Nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và ý nghĩa phương pháp luận – Tài liệu text
Nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và ý nghĩa phương pháp luận
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.01 KB, 19 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
—–—–
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN
Đề tài:
NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG
CỦA TIỀN TỆ VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Giảng viên:
Nhóm sinh viên:
LỜI MỞ ĐẦU
1
Trong sự phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới, vấn đề tiền tệ là một vấn
đề mà xã hội rất mực quan tâm do tiền tệ ra đời làm cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ
được dễ dàng, thuận tiện hơn.
Tiền tệ được phát triển qua các giai đoạn khác nhau, có sự thay thế nhau giữa các
loại tiền trong từng thời kì. Ở Việt Nam cũng vậy, sự thay đổi tiền tệ, thay đổi hình thái
tiền tệ (kim loại, giấy, polime, thẻ,…), lịch sử tiền tệ cũng chịu ảnh hưởng của lịch sử
xã hội. Sự thay đổi đi lên của tiền tệ cũng là một cách để đánh giá sự phát triển kinh tế
của một đất nước.
Hiểu được vai trò quan trọng của tiền tệ nên nhóm em đã lựa chọn đề tài “Nguồn
gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và ý nghĩa phương pháp luận”. Tìm hiểu đề tài
này không những giúp nhóm em biết thêm những kiến thức về lịch sử xuất hiện của
tiền tệ mà còn hiểu biết sâu sắc hơn những thực tế xoay quanh chế độ tiền tệ, những
ảnh hưởng của tiền tệ với nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói
riêng.
Nội dung bài tiểu luận gồm có 6 chương:
Chương I: Định nghĩa về tiền tệ.
Chương II: Nguồn gốc của tiền tệ.
Chương III: Bản chất của tiền tệ.
Chương IV: Các chức năng của tiền tệ.
Chương V: Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.
Chương VI: Ý nghĩa phương pháp luận.
LỜI CẢM ƠN
2
Tiểu luận có thể được xem là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy để hoàn
thành một đề tài tiểu luận là một công việc không phải dễ đối với sinh viên năm nhất
chúng em. Chúng em đã tổ chức học nhóm và tìm tài liệu trên nhiều phương tiện như
giáo trình, sách báo, tài liệu ở thư viện, internet,…để nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
của Thầy giảng dạy bộ môn. Vì vậy, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đoàn Đức
Hiếu đã dạy cho chúng em và tất cả các bạn trong lớp những bài học quý báu. Thầy đã
tận tình dạy cho chúng em từng bài, giúp chúng em hiểu và biết vận dụng những quy
luật của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong cuộc sống thực tiễn. Với lượng kiến thức ít
ỏi, tài liệu còn hạn chế nên không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, mong thầy đóng góp
ý kiến để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin
chân thành cảm ơn thầy.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3
MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. ĐỊNH NGHĨA VỀ TIỀN TỆ
Theo kinh tế học thì “Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh
toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của
một quốc gia hay nền kinh tế”. Theo định nghĩa này tiền tệ còn có thể gọi là tiền lưu
thông.
Triết học Marx-Lênin, dựa theo nghiên cứu về lịch sử và bản chất tiền tệ của K.Marx,
định nghĩa: “Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm
vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và
biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa”.
4
Có sự khác biệt về cách định nghĩa về tiền tệ bởi vì những nhà kinh tế học trước
K.Marx giải thích tiền tệ dựa vào hình thái phát triển cao nhất của giá trị hàng hóa và
cho rằng tiền tệ là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa;
trong khi K.Marx nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
hóa, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hóa để tìm ra nguồn gốc và bản chất
của tiền tệ.
II.
NGUỒN GỐC CỦA TIỀN TỆ
Mác là một trong những người nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc nhất về tiền tệ. Riêng
về nguồn gốc và bản chất của tiền tệ Mác đã dành hẳn một chương trong bộ tư bản và
ông chỉ ra rằng đây là phạm trù kinh tế lịch sử, gắn liền với sự hình thành, tồn tại và
phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Theo Mác tiền đề là sản phẩm tự phát, tự nhiên
của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi nghiên cứu về tiền Mác viết: “Tiền là một vật
được kết tinh, hình thành một cách tự nhiên trong trao đổi”. Như vậy tiền đề cho sự ra
đời và phát triển của tiền tệ là sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Trong
lịch sử thoạt đầu người ta trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng. Khi sản xuất càng phát triển,
hàng hóa sản xuất ra càng nhiều, nhu cầu sử dụng của con người cũng nhiều theo. Việc
trao đổi hàng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ người sản xuất ra lúa cần cái mai để cuốc đất
nhưng người có mai không cần lúa mà cần vải, việc này buộc người có lúa phải đổi lấy
vải và sau đó dùng vải để đổi lấy mai. Nhu cầu trao đổi càng nhiều hàng hóa thì quá
trình trao đổi lòng vòng đó càng phức tạp hơn. Chính vì vậy, người ta đã nghĩ ra tìm
những vật làm trung gian cho các cuộc trao đổi đó, đây là vật ngang giá.
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi
hàng hóa. Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa vậy nên lịch sử của tiền tệ có thể
được nghiên cứu dựa trên sự phát triển của các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng
hóa. Trải qua tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức để đáp ứng
yêu cầu ngày càng đa dạng của đời sống kinh tế.
Lịch sử đã ghi nhận sự phát triển của hình thái giá trị qua bốn giai đoạn:
5
Hình thái giá trị giản đơn
Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao
đổi hàng hóa khi sự trao đổi vẫn mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp
vật này lấy vật khác.
Hình thái giá trị này tồn tại vào thời kì sơ khai của loài người, khi xã hội đã bắt
đầu có sự phân hóa về lao động cũng như hình thành nên các hình thức xã hội đầu
tiên. Do sự gia tăng sản xuất dẫn đến dư thừa hàng hóa, là điều kiện mở đầu cho sự
trao đổi trực tiếp giữa các cá thể trong xã hội. Ở hình thái giá trị này thì tỷ lệ trao đổi
là không cố định và bị phụ thuộc bởi nhu cầu và mong muốn trao đổi của người thực
hiện trao đổi.
K. Marx chỉ rõ: “Bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm ở trong hình thái
đơn giản đó”. Bản thân hình thái giá trị này bao gồm hình thái tương đối và hình thái
ngang giá. Hai hình thái này là hai mặt liên quan, không thể tách rời nhau nhưng cũng
là hai cực đối lập của một phương trình giá trị. Trong hình thái giá trị giản đơn hay
ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định. Hình thái vật ngang giá của giá trị có ba
đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; lao động cụ thể
trở thành hình thức biểu hiện lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình
thức biểu hiện lao động xã hội.
Vào thời gian sau, cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất, ngày càng
có nhiều mặt hàng tham gia vào trao đổi, đòi hỏi giá trị một hàng hóa phải được biểu
hiện ở nhiều hàng hóa khác cho nó. Do đó, hình thái giá trị giản đơn tự nó chuyển
sang hình thái mới của giá trị.
