Nguồn gốc của bức xạ ion hóa –
Nguồn gốc của bức xạ ion hóa
I. Bức xạ có nguồn gốc tự nhiên
Chiếu xạ tự nhiên: là sự chiếu xạ từ các nguồn phóng xạ tự nhiên. Con người sống trên trái đất bị chiếu xạ mọi lúc, mọi nơi từ các bức xạ có nguồn gốc tự nhiên:
1) Bức xạ vũ trụ: Các tia từ vũ trụ bay vào trái đất.
2) Bức xạ phát ra từ các hạt nhân phóng xạ tự nhiên có trong vỏ trái đất. Trung bình đất đá chứa 1% kali (trong đó có 40K); 2,5.10-4 % uran và 8.10-4 % thori.
3) Trong thức ăn luôn chứa các đồng vị phóng xạ, theo con đường tiêu hóa chúng đi vào cơ thể gây ra chiếu trong.
Bức xạ có nguồn gốc tự nhiên gây ra liều cao nhất chiếm cỡ 82%, trong đó liều do radon gây ra là cao nhất, chiếm 55 %.
II. Bức xạ có nguồn gốc nhân tạo
– Tất cả các sinh vật luôn bị chiếu xạ bởi các bức xạ có nguồn gốc tự nhiên, có hai nhóm người riêng biệt còn bị chiếu xạ bởi các nguồn bức xạ có nguồn gốc nhân tạo. Hai nhóm người này là công chúng và nhân viên bức xạ.
– Tỷ lệ bức xạ nhân tạo đối với công chúng là: Tia X trong y tế: 11%, y học hạt nhân 4 %, các sản phẩm tiêu dùng 3%, các nguồn khác < 1% , tổng cộng: 18%.
– Giới hạn liều hiệu dụng đối với công chúng trung bình trong 5 năm liên tiếp không quá 1 mSv/năm.
– Giới hạn liều hiệu dụng đối với nhân viên bức xạ (trên 18 tuổi) lấy trung bình trong 5 năm liên tiếp không quá 20 mSv/năm. Để kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp, nhân viên bức xạ phải được trang bị liều kế cá nhân và thực hiện việc đo liều với tần suất không quá 3 tháng/lần.
(tham khảo bài viết về liều kế cá nhân tại: https://www.antoanbucxa.vn/vinarad-cung-cap-dich-vu-giam-sat-lieu-ke-va-lieu-ke-ca-nhan-cho-ban/)
III. Một số thiết bị và nguồn phóng xạ phát ra bức xạ ion hóa
– Lĩnh vực y tế: Các tia X phát ra từ máy X quang trong y tế chẩn đoán hình ảnh. Các đồng vị phóng xạ sử dụng trong y học hạt nhân như 131I, 32P. Các nguồn phóng xạ, các máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị…
– Các máy X quang và các nguồn phóng xạ sử dụng trong dụng công nghiệp như: máy phân tích huỳnh quang tia X, máy nhiễu xạ tia X, thiết bị phân tích kích hoạt nơtron, đo độ dày, đo mức chất lỏng, đo mật độ, đo độ ẩm, các nguồn phóng xạ sử dụng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, thăm dò địa chất, chiếu xạ thực phẩm…
– Các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ/nguồn phóng xạ cần phải tiến hành kiểm xạ khu vực sử dụng thiết bị/nguồn phóng xạ với tần suất tối thiểu 1 lần/năm để đánh giá an toàn bức xạ tại khu vực tiến hành công việc bức xạ.
(Dịch vụ kiểm xạ của VINARAD: https://www.antoanbucxa.vn/kiem-xa-do-danh-gia-an-toan-buc-xa/)