Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa và cách xử trí hiệu quả

Mục Lục

1. Tình trạng ọc trớ sữa là gì?

Ọc sữa là tình trạng sữa trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, sau đó trào ra ngoài miệng. Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là khi bé đã ăn no hoặc vặn mình.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Khá nhiều mẹ nhầm lẫn giữa tình trạng bé bị ọc sữa và nôn trớ. Thực chất, đây là hai hiện tượng hoàn toàn không giống nhau dù cho đều xảy ra sau khi bé bú no. Vậy ọc sữa là gì? 

Theo đó, bé sơ sinh hay bị ọc sữa xảy ra dễ dàng, ít hoặc không có lực tác động. Lúc này, thức ăn trong dạ dày có thể trào lên cổ họng hoặc bé có thể nuốt phải không khí khi bú gây ợ hơi, đi cùng với một số chất lỏng.

Phụ huynh cần phân biệt rõ ràng giữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh và nôn trớ để có cách chăm sóc bé phù hợp.

trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

 

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú. Dưới đây là 5 nhóm nguyên nhân phổ biến:

3.1. Ọc sữa sinh lý

Giải đáp đầu tiên cho câu hỏi vì sao trẻ sơ sinh hay ọc sữa là do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện. Cụ thể, trong giai đoạn đầu đời, dạ dày của bé nằm ngang và tâm vị co thắt rất yếu. Khi trẻ bú quá no, có thể tăng áp lực trong bụng, gây ra tình trạng ọc, trớ sữa. Đây chính là lý do vì sao bố mẹ thường thấy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay bị ọc sữa.

Theo thời gian, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dần hoàn thiện. Có trẻ 3 tháng, hệ tiêu hóa đã hoàn thiện cơ bản, nhưng cũng có trẻ khoảng 6 tháng, 12 tháng… Vì vậy, bé 2 tháng tuổi bị ọc sữa liên tục cũng là hiện tượng thường thấy, có thể xảy ra đến khi hệ tiêu hóa của con hoàn thiện. 

Ngoài ra, em bé sơ sinh hay bị ọc sữa sau khi bú có thể do:

   • Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, ép bú sữa quá mức.

   • Khoảng cách cữ bú quá ngắn, trẻ bú quá nhanh hoặc quá lâu.

   • Cho trẻ bú bình sai cách hay núm vú bình sữa lớn khiến bé nuốt khí vào trong, gây ra căng tức và hậu quả là em bé uống sữa hay bị ọc.

   • Bé vừa bú no đã cho nằm là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa.

   • Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh còn do mẹ quấn tã hoặc băng rốn cho con quá chặt.

3.2. Ọc sữa bệnh lý

Đôi khi, trẻ sơ sinh bị ọc sữa là dấu hiệu của một bệnh lý trong cơ thể. Lúc này, ngoài xảy ra ọc sữa, còn có một số triệu chứng kèm theo như đau chướng bụng, nôn có lẫn máu, co giật, sốt cao hoặc tiêu phân bất thường.

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh trong bệnh lý nội khoa: Một số căn bệnh làm cho bé bị ọc sữa nhiều lần trong ngày như tiêu chảy, chậm nhu động ruột, viêm đường hô hấp trên, nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não mủ…

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh trong bệnh lý ngoại khoa: Nhiều trường hợp, ảnh hưởng của bệnh lý ngoại khoa như hẹp phì đại môn vị bị trớ sữa liên tục, sau mỗi lần bú là ọc sữa. Trong trường hợp lồng ruột, trẻ đột ngột nôn ói nhiều kèm theo là khóc thét từng cơn dữ dội, xanh tái, có thể đi tiêu lẫn máu.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ do nguyên nhân bệnh lý cần được thăm khám sớm để chữa trị kịp thời.

3.3. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa do nhiễm khuẩn hoặc virus

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có thể do nhiễm trùng tai, đường hô hấp và tiết niệu. Ngoài ra, cúm dạ dày – bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus là nguyên nhân bé bị ọc sữa. Lúc này, niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng, khiến trẻ sơ sinh ọc bị trớ sữa liên tục, kèm theo triệu chứng tiêu chảy, chán ăn, đau bụng và sốt cao.

trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa

 

3.4. Tác dụng phụ của vitamin hoặc một số loại thuốc

Với trẻ bú mẹ, nếu mẹ sử dụng thuốc điều trị (điển hình như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus và thuốc chống viêm) có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, khiến trẻ sơ sinh bú hay ọc sữa.