Ví dụ: 1 con gà= 8 kg gạo => sau một thời gian không đáp ứng được nhu cầu
trao đổi.
Ở đây giá trị của con gà được biểu hiện bằng gạo. Còn gạo là cái được dùng
được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của con gà. Với thuộc tính tự nhiên
của mình, gạo trở thành hiện thân giá trị của con gà. Sở dĩ như vậy vì bản thân gạo
cũng có giá trị.
Trong ví dụ, giá trị của 1 con gà, bản thân nó nếu đứng một mình thì không thể
phản ánh được hay biểu hiện được giá trị của nó là bao nhiêu. Muốn biết giá trị của 1
6
con gà cần phải đem nó ra so sánh với 8 kg gạo. Do đó hình thái giá trị của 1 con gà ở
đây là hình thái tương đối, còn 8kg gạo không biểu hiện được giá trị của bản thân nó
được, trong mối q uan hệ với con gà, nó chỉ biểu hiện giá trị của vải nên nó là hình
thái ngang giá so với giá trị của con gà. Nếu gạo muốn biểu hiện giá trị của mình, thì
phải đảo ngược phương trình lại: 8kg gạo = 1 con gà.
Hình thái giá trị đầy đủ
Thời kì tiếp sau sự phân công xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng
trọt, lượng hàng hóa tăng dẫn đến sự trao đổi thường xuyên hơn. Một hàng hóa này có
thể quan hệ với nhiều hàng hóa khác, tương ứng với giai đoạn này là hình thái giá trị
đầy đủ, thực chất chỉ là sự mở rộng của hình thái giá trị giản đơn bởi trên thực tế vẫn
chỉ là sự trao đổi trực tiếp với tỉ lệ trao đổi không cố định.
Sự phức tạp trong trao đổi khi số lượng hàng hóa trở nên nhiều và đa dạng hơn
đã manh nha hình thành một hình thái giá trị chung có khả năng làm thước đo giá trị
trao đổi giữa các hàng hóa. Đó là tiền thân cho sự ra đời của “tiền”.
Ví dụ: Không chỉ có thể đổi 1 con gà= 8kg gạo mà có thể tập hợp nhiều hàng
hóa khác nhau.
1 con gà = 5 kg táo
=0,1 chỉ vàng
=7 kg đường
=8kg gạo
=……..
Trong ví dụ trên giá trị của 1 con gà được biểu hiện ở 8kg gạo hoặc 5kg táo
hoặc 0,1 chỉ vàng. Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng
hóa khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.
Khi so sánh giữa hình thái một và hình thái hai, dễ dàng nhận thấy ở hình thái
hai xác suất mục đích tiêu dùng cao hơn. Nhiều hàng hóa được đưa ra trao đổi hơn,
phương trình trao đổi trở nên dài vô hạn.
Hình thái chung của giá trị
Càng ngày, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao
động xã hội, hàng hóa được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhu
cầu trao đổi cũng trở nên phức tạp hơn, khi người có mặt hàng này không muốn trao
đổi với mặt hàng khác. Khi đó, để có thể trao đổi mặt hàng mong muốn, mọi người
phải trao đổi hàng hóa mình có lấy một món hàng nào đó được ưa chuộng trong khu
7
vực và sử dụng món hàng đấy để trao đổi món hàng mình muốn. Đó là bước đầu hình
thành nên khái niệm tiền tệ ngày nay.
Tuy nhiên, vật ngang giá chung này chưa cố định mà có sự khác biệt lớn giữa
các vùng. Qua nghiên cứu khảo cổ, các nhà khoa học đã nhận định rằng ở nhiều nơi,
tiền có thể là những chiếc lông chim sặc sỡ và những chiếc vỏ sò quý hiếm. Ngoài ra
còn có chè lá (với các khu vực đồng bằng không thể trồng chè) và muối (với các khu
vực núi cao không thể làm muối). Không chỉ thế, ở một nơi nọ trên thế giới, người ta
sử dụng răng cá mập như là tiền. Có nơi người ta còn dung cộng lông cứng trên đuôi
voi để làm tiền. Lông chim là loại tiền nhẹ nhất từ trước đến nay. Chúng được sử
dụng trên đảo Santa Cruz. Đá là loại tiền nặng nhất từ trước đến giờ. Chúng được sử
dụng trên đảo Yap ở Thái Bình Dương, có hòn nặng trên £500 (1£ = 0.4536 kg). Loại
tiền nhỏ nhất từ trước đến nay được phát hiện ở Hy Lạp. Tiền được làm bằng kim
loại, nhưng có kích thước nhỏ hơn quả táo. Tóm lại có nhiều loại hàng hóa đã từng
dược sử dụng làm vật ngang giá chung như: gia súc, đồng, bạc, vàng,… Mỗi loại vật
này đều có một số thuận lợi và bất lợi riêng khi làm phương tiện trao đổi- vật ngang
giá chung. Cuối cùng, vật ngang giá chung bằng hàng hóa chỉ được hạn chế trong kim
loại quý vì dễ vận chuyển hơn, trong đó chủ yếu là vàng.
Khi phần lớn các quốc gia, các vùng đều sử dụng vàng làm vật ngang giá
chung trong trao đổi hàng hóa với nhau (khoảng cuối thế kỉ 19), vàng bạc trở thành
vật ngang giá chung- thế giới độc nhất.
Tuy nhiên, khi quá trình sản xuất phát triển hơn và quy mô trao đổi được mở
rộng giữa các vùng, sự khác biệt về hàng hóa mang hình thái chung giữa các vùng
dẫn đến thêm nhiều khó khăn hơn, đòi hỏi bước phát triển mới của hình thái giá trị.
Ví dụ: 5kg táo = 1 con gà
7kg đường
0,1 chỉ vàng
8kg gạo
…..
Ở đây, tất cả các hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ở cùng một thứ hàng
hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung. Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định
8
ở một thứ hàng hóa nào. Các địa phương khác nhau thì hàng hóa dùng làm vật ngang
giá chung cũng khác nhau.
Tập hợp hàng hóa được thể hiện là con gà, về mặt hình thức là lộn ngược
nhưng tiến bộ hơn là thế giới hàng hóa được quy đổi về một hình thức duy nhất.
=> Mầm mống của tiền tệ.
Hình thái tiền tệ
Quá trình mở rộng thị trường và sản xuất hàng hóa trong tình cảnh tồn tại rất
nhiều vật ngang giá chung giữa các vùng làm cho trao đổi giữa các địa phương gặp
phải khó khăn đòi hỏi khách quan một vật ngang giá chung thống nhất giữa các vùng
để đảm bảo trao đổi được thông suốt. Khi vật ngang giá chung được cố định thì ở một
vật độc tôn và phổ biến thì hình thành hình thái tiền tệ của giá trị.
Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở
kim loại quý như vàng, bạc và cuối cùng là vàng. Sở dĩ bạc và vàng đóng vai trò tiền
tệ là do những ưu điểm của nó như: thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng,
với một lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng một lượng giá trị lớn. Tiền tệ xuất
hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa . Khi tiền tệ ra đời
thì thế giới hàng hóa được phân thành hai cực: một bên là các hàng hóa thông thường;
còn một bên là hàng hóa (vàng) đóng vai trò tiền tệ. Đến đây giá trị các hàng hóa đã
có một phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định lại. Không ai
biết chính xác người ta bắt đầu sử dụng tiền dưới những hình thức đồng tiền kim loại
từ khi nào. Các nhà khảo cổ đã phát hiện những đồng tiền kim loại có từ năm 600
trước Công nguyên, vì thế ta biết chúng đã được lưu hành trong suốt một thời gian
dài. Lúc đầu người ta sử dụng những kim loại quý như vàng và bạc để chế biến tiền
xu. Họ in hình người hoặc (con) thú trên mỗi đồng tiền để xác định giá trị của nó.
Trong những năm 1200, người Trung Quốc đúc những đồng tiền bằng sắt. Những
đồng tiền này giá trị chẳng là bao, cho nên người dân phải sử dụng một số lượng lớn
khi mua hàng. Do đó rất bất tiện khi phải mang một số lượng lớn những đồng tiền sắt
nặng nề nên chính phủ đã cho in những giấy biên nhận. Người ta mang các biên nhận
này đến ngân hàng để đổi lấy tiền xu. Đây là ví dụ đầu tiên ta có được về việc phát
hành và sử dụng tiền giấy. Ngày nay, hầu hết các nước đều sử dụng cả tiền xu lẫn tiền
9
giấy. Ở Mỹ, các loại tiền giấy đều có cùng kích cỡ và màu sắc y như tờ một trăm đô
la. Chẳng hạn, tờ một đô la có cùng kích cỡ và màu sắc y như tờ một trăm đô la. Ở
nhiều quốc gia, tiền giấy được in dưới nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Tờ có
kích thước nhỏ hơn thì có giá trị thấp hơn. Việc này tạo điều kiện cho chúng ta chỉ
cần nhìn thoáng qua là có thể xác định được giá trị của chúng.
Nếu như trước kia tiền thường được liên kết với các phương tiện trao đổi hiện
thực có giá trị thí dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật
liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Điều đó đồng nghĩa là bản thân tiền
không có giá trị gì cả nếu xét về vật liệu làm ra tiền nhưng nó mang giá trị bởi giá trị
của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Trước kia ở châu Âu
đã sử dụng Vàng và Bạc làm giá trị đối ứng của tiền, đó là chế độ bản vị vàng và bản
vị bạc. Tuy nhiên chế độ bản vị này đã góp phần gây nên cuộc Đại khủng hoảng 1929
gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Thế giới nên ngày nay việc này không còn thông
dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua
được.
Ví dụ: 5 kg táo = 0,1 chỉ vàng (vàng trở thành tiền tệ)
Hoặc 7kg đường
Hoặc 1 con gà
Tóm lại: Sự phát triển của nền sản xuất với sự phân công lao động trong xã hội ngày
càng mở rộng, việc trao đổi đã vượt quá giới hạn của từng địa phương. Sự hình thành
thị trường thế giới đòi hỏi phải có 1 vật ngang giá chung cố định cùng chất để trao đổi
hàng hóa giữa các dân tộc với nhau.
=> Tiền tệ ra đời và có thể khẳng định sự ra đời của tiền tệ là kết quả tất yếu của sản
xuất trao đổi hàng hóa.
III. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ
Quan điểm của K.Marx: Tiền là “hàng hóa đặc biệt” bởi lẽ: Tiền có giá trị sử dụng
đặc biệt (giá trị sử dụng có ích của hàng hóa); tiền tệ thỏa mãn hầu hết nhu cầu của
người sở hữu.
Quan điểm của P.Samuelson: “Tiền là thứ dầu bôi trơn” trong guồng máy luân
chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.
10
Quan điểm của M.Friedman và các nhà kinh tế học hiện đại: “Tiền là các phương
tiện thanh toán” có thể thực hiện được các chức năng làm trung gian trao đổi, đơn vị
tính toán và có thể tích lũy của cải. Tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển
nền kinh tế thị trường hiện đại.
Như vậy, điểm chung nhất trong các quan điểm trên là dù khác nhau về thời đại
nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu… thì đều chỉ ra rằng tiền tệ là phương tiện thông qua
đó con người đạt được mục đích.
Khi xuất hiện tiền, toàn bộ thế giới hàng hóa được phân thành hai cực, một bên là
các hàng hóa thông thường, một bên là hàng hóa giữ vai trò là tiền tệ. Tiền tệ là một
loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm một vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa
khác. Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả (lợi tức). Giá
cả của hàng hóa tiền tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu. Nó là biểu hiện
chung của giá trị, thể hiện bản chất xã hội của lao động, nó chính là quan hệ kinh tế
giữa những người sản xuất hàng hóa.
Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, là
phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Bản chất của tiền
tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau:
Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu
cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi và làm chức năng tư bản. Như vậy
người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại
tiền tệ là do xã hội quy định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò
tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử
dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất
hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.
Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi
được nhiều hay ít hàng hóa khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ
không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hóa nhất định mà xét
trên phương diện toàn thể các hàng hóa trên thị trường do thời gian lao động xã hội
cần thiết sản xuất ra vàng (bạc) quyết định.
11
IV.
CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
Theo K.Marx, tiền tệ có 5 chức năng bao gồm: Thước đo giá trị, Phương tiện lưu
thông, Phương tiện cất trữ, Phương tiện thanh toán và Tiền tệ thế giới. Năm chức năng
này có sự quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển của các chức năng của tiền trong
nền kinh tế hàng hóa phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Chức năng phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ, tạm
thời trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chỉ dụng trong tương lai. Sở dĩ tiền
làm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị,
nên cất trữ tiền một hình thức cất trữ của cải.
Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật,
hình thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí
bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và ít sinh lời. Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần
dần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ.
Một nhà kinh tế học đã đưa ra ví dụ: một người nông dân thu hoạch được rất nhiều cà
chua và thị trường chấp nhận trao đổi cà chua lấy hàng hóa khác, tuy nhiên cà chua
không thể lưu trữ lâu dài nên giá trị trao đổi của chúng rất thấp và trong thời gian
ngắn, bởi vậy người nông dân đã bán cà chua lấy tiền. Bởi vì số tiền bán cà chua có
giá trị tương đương cà chua và có thời gian sử dụng lâu hơn rất nhiều nên thể hiện
được chức năng cất trữ giá trị của tiền.
Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng,
bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền tệ thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần
thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa
vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền
vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
Hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ có nhiều ưu điểm như dễ lưu thông và thanh
khoản. Tuy nhiên, tích lũy dưới hình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá
12
khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện
tích lũy đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua.
Chức năng thước đo giá trị
Giá cả hàng hóa do các yếu tố sau quyết định:
Giá cả hàng hóa
Ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu hàng hóa
Cạnh tranh
Giá trị của tiền
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá
trị của các hàng hóa khác. Để thấy vì sao chức năng này lại quan trọng, chúng ta nhìn
vào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền không thực hiện chức năng này. Nếu nền kinh
tế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải, gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi thứ này
với thứ khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kilogram gạo, giá của một mét
vải tính bằng bao nhiêu kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng bao
nhiêu kilogram muối. Nếu có mười mặt hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặt
hàng này với mặt hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta có đến 4950 giá, với 1000
mặt hàng có 499 500 giá.
Hãy tưởng tượng ra sẽ khó khăn đến thế nào nếu ta đi mua sắm trong một siêu
thị với 1000 mặt hàng khác nhau. Chắc chắn rằng bạn có thể so sánh giá của tất cả các
mặt hàng, bảng giá của một mặt hàng sẽ phải kê ra 999 giá khác nhau và thời gian
dùng để đọc chúng rất lâu làm cho chi phí giao dịch tăng đáng kể. Giải pháp cho vấn
đề này là đưa tiền vào nền kinh tế và dùng tiền để thể hiện giá cho tất cả các mặt
hàng, như vậy chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá gạo, vải hay muối. Nếu chỉ
có 3 mặt hàng trong nền kinh tế thì điều này sẽ không có ý nghĩa lớn so với nền kinh
tế đổi chác vì chúng ta chỉ có 3 giá khi giao dịch. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa
lớn hơn thì tầm quan trọng của tiền lúc này sẽ rất lớn, với 10 mặt hàng bây giờ chúng
ta chỉ cần 10 giá, 100 mặt hàng chỉ cần 100 giá. Tại siêu thị có 1000 mặt hàng thì nay
chỉ cần 1000 giá để xem chứ không phải 499 500 giá.
C.Mác đã cho rằng để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ phải là tiền
thực – tiền có đủ giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa, có thể
sử dụng tiền trong niệm và cần phải có tiêu chuẩn giá cả, tiêu chuẩn giá cả là đơn vị
13
đo lường tiền tệ của mỗi quốc gia bao gồm hai yếu tố: tên gọi của đơn vị tiền tệ và
hàm lượng kim loại trong một đơn vị tiền tệ.
Chức năng phương tiện lưu thông
Tiền đóng vai trò là một phương tiện lưu thông khi được dùng làm môi giới
trong trao đổi hàng hóa. Khi ấy, trao đổi hàng hóa vận động theo công thức “H – T –
H”. Đây là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn, đồng thời tiền xuất hiện đã làm
hành vi mua và bán tách rời nhau cả không gian và thời gian. Với chức năng này, tiền
xuất hiện dưới các hình thức vàng thỏi, bạc nén, tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy;
trong đó, tiền giấy là kí hiệu giá trị do Nhà nước ban hành buộc xã hội công nhận
nhưng không có giá trị thực. Tiền tệ là phương tiện làm trung gian trao đổi dần dần
trở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được ưa chuộng. Chính sức mua của
tiền tệ đã quyết định điều này.
Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, nó phục vụ cho sự vận động của
hàng hóa. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất
với nhau, lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa. Ở mỗi
thời kì nhất định, lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết
cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông
tiền tệ.
K.Marx cho rằng, số lượng tiền tệ cho lưu thông do ba nhân tố quyết định: số
lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa, tốc độ lưu
thông của những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối
lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến: “Tổng số giá cả của
hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian
nhất định…”.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình
trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi
hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông,
tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Dựa vào tình hình đó, khi đúc tiền Nhà nước
tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc
ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó, dần dần dẫn đến sự ra đời tiền giấy.
14
Nhà nước có thể in tiền giấy đưa vào lưu thông. Nhưng vì tiền giấy bản thân không có
giá trị mà chỉ là kí hiệu của tiền vàng nên Nhà nước không thể in bao nhiêu tiền giấy
cũng được mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: “Việc phát
hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng hay bạc do tiền giấy đó tượng
trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự”. Khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành
và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị tiền tệ sẽ bị giảm
xuống, lạm phát sẽ xuất hiện.
Chức năng phương tiện thanh toán
Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa – tiền tệ, còn
phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền.
Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán. Như vậy,
khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của
trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động
tách rời sự vận động của hàng hóa. Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện
chi trả đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi
tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau. Muốn được chấp
nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định, tương đối bền
vững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín
nhiệm tiền tệ.
Khi trình độ trao đổi hàng hóa phát triển đến một mức nào đó tất yếu sẽ nảy sinh
việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng
thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng là vì mua bán chịu nên đến kì hạn
tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của
quan hệ mua bán này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn
nhau không dùng tiền mặt. Trong quá trình phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều hơn
các hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt (tiền, vàng, bạc,…) như: kí sổ, séc,
chuyển khoản, thẻ điện tử,…
Chức năng tiền tệ thế giới
15
Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng
thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở
phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng
tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dung và sử
dụng như chính đồng tiền của nước họ. Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một
vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện
trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có
sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.
V. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triền nền kinh tế hàng
hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta không thể tiến hành sản xuất hàng hóa nếu không
có tiền và sự vận động của nó.
Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là
cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và
thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi
chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có
thể hoạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được
tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh
Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiếu để thực hiện yêu cầu quy luật
giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế
hàng hóa
Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện
của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không
những là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế .
Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy
vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ
quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình
16
thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính,
tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kĩ thuật giữa các nước.
Tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ
kinh tế – xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan… đều không thể
thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ.
Trong điều kiện tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử lí và giải tỏa mối
ràng buộc phát sinh tỏng nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà
còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền
lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và
tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.
Công cụ quản lí vĩ mô: Thể hiện qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Với chính sách tiền tệ:
Chính sách mở rộng: khi nền kinh tế thiếu tiền thì NHNN sẽ bơm một lượng
tiền vào nền kinh tế qua các ngân hàng thương mại bằng các công cụ điều tiết vĩ mô
như: lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơ
bản.
Chính sách thu hẹp: khi nền kinh tế thừa tiền thì NHNN sẽ rút bớt một lượng
tiền ra khỏi nền kinh tế cũng qua các ngân hàng thương mại và bằng các công cụ
điều tiết…
Với chính sách tài khóa: NHNN điều tiết bằng chính sách thuế, các chi tiêu chính
phủ.
Công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia:
Cho đến cuối thế kỷ XX ở các quốc gia khác nhau đều có loại tiền riêng và nó đã
trở thành một công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia. Mỗi quốc gia chỉ có thể nắm chủ
quyền kinh tế chính trị của riêng ình nếu nước ấy có thể phát hành một loại tiền
riêng.
