Nguyên tắc của giáo dục học mầm non

 Những kiến thức đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực tư duy của trẻ. Chính vì vậy giáo dục mầm non cũng có những nguyên tắc riêng của nó để đảm bảo có một phương pháp giáo dục trẻ toàn diện. Bài viết duới đây của Kiddihub sẽ chỉ ra 8 nguyên tắc giáo dục mầm non có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình giảng dạy của các cô giáo mầm non là bước đệm đầu tiên cho bé quen với việc đến trường, bước vào giai đoạn giáo dục tiếp theo

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Bất cứ phương pháp nào thì việc chăm sóc trẻ, các chương trình giáo dục phải đảm bảo được mục tiêu do Bộ GD&ĐT ban hành về chăm sóc cũng như giáo dục trẻ mầm non. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo việc xây dựng mẫu người mà giáo dục đã đề ra.

Phải đảm bảo ý nghĩa chính trị- xã hội, giáo dục tư tưởng và đạo đức đối với các loại hình hoạt động xã hội và các mối quan hệ mà học sinh tham gia, luôn xác định những định hướng, tư tưởng và động cơ đúng đắn cho học sinh để tích cực tham gia các hoạt động, các mối quan hệ xã hội nhằm tự giác rèn luyện bản thân theo mục đích giáo dục.
Bên cạnh đó phát huy vai trò Đoàn, Đội và các tập thể học sinh trong công tác giáo dục.

Xem thêm QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON THỜI KÌ CÁCH MẠNG 4.O

Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Nguyên tắc thứ hai này đòi hỏi sự quan sát và chú ý của giáo viên đến trẻ nhiều nhất vì như thế mới có thể chăm sóc, giáo dục và hướng dẫn cho trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Từ đó rèn luyện cả về mặt tư duy và đạo đức.

Phải khắc phục những biểu hiện của lối giáo dục, tách rời công tác giáo dục của nhà trường với các phong trào chính trị- xã hội của nhân dân.

 Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục

Đây chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ sau này hình thành thói quen làm việc nhóm và thích nghi với bất kì mối quan hệ nhóm nào để làm việc chung.

Dậy cho con những kĩ năng cơ bản có thể chăm sóc, giáo dục và hướng dẫn cho trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Phương pháp giáo dục mầm non chính là dậy cho trẻ những kỹ năng cơ bản của một con người như: Bé tự ăn, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo … Bé sẽ tự làm và giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn.

Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm

Mỗi một đứa trẻ là một tính cách khác nhau, cách thức làm việc cũng như tư duy sáng tạo cũng khác nhau cần được kết hợp chúng thành một nhóm với nhau sao cho chúng tự biết điều tiết cái hạn chế của mình và phát huy cái tốt của bản thân để cùng nhau làm việc một cách hiệu quả.

Trong quá trình học tập trẻ tích luỹ những kinh nghiệm xã hội của bản thân trong hoạt động và giao lưu với những người xung quanh. Nhà trường cần hình thành những quan hệ xã hội nhất định giúp học sinh khắc phục khó khăn trong việc thực hiện những quan hệ đó và biến những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cá nhân của học sinh.

Nguyên tắc nhà trường và gia đình cùng giáo dục

Với trẻ mầm non, cô giáo cũng như một người mẹ thứ 2 nuôi dưỡng chúng vì thế giáo viên nên phối hợp chặt chẽ với gia đình của trẻ, nhận thấy được những hạn chế cũng như những mặt tích cực của trẻ để trao đổi về phương pháp,đưa ra cách tốt nhất để giúp trẻ. Lúc này trách nhiệm của cô giáo mầm non và phụ huynh bé có vai trò tương đương.

Nguyên tắc linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là sự kết hợp giữa truyền đạt tri thức và các hoạt động vui chơi, múa hát để từ đó hình thành nên một môi trường , vui vẻ năng động sáng tạo, thoải mái cho trẻ.

Do vậy trong quá trình giảng dạy có thể thêm, bớt đan xen các hình thức giáo dục vừa đảm bảo có hiệu quả và đảm bảo được mục tiêu giáo dục ban đầu đề ra.

Nguyên tắc cô giáo chủ đạo – trẻ hoạt động tích cực

Nguyên tắc này cô giáo chỉ đóng vai trò hướng dẫn còn trẻ sẽ tự tìm hiểu về các môi trường, hiện tượng xung quanh mình theo lời của cô. Trẻ sẽ tự chủ động bao nhiêu thì sự hiểu biết của trẻ càng được cải thiện. Đây chính là nguyên tắc vững vàng và tích cực nhất trong giáo dục mầm non.

 Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê của trẻ

Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách. Bởi mỗi đứa trẻ lại có một đam mê và sự phát triển khác nhau. Nguyên tắc giáo dục mầm non này đòi hỏi sự nắm bắt tâm lí – là điểm mấu chốt và khơi dậy niềm đam mê của trẻ.

Kết luận

Bậc học đầu đời của mỗi con người chính là trường mầm non. Những kiến thức đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực tư duy của trẻ. Bởi vậy mà 8 nguyên tắc giáo dục mầm non trên đây là rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của các cô giáo mầm non là bước đệm đầu tiên cho bé quen với việc đến trường, bước vào giai đoạn giáo dục tiếp theo.

Xem thêm BẠN BIẾT GÌ VỀ GIÁO DỤC MẦM NON ?