3.5. Bé bú xong hay ọc sữa do khóc quá nhiều

Quấy khóc nhiều cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa. Bởi trẻ quấy khóc thường xuyên có thể kích hoạt phản xạ nôn và gây ra tình trạng ọc sữa. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

3.6. Do sữa công thức khó tiêu

Sữa công thức là lựa chọn thay thế lý tưởng trong trường hợp mẹ không đủ sữa nuôi con. Tuy nhiên, một số bé bú sữa công thức bị ọc khiến không ít bố mẹ lo lắng. Theo đó, nguyên nhân trẻ bị ọc khi uống sữa công thức chủ yếu là do đạm sữa khó tiêu, gây kích thích hệ tiêu hóa non yếu của con.

Bé ọc trớ sữa còn có thể do một vài nguyên nhân khác như: Say tàu xe, dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, chấn động từ bên ngoài, teo thực quản, thoát vị hoành, hẹp tá tràng bẩm sinh…

4. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không là băn khoăn của không ít bậc phụ huynh. Theo đó, ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh và có thể tự biến mất sau khoảng 6 – 24 giờ. Vì vậy, thay vì lo lắng cha mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của con để có hướng xử lý kịp thời, nếu tình trạng trẻ sơ sinh bú xong bị ọc sữa kéo dài.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa ra máu có nguy hiểm không?

Một chút máu tươi khi ọc sữa không đáng lo ngại. Điều này là do mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh. Nếu xuất hiện màu đỏ trong dịch nôn thì có thể là do bé đã nuốt máu ở vết thương nào đó trong miệng hoặc bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục kèm máu tươi thường xuyên, bố mẹ cần đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.

5. Khi nào cha mẹ nên lo lắng?

Nếu trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa kèm theo dấu hiệu bất thường dưới đây, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám:

   • Đau bụng quằn quại. 

   • Sốt cao, khiến trẻ rơi vào trạng thái lơ mơ, thậm chí co giật. 

   • Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục trong hai cữ sữa hoặc nôn nhiều trên 3 lần/ngày. 

   • Trẻ không tăng cân, sụt ký và quấy khóc thường xuyên do khó chịu. 

   • Trẻ có dấu hiệu mất nước như khô miệng, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày). 

   • Trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng, xanh lá cây, đỏ hoặc trẻ nôn ra chất như bã cà phê.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao

 

 6. Trẻ sơ sinh hay ọc sữa phải làm sao?

Một vài cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa mà phụ huynh có thể tham khảo như:

6.1. Nghiêng người trẻ sang một bên

Trẻ bị ọc sữa và cách khắc phục ngay tức thì như thế nào? Đó là bố mẹ cần giữ bình tĩnh, không bế thốc trẻ lên mà hãy nghiêng người con sang một bên. Sau đó, nhẹ nhàng nâng trẻ lên và lấy khăn lau miệng. Nếu trẻ ọc sữa qua mũi miệng, thì cần vệ sinh miệng trước – mũi sau. Lưu ý, không dùng miệng hút sữa trong mũi và vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.

6.2. Chia nhỏ khẩu phần sữa của trẻ

Một mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh là chia nhỏ khẩu phần sữa mỗi ngày cho bé bú. Theo đó, thay vì mẹ cho bé bú quá nhiều sữa trong một lần thì hãy chia nhỏ số cữ bú với lượng sữa được giảm bớt mỗi lần. Như vậy sẽ không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của con và hạn chế được tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa.

6.3. Cho trẻ bú đúng cách

Cho trẻ bú đúng cách cũng là một trong những bí quyết giảm ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Với trẻ bú mẹ, mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc nằm sao cho thoải mái. Giữ đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng; bụng trẻ áp vào bụng mẹ; mặt trẻ quay vào vú mẹ. Khi bú, miệng trẻ phải mở rộng ngậm núm vú, môi dưới hướng ra ngoài và cằm phải chạm vào vú mẹ.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa xử trí như thế nào

 

Để tránh tình trạng bé bú bình hay ọc sữa, bố mẹ nên giữ nghiêng ở góc 45 độ, sao cho lượng sữa tràn ngập cổ bình, tránh tình trạng không khí đi vào dạ dày, gây ra tức bụng và nôn trớ.

