Nguyên tắc đồng tâm trong giáo dục mầm non
Mầm non là cấp bậc giáo dục đầu tiên mà trẻ được tham gia. Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, thể chất và nhân cách của trẻ. Có 8 nguyên tắc giáo dục mầm non không thể bỏ qua. Cùng DSDkids tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nội dung chính
- Giáo dục mầm non là gì?
- 8 nguyên tắc giáo dục mầm non không thể bỏ qua
- 1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
- 2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
- 3. Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục
- 4. Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm
- 5. Nguyên tắc nhà trường và gia đình cùng giáo dục
- 6. Nguyên tắc linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục mầm non
- 7. Nguyên tắc cô giáo chủ đạo trẻ hoạt động tích cực
- 8. Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê của trẻ
- Video liên quan
Mục Lục
Giáo dục mầm non là gì?
Giáo dục mầm non là hoạt động chăm sóc, dạy dỗ trẻ em dưới 6 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy công việc của các giáo viên mầm non không hề đơn giản.Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo cho các con phát triển toàn diện mọi mặt, từ thể chất, tư duy, tính cách
Giáo dục mầm non trong xu thế đổi mới hiện nay đã có nhiều cải tiến hơn:
- Các con được học tập và rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp hơn
- Tạo cho trẻ cảm giác học mà chơi, chơi mà học
- Áp dụng xu hướng chương trình giáo dục trải nghiệm
8 nguyên tắc giáo dục mầm non không thể bỏ qua
Trong hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non thì có 8 nguyên tắc quan trọng sau đây:
1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Dù trẻ được dạy theo phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo các nguyên tắc giáo dục mầm non đã đề ra. Để làm tốt điều đó thì cần phải xác định rõ mục đích trong ngành giáo dục mầm non là gì?
2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Với nguyên tắc này, các thầy cô chính là người cần có kỹ năng quan sát và quan tâm trẻ về mọi mặt. Trẻ mầm non cần được phát triển toàn diện về mọi mặt, từ thể chất đến tư duy, kích thích cả não phải- não trái phát triển.
3. Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục
Cô giáo như người mẹ thứ hai của trẻ. Đặc biệt với các em nhỏ thì việc xa bố mẹ để đến môi trường mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy vai trò của các cô không chỉ là giáo dục, dạy cho con những kỹ năng cần thiết mà còn chăm sóc, bảo vệ con như một người mẹ.
Thực hiện tốt nguyên tắc này, trẻ sẽ luôn được yêu thương, bảo vệ và phát triển một cách tốt nhất. Từ đó khơi gợi cho con niềm yêu thích mỗi khi đến trường. Bởi ở đó cô giáo cũng như mẹ hiền, luôn yêu thương và quan tâm con.
4. Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với những suy nghĩ, hành động, tính cách khác nhau. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là dạy cho các em biết phối hợp với nhau, hạn chế lại cái tôi của mình, cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình thực hiện, trẻ có thể sẽ bắt gặp những xung đột, những tranh cãi. Và thầy cô sẽ là người dạy các em cách giải quyết như thế nào. Từ những bài học ở mầm non, sau này các em sẽ có thêm kỹ năng, kinh nghiệm xử lý trong cuộc sống.
Các thầy cô có thể tổ chức cho các con chơi những trò chơi tập thể, trò chơi gắn kết tinh thần đồng đội, để các con được rèn luyện và phát triển tốt hơn.
5. Nguyên tắc nhà trường và gia đình cùng giáo dục
Để dạy dỗ một đứa trẻ nên người, cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Môi trường giáo dục và môi trường ở nhà có thể sẽ khác nhau, ảnh hưởng tới cách hành xử của trẻ.
Cô giáo như người mẹ thứ hai nên sự trao đổi, kết hợp với nhau là vô cùng cần thiết. Từ đó sẽ tìm ra được phương pháp giúp trẻ phát triển tốt nhất.
6. Nguyên tắc linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non không đặt nặng về thành tích mà tạo ra một sân chơi cho con được phát triển, sáng tạo và thoải mái thể hiện bản thân.
Điều quan trọng là các thầy cô có thể gợi được hứng thú cho các con khi đến trường, kích thích con phát triển về tư duy, phát huy được khả năng của mình
Vì vậy trong quá trình dạy học, các thầy cô không bị hạn chế trong phương pháp. Có thể kết hợp linh hoạt các phương pháp để phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
7. Nguyên tắc cô giáo chủ đạo trẻ hoạt động tích cực
Đây là nguyên tắc để kết nối giữa thầy và trò. Khi có sự liên kết, gần gũi nhau thì cô sẽ hiểu được những tâm tư của trẻ. Từ đó sẽ có phương pháp dạy hiệu quả hơn.
Theo nguyên tắc này thì cô giáo sẽ có vai trò chủ đạo trong việc định hướng cho trẻ. Các con sẽ dựa vào đó để tìm tòi, khám phá những điều xung quanh mình một cách tích cực.
8. Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê của trẻ
Mỗi đứa trẻ sẽ có niềm đam mê riêng. Nhiệm vụ của các thầy cô chính là khơi dậy được niềm đam mê đó của trẻ.
Khi trẻ có đam mê thì làm việc sẽ tích cực và hiệu quả hơn. Trẻ sẽ luôn chủ động tìm tòi, học hỏi và sáng tạo để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là 8 nguyên tắc giáo dục trẻ mầm non mà các thầy cô cần phải nắm vững để có phương pháp giáo dục trẻ một cách toàn diện.
Nội thất trẻ emDSDkids là nơi chuyên cung cấp các sản phẩm:giường trẻ em,cũi trẻ em,bàn ghế trẻ em,kệ sách cho bé,tủ quần áo trẻ em,đồ chơi trẻ em,đồ trang trí phòng ngủbằng gỗ. Chúng tôi luôn không ngừng sáng tạo, tỉ mỉ đến từng chi tiết để đem đến cho các con những sản phẩm tốt nhất. Để được tư vấn thêm về sản phẩm, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi.
Công ty Cổ phần Kiến trúc DSD
Showroom HN: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
Hotline HN: 096 124 9008
Showroom HCM: 170 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1
Hotline HCM: 096 124 9698
Website: https://dsdkids.com/ https://kientrucdsd.com/ https://dsdhome.vn/
Email:
Xem thêm:
5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non
5
/
5
(
1
bình chọn
)