Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý hiệu quả nhất

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là viêm da cơ địa; có thể tái phát và khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các mẹ về nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa.

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì? 

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi với nhiều tên khác như bệnh eczema, bệnh lác sữa hay bệnh viêm da cơ địa. Chàm sữa là một bệnh viêm da mãn tính do rối loạn hệ thống miễn dịch của trẻ. 

Theo thống kê, có tới 20% trường hợp đến phòng khám da liễu vì căn bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Có thể thấy đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là giai đoạn 2-3 tháng tuổi. 

Chàm sữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là giai đoạn 2-3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt (thường là hai bên má) và có thể lan ra tay chân, hoặc toàn thân. Cha mẹ có thể nhận biết chàm sữa thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Ban đầu, da trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ (mảng hồng ban) kèm với mụn nước nhỏ. Khi chạm vào sẽ thấy cảm giác thô ráp.

  • Ban đầu, chàm xuất hiện ở hai bên má, sau đó lan dần ra các khu vực khác, xuống cổ, ngực, thậm chí khắp cơ thể trẻ. Vùng mặc bỉm và nách là hai vùng ít khi bị ảnh hưởng bởi chàm.

  • Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến trẻ đưa tay lên đầu hoặc dụi mặt xuống gối. Hành động này khiến mụn nước vỡ ra, thậm chí chảy máu và dần dần tạo thành một lớp da dày cứng.

  • Sau 1 tuần xuất hiện các mảng hồng ban đầu tiên, da non sẽ bắt đầu tái tạo gây cảm giác ngứa ngáy hơn. Trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn, thậm chí biếng ăn, mất ngủ.

Bố mẹ cần lưu ý giữ cho khu vực bị chàm sữa sơ sinh luôn sạch sẽ đồng thời điều trị càng sớm càng tốt, tránh bội nhiễm da và sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất.

y khóc nhiều hơn. Trước tình trạng này, bố mẹ có thể tham khảo các giải pháp sau đây.

 Di truyền

Đứa trẻ có gia đình và cha mẹ có tiền sử dị ứng, hen suyễn và nổi mề đay có nguy cơ bị chàm cao hơn những đứa trẻ khác. Nếu cha mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì 80% con cái sẽ mắc bệnh này.

Hàng rào bảo vệ da

Hàng rào bảo vệ da là lớp ngoài cùng của da, có tác dụng như lá chắn bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, ngăn không cho độ ẩm trong da bốc hơi và giữ ẩm da. Trong những năm đầu đời, da của trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Do đó hàng rào bảo vệ da rất dễ bị tổn thương. 

Khi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, quá trình bay hơi nước sẽ mạnh hơn giữ nước. Điều này khiến da bị mất nước và tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập và làm tổn thương da của trẻ.

Tác nhân khác

Thời tiết, khí hậu, các dị nguyên trong không khí, thức ăn… là những yếu tố gây ra chàm sữa và khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch cũng cũng là nguyên nhân khiến bệnh chàm tiến triển.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Vậy trẻ sơ sinh bị chàm sữa phải làm sao?

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh khiến nhiều bố mẹ đau đầu, xót ruột. Bởi các vết mụn xuất hiện trên mặt và khiến trẻ khó chịu dẫn đến quá trình trẻ bị chàm sữa. 

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Viêm da cơ địa thường biến mất một cách tự nhiên sau hai tuổi do khả năng phòng vệ của trẻ được củng cố và hệ miễn dịch phát triển ổn định hơn.

Đối với mỗi đợt chàm sữa, nếu xử trí đúng cách và hệ miễn dịch của trẻ tốt thì thời gian tự khỏi vào khoảng 7-10 ngày.

Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Sử dụng một số loại lá tự nhiên để tắm cho bé chính là mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh mà các bà các mẹ thường truyền tai nhau.

Các loại lá được sử dụng để chữa chàm ở trẻ sơ sinh

Các loại lá được sử dụng để chữa chàm ở trẻ sơ sinh thường là:

  • Lá trà xanh

Thành phần chủ yếu trong lá trà là tannin giúp làm se da, kháng viêm. Trong lá trà còn chứa các chất như sterol và catechin có thể kiểm soát hoạt động của vi khuẩn có hại, giúp mau lành vết thương và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

  • Lá trầu không

Các loại tinh dầu trong lá trầu không rất đa dạng và có hoạt tính sinh học khá mạnh. Chúng có tác dụng kháng sinh, ức chế nhiều loại vi khuẩn,… Từ đó ngăn ngừa chàm bội nhiễm.

  • Lá ổi

Cũng giống như lá trà xanh, trong lá ổi chứa nhiều Tanin, vitamin K, Alpha Limonene,… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và giúp cân bằng lại độ đàn hồi của da.

