể hiện sự tham gia đóng góp ý kiến một cách tích cực.

     Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.