6.4. Đảm bảo núm vú phù hợp với miệng trẻ

Một cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ chia sẻ là hãy dùng núm vú bình sữa phù hợp với miệng trẻ. Tránh chọn núm vú quá nhỏ sẽ làm trẻ gắng sức khi bú nên dễ nuốt hơi vào dạ dày nhiều. Ngược lại, nếu lỗ núm quá to, sữa xuống nhanh và nhiều sẽ làm trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Để phát hiện em bé bú hơi nhiều mẹ chỉ cần quan sát, nếu thấy bình sùi bọt liên tục tức là quá nhiều hơi bên trong.

6.5. Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa

Trẻ sơ sinh dễ bị nuốt hơi khi đang uống sữa. Lúc này, nếu bố mẹ cho bé nằm ngay, có thể khiến dạ dày “đầy” khí, gây ra hiện tượng ọc sữa. Cách khắc phục là sau khi bú, em bé phải được bồng hơi đứng và vuốt nhẹ hai bên lưng cho ợ trong vòng 10 – 15 phút. Kế đến, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm xuống, kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ và gập bụng.

6.6. Nới lỏng quần áo của bé

Làm thế nào để bé không bị ọc sữa? Đó là bố mẹ hãy chú ý nới lỏng quần áo của bé, mặc đồ càng thoáng càng tốt. Đặc biệt là khu vực quanh bụng, để hạn chế chèn ép dạ dày, khiến trẻ sơ sinh ọc trớ sữa.

nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ

 

6.7. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao? Cho con ngủ tư thế

Để giảm nguy cơ trào ngược khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ, mẹ nên đặt đầu, vai, mông của bé thẳng và nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ. 

Gợi ý cho mẹ một tư thế hạn chế tình trạng trẻ bị trớ sữa khi ngủ khác là cho trẻ nằm nghiêng sang trái hoặc xếp chăn mền thành một cái “kén” và đặt trẻ nằm trong giống tư thế trong bụng mẹ. Tư thế này còn giúp bé yêu ngủ ngon và sâu giấc.

Ngoài ra, cần chú ý không để trẻ nằm sấp vì sẽ gây áp lực lên dạ dày, từ đó làm cho trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa về đêm. Không ru con ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh để ngăn ngừa rối loạn nhịp thở.

6.8. Bổ sung Canxi, vitamin D

Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, khó ngủ thì rất có thể trẻ bị thiếu hụt vitamin D, Canxi. Lúc này, bổ sung Canxi, vitamin D đầy đủ cho con theo khuyến cáo của bác sĩ là giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình trớ sữa.

** Hiện nay trên thị trường có xuất hiện thuốc trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh. Nhưng mẹ không nên ‘vội tin’ và cho trẻ sử dụng. Với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh gây hại đến sức khỏe của con.

7. Một số câu hỏi về tình trạng bé hay ọc sữa

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi bé bị ọc trớ sữa: 

7.1. Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại không?

Trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại không vì nhiều mẹ lo sợ con sẽ bị đói. Theo đó, khi con bị ọc sữa, mẹ không nên cho trẻ bú lại vì sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến dạ dày hoạt động quá sức và có thể làm trẻ nôn nhiều hơn. 

7.2. Trẻ bị ọc sữa bao lâu cho bú lại? 

Khi ọc trớ sữa, trẻ rất mệt và có thể khó thở. Vì vậy mẹ nên để cho con nghỉ ngơi, sau 30 phút đến 1 giờ thì có thể cho con bú lại.

7.3. Bé mấy tháng hết ọc sữa? 

Tình trạng ọc sữa sẽ thuyên giảm và tự hết khi trẻ sau 6-12 tháng tuổi trở đi. 

7.4. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè do đâu? 

Nếu trẻ sơ sinh bị sặc sữa thở khò khè thì rất có thể sữa khi ọc đã thoát qua đường hô hấp, kích thích tăng tiết đàm. Lúc này, bố mẹ sẽ nghe trẻ thở khò khè, thở nặng như có dị vật bên trong. 

7.5. Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi có sao không? 

Nếu bé ọc sữa thành vòi, ói sau khi bú > 1 giờ, ói thường xuyên là biểu hiện cho thấy bé bị trớ sữa nặng. Trong trường hợp này, nên đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt.