Mẹ chỉ cần rửa sạch một trong 3 loại lá trên, sau đó đun với nước để tắm cho trẻ. Đây là mẹo làm giảm các triệu chứng khó chịu mà chàm sữa gây ra. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để tránh tình trạng dị ứng không mong muốn.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa bôi thuốc gì?

Các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thường được giảm bớt bằng cách sử dụng các sản phẩm không kê đơn như kem và thuốc mỡ.

Các sản phẩm dưỡng ẩm chứa ceramide có thể giúp dưỡng ẩm tốt cho da của trẻ. Nên chọn sản phẩm không mùi, dịu nhẹ và sử dụng ngay sau khi tắm. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho da của trẻ. Trong trường hợp nặng thì trẻ có thể phải dùng thuốc theo toa.

Các sản phẩm dưỡng ẩm chứa ceramide có thể giúp dưỡng ẩm tốt cho da của trẻ

Lưu ý: Một số trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc bôi chứa corticoid. Thuốc bôi ngoài da chứa thành phần corticosteroid có đặc tính chống viêm. Tuy nhiên, không được lạm dụng loại thuốc này và cần sử dụng đúng như hướng dẫn của bác sĩ.

Da trẻ sơ sinh còn rất mỏng, kết cấu chưa săn chắc nên rất dễ bị mất sắc tố, teo da hoặc suy tuyến thượng thận. Nếu không cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi ngoài da không chứa corticoid.

Cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh vấn đề chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị, bố mẹ không nên bỏ qua các phương pháp phòng ngừa ngay sau đây.

Giữ cho da của trẻ luôn sạch sẽ

Mẹ nên giữ cho da trẻ luôn khô ráo và sạch sẽ. Thường xuyên thay tã lót và vệ sinh răng miệng cho trẻ. Trẻ bị chàm sữa nên tắm bằng nước ấm trong vòng 10 phút. Chọn loại sữa tắm dịu nhẹ và không chứa chất tẩy rửa gây kích ứng da. 

Trẻ bị chàm sữa nên tắm bằng nước ấm trong vòng 10 phút

Trong quá trình tắm, không chà xát mạnh da trẻ bằng chất liệu khô, cứng. Không cho trẻ tiếp xúc với các chất có tính kiềm như xà phòng, bột giặt, chất tẩy trắng, nước hoa.

Mẹ nên cấp ẩm cho làn da của trẻ thường xuyên với các loại thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da phù hợp và bôi ngay khi trẻ tắm xong, da còn ẩm.

Lưu ý: Khi trẻ bị chàm sữa, mẹ nên cắt ngắn và mài nhẵn móng tay của trẻ để tránh trẻ cào xước da. Đeo bao tay cho trẻ sơ sinh để trẻ không cào lung tung, tránh cào xước vết chàm.

Giữ không gian sống sạch sẽ

Đảm bảo không gian sống của trẻ luôn thoáng đãng, sạch sẽ không có khói bụi hoặc lông động vật. Loại bỏ các chất gây kích ứng và dị ứng cho trẻ mà cha mẹ đã biết. Dọn phòng sạch sẽ và thường xuyên thay ga trải giường, giặt chăn gối cho trẻ.

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

  • Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, thực phẩm dầu mỡ, chiên rán hoặc đồ ăn nóng. Bởi chúng có thể gây ngứa và tiết nhiều mồ hôi. Hạn chế ăn thức ăn có nhiều gia vị mạnh, cay nồng vì nó sẽ khiến sữa mẹ bị nóng làm ảnh hưởng đến trẻ.

  • Mẹ nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất để tăng dinh dưỡng và sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn đa dạng thức ăn từ 6 tháng trở lên.

  • Đối với trẻ sử dụng sữa công thức, mẹ cần chọn loại sữa phù hợp với trẻ, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và tăng sức đề kháng để phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trong đó có bệnh chàm sữa.

Hiện nay, dòng sản phẩm sữa dê Úc, sữa bò Úc đang nhận được sự tin dùng của đông đảo mẹ bỉm sữa Việt Nam. Đây là dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ sơ sinh tập trung vào tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch từ bên trong, giúp trẻ phát triển song song cả về thể chất và trí não. Chính vì vậy, bố mẹ có thể tham khảo và lựa chọn dòng sản phẩm này cho bé yêu của mình.

Sử dụng trang phục được làm từ vải mềm

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và mềm mại. Nên mặc trang phục có chất liệu bằng chất liệu cotton hoặc lụa. Tránh cho trẻ mặc đồ chật và bằng chất liệu len, sợi tổng hợp vì dễ gây bí tắc, kích ứng da của trẻ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ có thêm thông tin bổ ích về bệnh chàm sữa và cách điều trị, phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Nếu bệnh kéo dài và có những chuyển biến xấu, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị tích cực.

Trần Thị Kim Hoàn

Trần Thị Kim Hoàn

Là giám đôc CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU HOAN TT – Một doanh nghiệp chuyên phân phối dòng sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam, tôi luôn mong sản phẩm của mình mang đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.