Nguyên nhân và cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả?
Nguyên nhân và cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả?
Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Nếu không được xử trí kịp thời bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tăng trưởng thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về bệnh như: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng cách.
1. Điểm danh những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy?
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:
– Trẻ bị tiêu chảy do virus: Virus gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ có tên là Rotavirus. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm tới 40% các trường hợp trẻ bị bệnh. Trẻ bị tiêu chảy thường có thời gian ủ bệnh từ 12 giờ đến 5 ngày, cũng có trường hợp kéo dài lên đến 1 tuần.
– Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ còn là do vi khuẩn Coli, lỵ trực trùng, dịch tả,…
– Trẻ bị tiêu chảy còn là do bị nhiễm ký sinh trùng qua thức ăn hoặc nước uống.
– Trẻ nhỏ bị dị ứng với các protein có trong thực phẩm như: thịt, cá, sữa, tôm…
– Trẻ mắc một bệnh liên quan đến đường ruột, chẳng hạn như: trẻ bị viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa,…
– Chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý: trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chưa được nấu chín hay chế biến không sạch sẽ…
– Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thực phẩm cũng gây ra hiện tượng tiêu chảy, thậm chí là tiêu chảy cấp với các biểu hiện như: trẻ bị nôn ói, đi ngoài nhiều , do đó các bậc cha mẹ cần phải hết sức lưu ý các nguyên nhân gây bệnh để có thể có phương pháp điều trị hiệu quả.
2. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có những dấu hiệu nhận biết nào?
2.1 Tần suất đi ngoài nhiều
Dấu hiệu dễ nhận thấy khi trẻ bị tiêu chảy đó là số lần trẻ đi ngoài nhiều (ít nhất 5 lần), thể trạng phân lỏng, có mùi tanh hoặc chua, phân có thể lẫn chất nhầy, nhiều nước.
2.2 Trẻ bị nôn, trớ, nôn liên tục
Lúc này, trẻ thường có hiện tượng nôn trớ, nôn liên tục khiến trẻ dễ bị mất nước và các chất điện giải. Do đó, trẻ sẽ có cảm giác khát nước, niêm mạc mắt bị khô, tụt huyết áp, da mất dần sự đàn hồi.
2.3 Trẻ biếng ăn, bỏ bú
Tình trạng biếng ăn, bỏ bú có thể xuất hiện trước khi bé bị tiêu chảy cấp nhiều ngày.
2.4 Trẻ bị đau rát, đỏ hậu môn:
Việc trẻ đi ngoài nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng đau rát hậu môn, đỏ hậu môn, do đó trẻ sẽ khó chịu và mệt mỏi.
2.5 Trẻ quấy khóc, kém linh hoạt
Tình trạng tiêu chảy khiến cho trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kém linh hoạt, thậm chí có một vài trường hợp trẻ bị hôn mê li bì do mất nước nặng.
Do đó, khi trẻ gặp các dấu hiệu trên, các bậc làm cha làm mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến phòng khám, bệnh viện sớm để được chẩn đoán và có giải pháp kịp thời.
3. Hướng dẫn cha mẹ cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
3.1 Trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bằng việc bù nước
Khi trẻ bị tiêu chảy, điều quan trọng là các mẹ nên bù lại lượng nước đã mất cho trẻ. Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi còn đang bú mẹ, mẹ cần cho trẻ bú sữa bình thường, có thể tăng số lần bú, với những trẻ lớn hơn thì cho bé uống thêm nước, tốt nhất là uống oresol, các loại nước trái cây để giúp bổ sung nước và tăng sức đề kháng cho bé.
3.2 Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và ăn uống của trẻ
– Bé tiêu chảy cha mẹ vẫn cần cho bé ăn bình thường. Cung cho con giúp tăng cường thể lực và phục hồi tổn thương niêm mạc ruột cho trẻ. Ngoài ra, nên lựa chọn cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như: súp, canh, cháo loãng với thịt nạc, cà rốt, chuối
– Cần hạn chế cho con ăn thức ăn như: đồ chiên rán, đồ béo, đồ ngọt, các loại thực phẩm tái sống, nước ngọt có gas,…
– Lưu ý khi cho ăn, mẹ nên chia đều thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
3.3 Cải thiện tình trạng tiêu chảy bằng men vi sinh
Men vi sinh giúp có chức năng cung cấp hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa, đấu tranh, kìm hãm sự phát triển, tấn công của các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Nhờ đó, việc bổ sung sớm men vi sinh sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu cha mẹ đã áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng tiêu chảy ở trẻ vẫn không thuyên giảm, đồng thời có các triệu chứng bất thường như: trẻ sốt cao, phân có lẫn máu, nôn trớ nhiều, trẻ không chịu ăn, có dấu hiệu mất nước nặng, da mất đàn hồi, đau khi sờ vào bụng… thì cha mẹ nên lập tức đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và xử lý.
Có thể nhận thấy, bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh lý khá nghiêm trọng, Bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu cha mẹ không phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, xử lý kịp thời. Do đó, cha mẹ nên chủ động nắm chắc những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để có thể biết được những dấu hiệu, triệu chứng bệnh của con, từ đó có cách điều trị hiệu quả, tránh những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra với trẻ.