7.6. Tại sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi?

Khi trớ sữa, có bé nôn ói sữa ra miệng nhưng cũng có bé ọc sữa lên đường mũi. Nguyên nhân là do mũi được nối thông với cổ họng mà khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Vì vậy đôi khi trẻ bị sặc sữa lên mũi thở khò khè.  

7.7. Trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi có sao không?

Trẻ bị ọc sữa, sặc sữa là tình trạng nguy hiểm, cần xử lý kịp thời. Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị ọc sữa ra mũi rất dễ dẫn đến nguy cơ ngạt thở. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh ọc sữa từ mũi còn gây kích ứng tại đây, mũi bị đau nhức làm cho trẻ quấy khóc, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý của con.

7.8. Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi

Trớ sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh cần xử lý càng nhanh càng tốt. 

Đầu tiên: Bố mẹ nên bế trẻ ở tư thế ngồi thẳng, để bé ho và phun sữa ra và lau sạch sữa ở miệng, mũi. 

Bước 2: Nếu bé khó thở, mẹ cần hút sữa từ mũi và miệng ngay lập tức rồi kích thích bé thở ra bằng cách véo trẻ. 

Bước 3: Nếu bé vẫn có biểu hiện khó thở, da tím tái thì mẹ cần dốc ngược bé lên. Đặc bé nằm úp lên cánh tay của bạn, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, 5 cái một. Tiếp đến lật bé trở lại xem con đã ọc hết sữa và thở lại bình thường chưa.

Bước 4: Nếu con vẫn không có dấu hiệu thở thì cách sơ cứu là đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực để bé hít thở. 

Trong trường hợp, con vẫn chưa thở được, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức, đồng thời thực hiện lại từ bước 2, 3, 4. 

Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị ọc sữa là một hiện tượng thường gặp, có thể khắc phục dễ dàng, nhưng không nên chủ quan xem nhẹ. Bên cạnh việc nắm rõ cách xử lý trẻ sơ sinh bị trớ sữa đúng đắn để kịp thời ứng phó, bảo vệ an toàn cho con, cha mẹ đừng quên chọn sữa có đạm mềm, nhỏ tự nhiên, êm dịu với hệ tiêu hóa non yếu của con, trong trường hợp trẻ bú sữa công thức. Hiện nay, Friso Gold và Friso Gold Pro được biết đến là dòng sữa bột dễ tiêu hóa, dễ hấp thu được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho bé yêu sử dụng.

FRISO GOLD

Thành phần sữa Friso Gold chứa đạm nhỏ, mềm được bảo toàn hơn 90% cấu trúc gần với tự nhiên, giúp bé tiêu hóa dễ dàng, không bị đầy hơi và giảm tình trạng ọc sữa. Trong công thức sữa còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, giúp nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh từ bên trong để con tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. 

Chưa hết, nguồn sữa mát chất lượng cao nhập khẩu 100% từ Hà Lan, được lấy từ giống bò thuần chủng Hà Lan sẽ mang đến cho bé dòng sữa thơm mát ngọt lành, êm dịu tiêu hóa. Cùng hương vị thanh nhạt tự nhiên, không chứa đường và hương liệu nên bé dễ dàng làm quen, uống ngon và không gây nôn trớ.

FRISO GOLD PRO

Nhằm hoàn thiện tiêu hóa và tăng cường đề kháng để tiêu diệt hại khuẩn, cải thiện ọc sữa ở trẻ sơ sinh, Friso Gold Pro chứa hai dưỡng chất quý chất xơ PureGOS và HMO. Trong khi chất xơ PureGOS sản sinh lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa suôn sẻ để chiếc bụng nhỏ xíu của con được xoa dịu và thoải mái. Đại dưỡng chất HMO (có trong sữa mẹ) sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tạo thành “tấm lá chắn” vô hình bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế bị ốm vặt.

Không chỉ vậy, vị sữa thanh nhạt, tươi ngon thuần khiết nhờ không chứa đường và hương liệu, hương vị gần gũi giống với sữa mẹ nên rất hợp khẩu vị, giúp con uống ngon và khỏe mạnh từng ngày mà vẫn hạn chế béo phì, sâu răng hiệu quả.