Nguồn lực là gì? 5 nguồn lực doanh nghiệp cần tận dụng tối đa

Trong nền kinh tế, nguồn lực là “chìa khóa” giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ thống vững mạnh. Vậy nguồn lực là gì? Những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng khám phá chủ đề hữu ích này thông qua bài viết dưới đây.

I. Nguồn lực là gì?

Nguồn lực là sức mạnh bên trong của doanh nghiệp, nhờ có những nền tảng như tài chính, nhân lực, vật lực… mà các doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Hiểu một cách đơn giản, nguồn lực của doanh nghiệp chính là nội lực bên trong.

khái niệm nguồn lực là gìkhái niệm nguồn lực là gì

Nguồn lực bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người, thị trường… Mở rộng ra còn có hệ thống chính trị xã hội, tài sản quốc gia… Tất cả những nguồn lực này được khai thác nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất được gọi là nguồn lực.

1. Nguồn nhân lực

Trong phạm vi của nguồn lực là gì, con người là nhân tố không thế thiếu. Con người vừa là đối tượng quản lý, vừa là đội ngũ phụ trách trực tiếp các hoạt động .

Bởi vậy, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển một doanh nghiệp. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì hiệu suất công việc của bạn chắc chắn sẽ tăng lên, tạo nên sự cạnh tranh với các đối thủ khác.

2. Nguồn lực xã hội

Nguồn lực xã hội bao gồm các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp nhưng vẫn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Một số nguồn lực xã hội có thể kể đến như sự phát triển của khoa học công nghệ, chính sách quản lý của nhà nước, các chính sách chính trị, đối ngoại…

3. Nguồn lực cá nhân

Nguồn lực cá nhân là nguồn lực xuất phát từ các cá nhân. Mỗi người sẽ có khả năng, tài năng và tư duy khác nhau.

Khi tham gia vào quá trình lao động sản xuất, mỗi cá nhân sẽ đóng góp tài năng của mình cho doanh nghiệp. Nguồn lực cá nhân chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được tổ chức vững mạnh, sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới.

II. Các nguồn lực quan trọng trong doanh nghiệp 

Sau khi tìm hiểu khái niệm chung nguồn lực là gì, bạn cũng cần nắm được các nguồn lực cụ thể bên trong doanh nghiệp.

1. Nguồn lực của doanh nghiệp là gì?

Nguồn lực doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp sở hữu. Người đứng đầu và ban lãnh đạo, quản lý sẽ khai thác các nguồn lực này một cách hiệu quả để phụ vụ những mục đích kinh tế của công ty.

nguồn lực trong doanh nghiệp nguồn lực trong doanh nghiệp

Nguồn lực của doanh nghiệp được chia thành nguồn lực hữu hình như các loại trang thiết bị máy móc sản xuất, cơ sở vật chất… và nguồn lực vô hình như kinh nghiệm, các mối quan hệ,…

2. 5 nguồn lực quan trọng trong doanh nghiệp

Nhìn chung, các nguồn lực của doanh nghiệp hiện nay rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên có 5 nguồn lực chính cần được chú trọng phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như sau:

2.1. Nguồn lực con người

Đầu tư vào con người là sự đầu tư đúng đắn mà bất kỳ tổ chức, công ty nào cũng cần làm. Mỗi nhân viên sẽ đảm nhận các nhiệm vụ và trách nhiệm riêng. Khi đã có đủ kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, họ sẽ biết cách sử dụng thế mạnh của bản thân cũng như hợp tác hiệu quả để đưa doanh nghiệp bứt phá.

nguồn lực con người nguồn lực con người

Đây là nguồn lực doanh nghiệp có thể tự xây dựng bằng nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, người quản lý cần chú trọng việc tuyển dụng để tìm ra các ứng viên tiềm năng nhất. Điều này sẽ hạn chế chí phí đào tạo, thời gian hướng dẫn của công ty và nhân viên nhanh chóng làm quen với công việc hơn.

Đối với đội ngũ nhân sự nòng cốt, doanh nghiệp có thể cung cấp các khóa học cùng chuyên gia giúp họ nâng cao kỹ năng và năng lực chuyên môn.

2.2. Trang thiết bị

Trang thiết bị cũng là một nguồn lực của doanh nghiệp. Chúng thuộc nguồn lực hữu hình đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất diễn ra ổn định, bền vững.

Việc đưa các loại trang thiết bị hiện đại vào sản xuất sẽ giúp nâng cao hiệu suất, hỗ trợ con người trong các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hay có tính nguy hiểm. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm nhiều năng lượng, giảm thời gian làm việc nhưng vẫn đảm bảo tiến độ.

nguồn lực thiết bịnguồn lực thiết bị

Tuy nhiên, sự tiến bộ của công nghệ mới có thể khiến một số tài sản vật chất của doanh nghiệp trở nên lỗi thời. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng các doanh nghiệp nên triển khai kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế các loại máy móc cũ để làm mới dây chuyền sản xuất.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ:  KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ THIẾT LẬP MỤC TIÊU DÀNH CHO START UP VÀ DOANH NGHIỆP

2.3. Thị trường tiềm năng

Mỗi doanh nghiệp cần xác định lĩnh vực mà mình hướng đến, từ đó xác định thị trường tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Tìm kiếm được thị trường lý tưởng sẽ giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu chính xác và thúc đẩy quyết định mua hàng của họ.

Để làm được việc đó, ngay từ khi ra nhập thị trường, doanh nghiệp đã cần có chiến lược để tiếp cận thị trường tiềm năng. Đây là nơi tạo ra nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp tiến bước nhanh chóng trên chặng đua lợi nhuận.