Trong giáo dục mầm non có rất nhiều nguyên tắc giáo dục nhưng có 8 nguyên tắc quan trọng nhất mà các bạn không thể bỏ qua để có một phương pháp giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện. Trường mầm non chính là cấp bậc học đầu đời của mỗi con người, môi trường học tập này đã khơi nguồn cho sự học hỏi, tìm tòi cũng như dần hình thành cho trẻ những thói quen về nề nếp, tính cách tự lập, khám phá mọi thứ xung quanh. Do đó, những nguyên tắc giáo dục mầm non rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy mầm non và đặc biệt đối với những cô giáo trẻ, mới ra nghề. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới để biết thêm về một số nguyên tắc vàng trong việc giáo dục mầm non để giúp trẻ phát triển tốt nhất.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Chương trình giáo dục bạn lên kế hoạch phải thiết thực vì cho dù bạn có nhiều phương dạy khác nhau, chăm sóc quan tâm trẻ theo cách thức nào thì cũng nên hiệu quả để có thể đạt được các mục tiêu của Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra về cách thức giáo dục và chăm sóc cho trẻ mầm non.

Nguyên tắc đảm bảo về tính toàn diện

Bạn cần phải có một kỹ năng quan sát, quan tâm và tập trung chú ý đến các bé nhiều hơn, đây là những yếu tố mà nguyên tắc này đòi hỏi, vì chính các điều này mới có thể giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về cả thể chất lẫn tinh thần, giáo dục, hướng dẫn và chăm sóc các con trẻ. Tạo cho trẻ được phát triển hết khả năng của mình, rèn luyện về tư duy, trí tuệ và cả về đạo đức con người.

>>> Tìm hiểu: Chương trình học mầm non phù hợp cho trẻ tại VAS

Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ về giáo dục và chăm sóc 

Phương pháp giáo dục mầm non là phương pháp được hình thành theo hình thức mẹ – con, vì vậy bên cạnh việc chăm sóc, quan tâm, bảo vệ trông nom cho trẻ như một người mẹ hiền thì cũng phải dạy dỗ, giáo dục nhiều kỹ năng cơ bản tự nhiên để tạo cho các con được tính tự lập như tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự ăn uống,…

Nguyên tắc giáo dục cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm

Mỗi một đứa trẻ sở hữu cho mình một cá tính con người khác nhau nên việc giáo dục cho các con cũng cần có những nguyên tắc riêng biệt. Ở độ tuổi này, mỗi em có một tính cách khác nhau, kỹ năng làm việc khác nhau nhưng đối với giáo dục mầm non bạn phải kết hợp được chúng thành một nhóm với nhau sao cho chúng tự biết hạn chế, điều tiết bản tính của mình lại để hoà hợp mọi người xung quanh và phát triển cái tốt của bản thân ngày một hơn nữa để cùng làm việc với nhau một cách thật sự hiệu quả.

Những vấn đề trên đây là những yếu tố chính yếu nhất để có thể giúp cho các con hình thành nên được thói quen làm việc nhóm sau này và mở lòng thích nghi với tất cả các mối quan hệ giúp dễ dàng hơn khi làm việc chung với nhau.

Nguyên tắc gia đình kết hợp với nhà trường cùng giáo dục cho các con

Đối với lứa mầm non, cô giáo được ví như một người mẹ thứ hai ở bên cạnh chăm sóc, bảo vệ và lo lắng cho chúng vì trong quá trình dạy học cho trẻ, các bạn cũng nên liên kết với gia đình, bố mẹ của các con để tiện trao đổi về các phương pháp cũng như tính cách chưa tốt để cùng nhau đưa ra được phương án tốt nhất. 

Nguyên tắc thay đổi linh hoạt trong giảng dạy giáo dục mầm non

Trong giáo dục mầm non thì không nên đặt nặng vấn đề thành tích hay phải truyền đạt kiến thức như thế nào mà là việc chăm sóc, quan tâm nhẹ nhàng thông qua các hoạt động vui chơi, ca hát cùng nhau trong lớp, sẽ dẫn đến hình thành nên một môi trường học tập vui vẻ, đầy tiếng cười, tạo cho trẻ sự tin tưởng và thoải mái chia sẻ.

Nguyên tắc chủ đạo của cô giáo – trẻ thỏa sức hoạt động

Ở nguyên tắc này giúp trẻ và cô gần gũi với nhau hơn và giúp cho bản thân nhận ra được khả năng ở bên trong của mỗi bé. Ngay lúc này, cô giáo sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc hướng dẫn các bé, còn các con sẽ tự tìm hiểu về hiện tượng và môi trường diễn ra xung quanh mình theo lời của cô. Bạn cứ để các con tự chủ bao nhiêu thì sự hiểu biết của các con càng vững chắc hơn thế. Đây có thể chính là một trong những yếu tố quan trọng và tích cực nhất trong việc giáo dục bậc mầm non.

Nguyên tắc khuyến khích các bé khơi dậy niềm đam mê của bản thân

Mỗi con trẻ sẽ có những sở thích và niềm đam mê khác nhau và nếu các bạn biết làm cho các con bộc lộ ra được niềm đam mê đó của các con thì trẻ sẽ luôn vui vẻ phát triển về cả tư duy, tinh thần và thể chất. Nguyên tắc này giúp cho con trẻ phát triển và hình thành nên được tâm trong giáo dục mầm non.

Kết,

Qua bài viết này, nếu các bố mẹ và thầy cô giáo có thể nắm bắt tốt được tâm lý của trẻ với những nguyên tắc giáo dục quan trọng này thì đây là điều tuyệt vời nhất để làm cho trẻ được khơi dậy niềm đam mê, sự yêu thích học hỏi và phát triển trọn vẹn từ cả thể chất đến tư duy, trí tuệ.