Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho và 4 CÁCH CHỮA hiệu quả
Chứng ợ chua ợ nóng là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày, nhưng ho dai dẳng nhiều ngày, ho mãn tính cũng là một triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày mà ít người biết đến. Vậy nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho do đâu và cách điều trị ho do trào ngược dạ dày như thế nào?
1. Bệnh trào ngược dạ dày
Khi nhắc đến bệnh trào ngược dạ dày là nhắc đến tình trạng dịch trong dạ dày đi ngược lên trên thực quản về phía cổ họng, cảm giác như thức ăn đang quay lại cổ họng. Bạn luôn có cảm giác:
- Khó chịu
- Nóng rát dọc từ dạ dày lên đến cổ họng
- Miệng có vị chua, đắng của acid và dịch mật.
Để thức ăn có thể đi xuống dạ dày, chúng cần phải đi qua ống thực quản và qua một cái van nhỏ là cơ thắt thực quản dưới. Đây là một bộ phận rất đặc biệt, nối liền thực quản và dạ dày đồng thời giúp giữ thức ăn ở yên trong dạ dày không đi ngược lên phía trên.
Khi bạn bị trào ngược dạ dày tức là van cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu. Van mở ngay cả khi không có thức ăn và tất nhiên dịch vị sẽ trào ra khỏi dạ dày và đi lên phía trên.
2. Cơ chế gây ho của trào ngược dạ dày
Rất nhiều người thắc mắc tại sao tôi bị ho mà lại kê thuốc dạ dày cho tôi, hay ho thì có liên quan gì đến hệ tiêu hóa. Thông thường, nhắc đến ho mọi người thường nghĩ ngay đến những vấn đề về đường hô hấp, nhưng thực tế là do trào ngược axit gây ho. Có đến 25% tổng số bệnh nhân trào ngược có triệu chứng ho mãn tính.
Chúng tôi đã tham khảo ý kiến từ GS TS Bác Sỹ Nguyễn Khánh Trạch để tìm hiểu cơ chế trào ngược dạ dày gây ho và được giáo sư tham vấn như sau.
2.1 . Trào ngược axit gây ho, viêm họng
Đặc trưng nhất của bệnh trào ngược đó là axit, dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên hệ hô hấp, điều này diễn ra thường xuyên sẽ gây viêm, tổn thương niêm mạc thực quản.
Có nhiều trường hợp trào ngược dạ dày nặng còn dẫn đến loét thực quản, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, và ho là hiện tượng dễ hiểu.
2.2. Thần kinh cơ
Trào ngược dạ dày gây ho khó thở khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản và có thể tràn sang thanh quản và phổi. Khi đó, cơ chế phản xạ ở đường hô hấp dưới được kích thích sinh ra phản ứng ho. Có thể nói, ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để bảo vệ và ngăn không cho acid dạ dày đi vào phổi.
2.3. Loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp
Acid dịch vị có thể trào ngược lên thanh quản và gây tổn thương niêm mạc thanh quản cũng như mạng lưới đường thở của hệ hô hấp. Ho là một phản xạ để tống các yếu tố gây kích ứng độc hại này ra khỏi hệ hô hấp.
3. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây ho
Các nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây ho thường được chia làm hai nhóm:
3.1. Nguyên nhân bệnh lý
- Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Những tổn thương trong dạ dày tá tràng ảnh hưởng rất lớn chức năng hoạt động của dạ dày đặc biệt là việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ sinh ra khí trong dạ dày, dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị hơn đồng thời kích thích trào ngược dạ dày. Đây là nguyên nhân dẫn đến
trào ngược dạ dày gây ho đờm
- Do bẩm sinh: Một số người bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoành…khiến cho chức năng cơ thắt thực quản dưới kém gây ra trào ngược dạ dày.
3.2. Nguyên nhân do lối sống
- Do căng thẳng, stress: Cortisol được sinh ra khi bạn căng thẳng stress và là yếu tố làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp đẩy dịch vị, làm trào ngược dạ dày thực quản gây ho.
- Béo phì: Cân nặng cơ thể sẽ tạo áp lực làm cho cơ thắt thực quản dưới giãn rộng ra, gây trào ngược dạ dày.
- Ăn uống thiếu khoa học: Sử dụng những loại thực phẩm làm tăng tiết acid, kích thích dạ dày, ăn quá no, ăn nhanh, vận động mạnh sau khi ăn, đi nằm sau khi ăn…làm rối loạn tiêu hóa và gây trào ngược.
- Chế độ sinh hoạt: Làm việc muộn, thức khuya, sự thiếu hợp lý giữa làm việc – sinh hoạt – nghỉ ngơi sẽ kích thích trào ngược dạ dày.
4. Phân biệt ho thường và ho trào ngược dạ dày
Việc phân biệt khá khó khăn do có rất nhiều biểu hiện giống nhau, tuy nhiên để ý kỹ những điều dưới đây sẽ giúp bạn biết được sự khác biệt.
4.1. Ho thường
Ho thường và trào ngược axit dạ dày gây ho có biểu hiện giống nhau là:
- Ho liên tục
- Ho có đờm
- Ho khan
- Khó thở
- Đau họng
- Đau rát và vướng trong cổ họng
- Khản giọng, khản tiến.
Tuy nhiên, với mỗi loại bệnh lý các triệu chứng đi kèm thường không giống nhau và đây chính là dấu hiệu để phân biệt các loại bệnh lý về ho.
4.2. Ho do trào ngược dạ dày
Khác với ho thường, ho do trào ngược dạ dày thường có đặc điểm sau:
- Ho lâu ngày, thường ho trên bốn tuần
- Trào ngược dạ dày gây ho đờm trong cổ họng
- Ho sau khi ăn xong hoặc ho về đêm
- Ho khi bạn đang nằm
- Cảm giác nóng rát ở phần giữa ngực và phía sau xương ức
- Khàn giọng, khàn tiếng vào buổi sáng
- Hôi miệng