Mặc dù vậy, sự cạnh tranh của nhiều đối thủ khác cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng vững chắc, chẩn bị các nguồn lực cần thiết nhằm thực hiện nhiều dự án thu hút hơn.

2.4. Kỹ năng quản trị và tầm nhìn chiến lược

Người chịu trách nhiệm đứng đầu doanh nghiệp luôn cần có những kỹ năng lãnh đạo tài tình và quyết đoán. Nổi bật trong số đó là kỹ năng quản trị và tầm nhìn chiến lược.

Dựa vào định hướng rõ ràng của nhà lãnh đạo, doanh nghiệp mới có thể xác định được con đường phát triển. Đồng thời, đội ngũ nhân viên thấu hiểu mục tiêu, phương án hoạt động đúng hướng và triển khai đồng bộ để đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, tầm nhìn chiến lược cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ được các bước đi cần thiết để đạt được vị thế mong muốn trong tương lai. Tầm nhìn này cần được xây dựng ngay khi doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động.

2.5. Vốn

Nguồn vốn là một trong các nguồn lực cơ bản, thiết yếu duy trì mọi hoạt động ban đầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động hay phát triển sản phẩm mới đều cần có nguồn vốn.

nguồn lực về vốn nguồn lực về vốn

Các doanh nghiệp để được thành lập cần có nguồn vốn điều lệ theo yêu cầu của pháp luật. Đây là nguồn lực tài chính ban đầu, làm cơ sở để doanh nghiệp thu hút thêm các nguồn vốn khác để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Nguồn lực này được chia ra thành nhiều hình thức như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, séc… Một số doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hay ở giai đoạn đầu tư sẽ có các nguồn vốn phổ biến từ góp vốn, cho vay và đầu tư bên ngoài.

Để tận dụng nguồn lực doanh nghiệp tốt nhất

HÃY THỬ NGAY PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC MISA AMIS

III. Tại sao doanh nghiệp phải tận dụng nguồn lực hiệu quả?

Hiện nay Nhà nước có xu hướng đưa ra nhiều chính sách mở cửa hấp dẫn nhằm khuyến khích doanh nghiệp hội nhập và đón nhận cơ hội đầu tư. Điều này không chỉ đem lại cơ hợi mà cũng khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn.

Lợi ích của nguồn lực là gìLợi ích của nguồn lực là gì

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thị trường nhiều biến động này thì cần chú trọng đến nguồn lực bên ngoài, sẵn sàng nguồn lực bên trong. Đặc biệt là nguồn lực về con người cần được chú ý trong công tác quản lý, phát triển chung.

Biết cách nắm bắt, tận dụng nguồn lực thông minh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, có đủ điều kiện cần thiết để đón nhận những cơ hội mới. Ngoài ra, cách làm này cũng cho phép đội ngũ quản lý tránh được tình trạng dư thừa, lãng phí.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

IV. Cách phân bổ nguồn lực tối ưu nhất

Phân bổ nguồn lực là cách phân chia các nhân tố phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với mục đích của doanh nghiệp. Vậy tiêu chuẩn chung để phân bổ nguồn lực là gì?

Yếu tố quan trọng nhất là doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng thực tế của khách hàng. Ngoài ra, để có đủ nguồn lực cho mọi hoạt động diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp phải biết cách sắp xếp, giao nhiệm vụ hợp lý.

Tùy từng hoàn cảnh thời điểm mà doanh nghiệp có thể ứng dụng các cách thức phân chia khác nhau. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

1. Dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp

Đa phần các doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển riêng vì đặc thù hoạt động, quy mô khác nhau. Chính vì vậy, việc phân bổ nguồn lực cũng nên dựa trên những chiến lược này.

cách phân bổ nguồn lựccách phân bổ nguồn lực

Mỗi mục tiêu chiến lược cần có những nguồn lực đáp ứng cụ thể. Doanh nghiệp xem xét nguồn lực hiện có, đánh giá mức độ quan trọng của mục tiêu để quyết định số lượng tài nguyên, nhân lực đảm nhận.

2. Đánh giá tổng quan về các nguồn lực

Hiện doanh nghiệp đang có những nguồn lực nào? Đội ngũ có cần bổ sung thêm nguồn lực mới không? Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, người lãnh đạo sẽ đánh giá chính xác hơn về nhu cầu của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định phù hợp.

3. Đảm bảo nguồn nhân lực được phân bố hợp lý, đầy đủ ở từng bộ phận

Đây là nguồn lực đặc biệt cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động chức năng, chuyên môn diễn ra thuận lợi. Trưởng bộ phận sẽ là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá, lên kế hoạch và sử dụng các nguồn lực này.

4. Chú ý theo dõi điều chỉnh nguồn lực theo tình hình sản xuất kinh doanh

Khi phát hiện các nguồn lực đang nằm rải rác, gây ra tình trạng lãng phí thì doanh nghiệp phải nhanh chóng ngăn chặn. Nếu không, chúng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ bộ máy chung. Mặt khác, khi nhận thấy cần bổ sung nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, người lãnh đạo phải áp dụng các phương án huy động kịp thời.

IV. Kết luận 

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi nguồn lực là gì? Có thể thấy, nguồn lực của doanh nghiệp vô cùng phong phú từ nguồn lực bên trong đến các nguồn lực bên ngoài.

Do vậy, để được những mục đích đề ra đỏi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp huy động, phân bổ và quản lý nguồn lực chính xác. Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang đến những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Hãy tiếp tục theo dõi MISA AMIS để cập nhật thêm nhiều kiến thức quản lý điều hành hữu ích khác!

 2,778 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

1

Trung bình:

5

]