Nguyên nhân bé chậm mọc răng và cách xử lý dành cho mẹ – Cửa sổ vàng
Bạn đang lo lắng về chuyện “con nhà người ta” đã bắt đầu mọc răng còn bé nhà mình vẫn cười trơ lợi? Mặc dù đã thử đủ mẹo, làm theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm mà những chiếc răng nhỏ xinh vẫn chưa chịu nhú lên.
Vậy nguyên nhân nào khiến bé chậm mọc răng, nó có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để đưa ra biện pháp giúp con sớm mọc răng nhé!
Dấu hiệu của trẻ khi bắt đầu mọc răng
Theo tài liệu của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên trong khoảng 6 – 8 tháng tuổi. Tùy theo từng bé mà bộ răng sữa sẽ mọc xong lúc bé 2 -3 tuổi với đầy đủ 20 răng.
Mẹ có thể dễ dàng nhận biết bé mọc răng thông qua những dấu hiệu sau:
Trong giai đoạn mọc răng trẻ thường xuyên chảy nước dãi, cằm có những nốt mẩn đỏ. Khi chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu nhú lên kích thích nước dãi của bé chảy ra nhiều hơn, đây là vấn hết sức bình thường, mẹ đừng quá lo lắng và chú ý giữ vệ sinh miệng để hạn chế những nốt mẩn đỏ do nước dãi tiếp xúc với các vùng da ở cằm, cổ của con.
Các cơn ho bắt đầu xuất hiện kèm theo sốt. Cơn ho của bé diễn ra với tần suất ít do có nhiều nước dãi trong miệng. Theo các chuyên gia, thời điểm này hệ miễn dịch của bé có nhiều thay đổi nên vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập khiến bé sốt nhẹ.
Bé hay quấy khóc, bỏ bú. Khi mọc răng vùng nướu, lợi sẽ sưng lên làm bé đau, luôn trong tâm trạng khó chịu, quấy khóc và bỏ bú.
Hay gặm ngón tay hoặc bất kỳ đồ vật gì trong tầm với của trẻ. Lúc này vùng lợi của bé cảm thấy ngứa ngáy, bé cắn ti mẹ, gặm ngón tay và mọi đồ vật có thể cho vừa miệng.
Nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng
Chậm mọc răng không phải là vấn đề hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên trong trường hợp nghi ngờ do những vấn đề bất thường về sức khỏe thì bố mẹ nên có kế hoạch đưa bé đi khám để có cách giải quyết kịp thời. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc bé chậm mọc răng:
Bé chậm mọc răng do di truyền. Nếu trong gia đình bạn cũng từng có người mọc răng chậm thì có thể bé đã thừa hưởng gen di truyền từ những người thân trong gia đình.
Suy giảm hoạt động của tuyến giáp gây ra việc chậm mọc răng ở trẻ nhỏ. Đối với trường hợp này cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, suy tuyến giáp còn là nguyên nhân dẫn đến việc thừa cân, chậm nói và chậm đi ở trẻ.
Thiếu vitamin D làm cản trở quá trình mọc răng của con. Vitamin D giúp cơ thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Nếu đây nguyên nhân thì các mẹ cần nhanh chóng bổ sung vitamin D trong các bữa ăn của con.
Trẻ sinh non. Theo các chuyên gia y khoa, trẻ sinh non, nhẹ cân có tỷ lệ mọc chậm răng cao hơn trẻ sinh đủ tháng.
Thiếu canxi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bé mọc chậm răng. Canxi là dưỡng chất quan trọng trong quá trình hình thành hệ xương và răng cho trẻ. Trong chế độ ăn của bé cần được bổ sung đủ canxi để giúp xương chắc khỏe, bé cao lớn và mọc răng đúng thời kỳ.
Thiếu enzyme để giúp mầm răng tách và chồi ra khỏi nướu
Các yếu tố bên ngoài như: bệnh lý răng miệng, viêm nhiễm răng miệng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé. Nếu mẹ thấy bé có biểu hiện về bệnh lý răng miệng bạn cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám.
Mẹ có thể làm gì để cải thiện tình trạng bé chậm mọc răng
Trong giai đoạn mang thai và cho con bú mẹ cần có chế độ ăn cân bằng, đủ các nhóm dưỡng chất để con phát triển khỏe mạnh. Tuyệt đối không được ăn kiêng vì sợ không kiểm soát được cân nặng mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi và vitamin cho thai nhi.
Một số phương pháp cho mẹ tham khảo khi con yêu chậm mọc răng:
Gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ đặc biệt là nguồn thực phẩm giàu canxi tự nhiên như vừng, các loại ra xanh xẫm, chất béo tốt: bơ, óc chó, các loại hạt…
Bổ sung canxi và vitamin D cho bé, nếu bổ sung dưới dạng thuốc thì phải có sự đồng ý của bác sĩ. Trong 6 tháng đầu bé cần từ 200 – 300 mg canxi để phát triển hệ xương và răng chắc khỏe. Khi bé được 1 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tắm nắng khoảng 15 – 20 phút vào sáng sớm (trước 9h) để tổng hợp vitamin D.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình ăn dặm của bé. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến tỷ lệ cân bằng giữa canxi và photpho để giúp xương và răng của bé chắc khỏe. Theo tiêu chuẩn của WHO/FAO, tỷ lệ Ca/P thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên nằm trong khoảng 1 – 1.5. Nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh là 0.4 – 0.6 mg/ngày, trẻ từ 1 – 3 tuổi là 0.7 – 1.4 mg/ngày. Bố mẹ cần ghi nhớ những mốc này khi lên khẩu phần ăn cho con.
Bổ sung enzyme để tăng cường quá trình trao đổi chất, chống viêm, và thúc đẩy mầm răng chồi ra khỏi nướu.
Trên đây là chia sẻ về một số nguyên nhân phổ biến khiến bé chậm mọc răng cũng như cách xử lý. Hi vọng những thông tin từ bài viết này sẽ giúp các mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời để trẻ phát triển tốt nhất. Hiện tượng bé chậm mọc răng khá phổ biến vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng nếu con vẫn phát triển bình thường về cả thể chất lẫn tâm lý. Trong trường hợp nghi ngờ con chậm mọc răng do những nguyên nhân bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để nhận được những tư vấn và hướng can thiệp kịp thời từ phía bác sĩ.
Pin
Share
531
Shares