17
Khi tiền tệ đã gắn liền với chủ quyền quốc gia, công dụng của nó đã vượt khỏi hai
lĩnh vực: trung gian trao đổi và bảo tồn giá trị. Lịch sử phát triển các nền kinh tế trên
thế giới cho thấy rằng một khi tiền tệ trở thành công cụ ấy để đạt được nhiều mục
tiêu. Chẳng hạn tái phân phối hợp tức, huy động tài sản của nhân dân,…để duy trì
được hệ thống tiền tệ các quốc gia đã đặt ra những bộ luật, quy định,…bảo vệ an
toàn cho đồng tiền của mình.
VI. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để duy trì, mở rộng và phát triển nền kinh tế
hàng hóa, nếu thiếu tiền tệ xã hội sẽ rất rối loạn, các hoạt động kinh tế ngưng trệ, hàng
hóa không được sản xuất ổn định. Ta phải thấy được vai trò hết sức quan trọng của tiền
tệ để sử dụng có hiệu quả và hợp ký các chức năng tiền tệ mang lại. Nghĩa là chủ động
sử dụng sức mạnh của tiền tệ để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, hàng hóa được
mở rộng và ngày càng phát triển. Ngoài ra, tiền tệ còn là công cụ để phục vụ cho chủ
sở hữu, chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những
ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa thì sức mạnh của
tiền tệ vẫn còn phát huy sức mạnh của nó. Vì vậy, nên tránh lạm dụng đồng tiền làm
những chuyện phạm pháp. Đồng tiền là công cụ rất hiệu quả tuy nhiên, ta không được
để cho bản thân trở thành nô lệ của đồng tiền để mặc cho đồng tiền sai khiến. Chúng ta
phái tích cực lao động đê nắm giữu được tiền, có tiền ta mới thỏa mãn được nhu cầu
của bản thân về cả vật chất và tinh thần, đồng tiền là điều kiện kiên quyết để có cuộc
sống hạnh phúc.
KẾT LUẬN
Tiền là một loại hàng hóa rất thiết thực và quen thuộc, gắn bó thực tiễn với đời sống
chúng ta. Chính vì vậy vấn đề tiền tệ luôn là tiêu điểm của nhiều mối quan tâm đặc biệt
nhất là lịch sử phát triển, sự ra đời của nó kéo dài theo từng thời kì lịch sử. Mỗi thời kì
khác nhau lại có những biến đổi khác nhau ở khắp các nước trên toàn thế giới và riêng
18
ở Việt Nam vấn đề này luôn thu hút được sự quan tâm của những chuyên gia nghiên
cứu về lịch sử phát triển của tiền tệ. Hiểu biết về lịch sử và quá trình phát triển sẽ giúp
chúng ta định hướng theo chiều hướng tích cực. Nghiên cứu về lịch sử và các chế độ
của tiền tệ giúp chúng em hiểu rõ hơn kiến thức của môn học, qua đó biết vận dụng
tiền vào đời sống thực tiễn sao cho hợp lí. Đó cũng là hành trang cho tương lai của
chúng em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1993.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính
trị quốc gia Hà Nội, 2007.
3. Phạm Văn Sinh – Phạm Quang Phan: Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2011.
19
gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và ý nghĩa phương pháp luận”. Tìm hiểu đề tàinày không những giúp nhóm em biết thêm những kiến thức về lịch sử xuất hiện củatiền tệ mà còn hiểu biết sâu sắc hơn những thực tế xoay quanh chế độ tiền tệ, nhữngảnh hưởng của tiền tệ với nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nóiriêng.Nội dung bài tiểu luận gồm có 6 chương:Chương I: Định nghĩa về tiền tệ.Chương II: Nguồn gốc của tiền tệ.Chương III: Bản chất của tiền tệ.Chương IV: Các chức năng của tiền tệ.Chương V: Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.Chương VI: Ý nghĩa phương pháp luận.LỜI CẢM ƠNTiểu luận có thể được xem là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy để hoànthành một đề tài tiểu luận là một công việc không phải dễ đối với sinh viên năm nhấtchúng em. Chúng em đã tổ chức học nhóm và tìm tài liệu trên nhiều phương tiện nhưgiáo trình, sách báo, tài liệu ở thư viện, internet,…để nghiên cứu dưới sự hướng dẫncủa Thầy giảng dạy bộ môn. Vì vậy, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đoàn ĐứcHiếu đã dạy cho chúng em và tất cả các bạn trong lớp những bài học quý báu. Thầy đãtận tình dạy cho chúng em từng bài, giúp chúng em hiểu và biết vận dụng những quyluật của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong cuộc sống thực tiễn. Với lượng kiến thức ítỏi, tài liệu còn hạn chế nên không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, mong thầy đóng gópý kiến để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xinchân thành cảm ơn thầy.NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………MỤC LỤCNỘI DUNGI. ĐỊNH NGHĨA VỀ TIỀN TỆTheo kinh tế học thì “Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanhtoán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ củamột quốc gia hay nền kinh tế”. Theo định nghĩa này tiền tệ còn có thể gọi là tiền lưuthông.Triết học Marx-Lênin, dựa theo nghiên cứu về lịch sử và bản chất tiền tệ của K.Marx,định nghĩa: “Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làmvật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội vàbiểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa”.Có sự khác biệt về cách định nghĩa về tiền tệ bởi vì những nhà kinh tế học trướcK.Marx giải thích tiền tệ dựa vào hình thái phát triển cao nhất của giá trị hàng hóa vàcho rằng tiền tệ là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa;trong khi K.Marx nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hànghóa, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hóa để tìm ra nguồn gốc và bản chấtcủa tiền tệ.II.NGUỒN GỐC CỦA TIỀN TỆMác là một trong những người nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc nhất về tiền tệ. Riêngvề nguồn gốc và bản chất của tiền tệ Mác đã dành hẳn một chương trong bộ tư bản vàông chỉ ra rằng đây là phạm trù kinh tế lịch sử, gắn liền với sự hình thành, tồn tại vàphát triển của nền sản xuất hàng hóa. Theo Mác tiền đề là sản phẩm tự phát, tự nhiêncủa sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi nghiên cứu về tiền Mác viết: “Tiền là một vậtđược kết tinh, hình thành một cách tự nhiên trong trao đổi”. Như vậy tiền đề cho sự rađời và phát triển của tiền tệ là sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Tronglịch sử thoạt đầu người ta trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng. Khi sản xuất càng phát triển,hàng hóa sản xuất ra càng nhiều, nhu cầu sử dụng của con người cũng nhiều theo. Việctrao đổi hàng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ người sản xuất ra lúa cần cái mai để cuốc đấtnhưng người có mai không cần lúa mà cần vải, việc này buộc người có lúa phải đổi lấyvải và sau đó dùng vải để đổi lấy mai. Nhu cầu trao đổi càng nhiều hàng hóa thì quátrình trao đổi lòng vòng đó càng phức tạp hơn. Chính vì vậy, người ta đã nghĩ ra tìmnhững vật làm trung gian cho các cuộc trao đổi đó, đây là vật ngang giá.Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổihàng hóa. Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa vậy nên lịch sử của tiền tệ có thểđược nghiên cứu dựa trên sự phát triển của các hình thái giá trị trong nền kinh tế hànghóa. Trải qua tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức để đáp ứngyêu cầu ngày càng đa dạng của đời sống kinh tế.Lịch sử đã ghi nhận sự phát triển của hình thái giá trị qua bốn giai đoạn:Hình thái giá trị giản đơnĐây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của traođổi hàng hóa khi sự trao đổi vẫn mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếpvật này lấy vật khác.Hình thái giá trị này tồn tại vào thời kì sơ khai của loài người, khi xã hội đã bắtđầu có sự phân hóa về lao động cũng như hình thành nên các hình thức xã hội đầutiên. Do sự gia tăng sản xuất dẫn đến dư thừa hàng hóa, là điều kiện mở đầu cho sựtrao đổi trực tiếp giữa các cá thể trong xã hội. Ở hình thái giá trị này thì tỷ lệ trao đổilà không cố định và bị phụ thuộc bởi nhu cầu và mong muốn trao đổi của người thựchiện trao đổi.K. Marx chỉ rõ: “Bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm ở trong hình tháiđơn giản đó”. Bản thân hình thái giá trị này bao gồm hình thái tương đối và hình tháingang giá. Hai hình thái này là hai mặt liên quan, không thể tách rời nhau nhưng cũnglà hai cực đối lập của một phương trình giá trị. Trong hình thái giá trị giản đơn hayngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định. Hình thái vật ngang giá của giá trị có bađặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; lao động cụ thểtrở thành hình thức biểu hiện lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hìnhthức biểu hiện lao động xã hội.Vào thời gian sau, cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất, ngày càngcó nhiều mặt hàng tham gia vào trao đổi, đòi hỏi giá trị một hàng hóa phải được biểuhiện ở nhiều hàng hóa khác cho nó. Do đó, hình thái giá trị giản đơn tự nó chuyểnsang hình thái mới của giá trị.Ví dụ: 1 con gà= 8 kg gạo => sau một thời gian không đáp ứng được nhu cầutrao đổi.Ở đây giá trị của con gà được biểu hiện bằng gạo. Còn gạo là cái được dùngđược dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của con gà. Với thuộc tính tự nhiêncủa mình, gạo trở thành hiện thân giá trị của con gà. Sở dĩ như vậy vì bản thân gạocũng có giá trị.Trong ví dụ, giá trị của 1 con gà, bản thân nó nếu đứng một mình thì không thểphản ánh được hay biểu hiện được giá trị của nó là bao nhiêu. Muốn biết giá trị của 1con gà cần phải đem nó ra so sánh với 8 kg gạo. Do đó hình thái giá trị của 1 con gà ởđây là hình thái tương đối, còn 8kg gạo không biểu hiện được giá trị của bản thân nóđược, trong mối q uan hệ với con gà, nó chỉ biểu hiện giá trị của vải nên nó là hìnhthái ngang giá so với giá trị của con gà. Nếu gạo muốn biểu hiện giá trị của mình, thìphải đảo ngược phương trình lại: 8kg gạo = 1 con gà.Hình thái giá trị đầy đủThời kì tiếp sau sự phân công xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồngtrọt, lượng hàng hóa tăng dẫn đến sự trao đổi thường xuyên hơn. Một hàng hóa này cóthể quan hệ với nhiều hàng hóa khác, tương ứng với giai đoạn này là hình thái giá trịđầy đủ, thực chất chỉ là sự mở rộng của hình thái giá trị giản đơn bởi trên thực tế vẫnchỉ là sự trao đổi trực tiếp với tỉ lệ trao đổi không cố định.Sự phức tạp trong trao đổi khi số lượng hàng hóa trở nên nhiều và đa dạng hơnđã manh nha hình thành một hình thái giá trị chung có khả năng làm thước đo giá trịtrao đổi giữa các hàng hóa. Đó là tiền thân cho sự ra đời của “tiền”.Ví dụ: Không chỉ có thể đổi 1 con gà= 8kg gạo mà có thể tập hợp nhiều hànghóa khác nhau.1 con gà = 5 kg táo=0,1 chỉ vàng=7 kg đường=8kg gạo=……..Trong ví dụ trên giá trị của 1 con gà được biểu hiện ở 8kg gạo hoặc 5kg táohoặc 0,1 chỉ vàng. Như vậy, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hànghóa khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.Khi so sánh giữa hình thái một và hình thái hai, dễ dàng nhận thấy ở hình tháihai xác suất mục đích tiêu dùng cao hơn. Nhiều hàng hóa được đưa ra trao đổi hơn,phương trình trao đổi trở nên dài vô hạn.Hình thái chung của giá trịCàng ngày, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công laođộng xã hội, hàng hóa được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhucầu trao đổi cũng trở nên phức tạp hơn, khi người có mặt hàng này không muốn traođổi với mặt hàng khác. Khi đó, để có thể trao đổi mặt hàng mong muốn, mọi ngườiphải trao đổi hàng hóa mình có lấy một món hàng nào đó được ưa chuộng trong khuvực và sử dụng món hàng đấy để trao đổi món hàng mình muốn. Đó là bước đầu hìnhthành nên khái niệm tiền tệ ngày nay.Tuy nhiên, vật ngang giá chung này chưa cố định mà có sự khác biệt lớn giữacác vùng. Qua nghiên cứu khảo cổ, các nhà khoa học đã nhận định rằng ở nhiều nơi,tiền có thể là những chiếc lông chim sặc sỡ và những chiếc vỏ sò quý hiếm. Ngoài racòn có chè lá (với các khu vực đồng bằng không thể trồng chè) và muối (với các khuvực núi cao không thể làm muối). Không chỉ thế, ở một nơi nọ trên thế giới, người tasử dụng răng cá mập như là tiền. Có nơi người ta còn dung cộng lông cứng trên đuôivoi để làm tiền. Lông chim là loại tiền nhẹ nhất từ trước đến nay. Chúng được sửdụng trên đảo Santa Cruz. Đá là loại tiền nặng nhất từ trước đến giờ. Chúng được sửdụng trên đảo Yap ở Thái Bình Dương, có hòn nặng trên £500 (1£ = 0.4536 kg). Loạitiền nhỏ nhất từ trước đến nay được phát hiện ở Hy Lạp. Tiền được làm bằng kimloại, nhưng có kích thước nhỏ hơn quả táo. Tóm lại có nhiều loại hàng hóa đã từngdược sử dụng làm vật ngang giá chung như: gia súc, đồng, bạc, vàng,… Mỗi loại vậtnày đều có một số thuận lợi và bất lợi riêng khi làm phương tiện trao đổi- vật nganggiá chung. Cuối cùng, vật ngang giá chung bằng hàng hóa chỉ được hạn chế trong kimloại quý vì dễ vận chuyển hơn, trong đó chủ yếu là vàng.Khi phần lớn các quốc gia, các vùng đều sử dụng vàng làm vật ngang giáchung trong trao đổi hàng hóa với nhau (khoảng cuối thế kỉ 19), vàng bạc trở thànhvật ngang giá chung- thế giới độc nhất.Tuy nhiên, khi quá trình sản xuất phát triển hơn và quy mô trao đổi được mởrộng giữa các vùng, sự khác biệt về hàng hóa mang hình thái chung giữa các vùngdẫn đến thêm nhiều khó khăn hơn, đòi hỏi bước phát triển mới của hình thái giá trị.Ví dụ: 5kg táo = 1 con gà7kg đường0,1 chỉ vàng8kg gạo…..Ở đây, tất cả các hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ở cùng một thứ hànghóa đóng vai trò là vật ngang giá chung. Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn địnhở một thứ hàng hóa nào. Các địa phương khác nhau thì hàng hóa dùng làm vật nganggiá chung cũng khác nhau.Tập hợp hàng hóa được thể hiện là con gà, về mặt hình thức là lộn ngượcnhưng tiến bộ hơn là thế giới hàng hóa được quy đổi về một hình thức duy nhất.=> Mầm mống của tiền tệ.Hình thái tiền tệQuá trình mở rộng thị trường và sản xuất hàng hóa trong tình cảnh tồn tại rấtnhiều vật ngang giá chung giữa các vùng làm cho trao đổi giữa các địa phương gặpphải khó khăn đòi hỏi khách quan một vật ngang giá chung thống nhất giữa các vùngđể đảm bảo trao đổi được thông suốt. Khi vật ngang giá chung được cố định thì ở mộtvật độc tôn và phổ biến thì hình thành hình thái tiền tệ của giá trị.Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ởkim loại quý như vàng, bạc và cuối cùng là vàng. Sở dĩ bạc và vàng đóng vai trò tiềntệ là do những ưu điểm của nó như: thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng,với một lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng một lượng giá trị lớn. Tiền tệ xuấthiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa . Khi tiền tệ ra đờithì thế giới hàng hóa được phân thành hai cực: một bên là các hàng hóa thông thường;còn một bên là hàng hóa (vàng) đóng vai trò tiền tệ. Đến đây giá trị các hàng hóa đãcó một phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định lại. Không aibiết chính xác người ta bắt đầu sử dụng tiền dưới những hình thức đồng tiền kim loạitừ khi nào. Các nhà khảo cổ đã phát hiện những đồng tiền kim loại có từ năm 600trước Công nguyên, vì thế ta biết chúng đã được lưu hành trong suốt một thời giandài. Lúc đầu người ta sử dụng những kim loại quý như vàng và bạc để chế biến tiềnxu. Họ in hình người hoặc (con) thú trên mỗi đồng tiền để xác định giá trị của nó.Trong những năm 1200, người Trung Quốc đúc những đồng tiền bằng sắt. Nhữngđồng tiền này giá trị chẳng là bao, cho nên người dân phải sử dụng một số lượng lớnkhi mua hàng. Do đó rất bất tiện khi phải mang một số lượng lớn những đồng tiền sắtnặng nề nên chính phủ đã cho in những giấy biên nhận. Người ta mang các biên nhậnnày đến ngân hàng để đổi lấy tiền xu. Đây là ví dụ đầu tiên ta có được về việc pháthành và sử dụng tiền giấy. Ngày nay, hầu hết các nước đều sử dụng cả tiền xu lẫn tiềngiấy. Ở Mỹ, các loại tiền giấy đều có cùng kích cỡ và màu sắc y như tờ một trăm đôla. Chẳng hạn, tờ một đô la có cùng kích cỡ và màu sắc y như tờ một trăm đô la. Ởnhiều quốc gia, tiền giấy được in dưới nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Tờ cókích thước nhỏ hơn thì có giá trị thấp hơn. Việc này tạo điều kiện cho chúng ta chỉcần nhìn thoáng qua là có thể xác định được giá trị của chúng.Nếu như trước kia tiền thường được liên kết với các phương tiện trao đổi hiệnthực có giá trị thí dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vậtliệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Điều đó đồng nghĩa là bản thân tiềnkhông có giá trị gì cả nếu xét về vật liệu làm ra tiền nhưng nó mang giá trị bởi giá trịcủa tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Trước kia ở châu Âuđã sử dụng Vàng và Bạc làm giá trị đối ứng của tiền, đó là chế độ bản vị vàng và bảnvị bạc. Tuy nhiên chế độ bản vị này đã góp phần gây nên cuộc Đại khủng hoảng 1929gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Thế giới nên ngày nay việc này không còn thôngdụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể muađược.Ví dụ: 5 kg táo = 0,1 chỉ vàng (vàng trở thành tiền tệ)Hoặc 7kg đườngHoặc 1 con gàTóm lại: Sự phát triển của nền sản xuất với sự phân công lao động trong xã hội ngàycàng mở rộng, việc trao đổi đã vượt quá giới hạn của từng địa phương. Sự hình thànhthị trường thế giới đòi hỏi phải có 1 vật ngang giá chung cố định cùng chất để trao đổihàng hóa giữa các dân tộc với nhau.=> Tiền tệ ra đời và có thể khẳng định sự ra đời của tiền tệ là kết quả tất yếu của sảnxuất trao đổi hàng hóa.III. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆQuan điểm của K.Marx: Tiền là “hàng hóa đặc biệt” bởi lẽ: Tiền có giá trị sử dụngđặc biệt (giá trị sử dụng có ích của hàng hóa); tiền tệ thỏa mãn hầu hết nhu cầu củangười sở hữu.Quan điểm của P.Samuelson: “Tiền là thứ dầu bôi trơn” trong guồng máy luânchuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.10Quan điểm của M.Friedman và các nhà kinh tế học hiện đại: “Tiền là các phươngtiện thanh toán” có thể thực hiện được các chức năng làm trung gian trao đổi, đơn vịtính toán và có thể tích lũy của cải. Tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triểnnền kinh tế thị trường hiện đại.Như vậy, điểm chung nhất trong các quan điểm trên là dù khác nhau về thời đạinghiên cứu, điều kiện nghiên cứu… thì đều chỉ ra rằng tiền tệ là phương tiện thông quađó con người đạt được mục đích.Khi xuất hiện tiền, toàn bộ thế giới hàng hóa được phân thành hai cực, một bên làcác hàng hóa thông thường, một bên là hàng hóa giữ vai trò là tiền tệ. Tiền tệ là mộtloại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm một vật ngang giá chung cho các loại hàng hóakhác. Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả (lợi tức). Giácả của hàng hóa tiền tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu. Nó là biểu hiệnchung của giá trị, thể hiện bản chất xã hội của lao động, nó chính là quan hệ kinh tếgiữa những người sản xuất hàng hóa.Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, làphương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Bản chất của tiềntệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau:Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhucầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi và làm chức năng tư bản. Như vậyngười ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loạitiền tệ là do xã hội quy định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai tròtiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sửdụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuấthiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổiđược nhiều hay ít hàng hóa khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệkhông được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hóa nhất định mà xéttrên phương diện toàn thể các hàng hóa trên thị trường do thời gian lao động xã hộicần thiết sản xuất ra vàng (bạc) quyết định.11IV.CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆTheo K.Marx, tiền tệ có 5 chức năng bao gồm: Thước đo giá trị, Phương tiện lưuthông, Phương tiện cất trữ, Phương tiện thanh toán và Tiền tệ thế giới. Năm chức năngnày có sự quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển của các chức năng của tiền trongnền kinh tế hàng hóa phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.Chức năng phương tiện cất trữLàm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ, tạmthời trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chỉ dụng trong tương lai. Sở dĩ tiềnlàm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị,nên cất trữ tiền một hình thức cất trữ của cải.Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật,hình thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phíbảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và ít sinh lời. Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dầndần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ.Một nhà kinh tế học đã đưa ra ví dụ: một người nông dân thu hoạch được rất nhiều càchua và thị trường chấp nhận trao đổi cà chua lấy hàng hóa khác, tuy nhiên cà chuakhông thể lưu trữ lâu dài nên giá trị trao đổi của chúng rất thấp và trong thời gianngắn, bởi vậy người nông dân đã bán cà chua lấy tiền. Bởi vì số tiền bán cà chua cógiá trị tương đương cà chua và có thời gian sử dụng lâu hơn rất nhiều nên thể hiệnđược chức năng cất trữ giá trị của tiền.Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng,bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền tệ thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cầnthiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưavào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiềnvàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.Hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ có nhiều ưu điểm như dễ lưu thông và thanhkhoản. Tuy nhiên, tích lũy dưới hình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá12khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiệntích lũy đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua.Chức năng thước đo giá trịGiá cả hàng hóa do các yếu tố sau quyết định:Giá cả hàng hóaẢnh hưởng của quan hệ cung – cầu hàng hóaCạnh tranhGiá trị của tiềnTiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giátrị của các hàng hóa khác. Để thấy vì sao chức năng này lại quan trọng, chúng ta nhìnvào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền không thực hiện chức năng này. Nếu nền kinhtế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải, gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi thứ nàyvới thứ khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kilogram gạo, giá của một métvải tính bằng bao nhiêu kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng baonhiêu kilogram muối. Nếu có mười mặt hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặthàng này với mặt hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta có đến 4950 giá, với 1000mặt hàng có 499 500 giá.Hãy tưởng tượng ra sẽ khó khăn đến thế nào nếu ta đi mua sắm trong một siêuthị với 1000 mặt hàng khác nhau. Chắc chắn rằng bạn có thể so sánh giá của tất cả cácmặt hàng, bảng giá của một mặt hàng sẽ phải kê ra 999 giá khác nhau và thời giandùng để đọc chúng rất lâu làm cho chi phí giao dịch tăng đáng kể. Giải pháp cho vấnđề này là đưa tiền vào nền kinh tế và dùng tiền để thể hiện giá cho tất cả các mặthàng, như vậy chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá gạo, vải hay muối. Nếu chỉcó 3 mặt hàng trong nền kinh tế thì điều này sẽ không có ý nghĩa lớn so với nền kinhtế đổi chác vì chúng ta chỉ có 3 giá khi giao dịch. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóalớn hơn thì tầm quan trọng của tiền lúc này sẽ rất lớn, với 10 mặt hàng bây giờ chúngta chỉ cần 10 giá, 100 mặt hàng chỉ cần 100 giá. Tại siêu thị có 1000 mặt hàng thì naychỉ cần 1000 giá để xem chứ không phải 499 500 giá.C.Mác đã cho rằng để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ phải là tiềnthực – tiền có đủ giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa, có thểsử dụng tiền trong niệm và cần phải có tiêu chuẩn giá cả, tiêu chuẩn giá cả là đơn vị13đo lường tiền tệ của mỗi quốc gia bao gồm hai yếu tố: tên gọi của đơn vị tiền tệ vàhàm lượng kim loại trong một đơn vị tiền tệ.Chức năng phương tiện lưu thôngTiền đóng vai trò là một phương tiện lưu thông khi được dùng làm môi giớitrong trao đổi hàng hóa. Khi ấy, trao đổi hàng hóa vận động theo công thức “H – T –H”. Đây là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn, đồng thời tiền xuất hiện đã làmhành vi mua và bán tách rời nhau cả không gian và thời gian. Với chức năng này, tiềnxuất hiện dưới các hình thức vàng thỏi, bạc nén, tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy;trong đó, tiền giấy là kí hiệu giá trị do Nhà nước ban hành buộc xã hội công nhậnnhưng không có giá trị thực. Tiền tệ là phương tiện làm trung gian trao đổi dần dầntrở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được ưa chuộng. Chính sức mua củatiền tệ đã quyết định điều này.Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, nó phục vụ cho sự vận động củahàng hóa. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhấtvới nhau, lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa. Ở mỗithời kì nhất định, lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiếtcho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thôngtiền tệ.K.Marx cho rằng, số lượng tiền tệ cho lưu thông do ba nhân tố quyết định: sốlượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa, tốc độ lưuthông của những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với khốilượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến: “Tổng số giá cả củahàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời giannhất định…”.Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tìnhtrạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổihàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông,tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Dựa vào tình hình đó, khi đúc tiền Nhà nướctìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúcngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó, dần dần dẫn đến sự ra đời tiền giấy.14Nhà nước có thể in tiền giấy đưa vào lưu thông. Nhưng vì tiền giấy bản thân không cógiá trị mà chỉ là kí hiệu của tiền vàng nên Nhà nước không thể in bao nhiêu tiền giấycũng được mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: “Việc pháthành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng hay bạc do tiền giấy đó tượngtrưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự”. Khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hànhvà lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị tiền tệ sẽ bị giảmxuống, lạm phát sẽ xuất hiện.Chức năng phương tiện thanh toánQuá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa – tiền tệ, cònphát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền.Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán. Như vậy,khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới củatrao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận độngtách rời sự vận động của hàng hóa. Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiệnchi trả đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đitương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau. Muốn được chấpnhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định, tương đối bềnvững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tínnhiệm tiền tệ.Khi trình độ trao đổi hàng hóa phát triển đến một mức nào đó tất yếu sẽ nảy sinhviệc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năngthước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng là vì mua bán chịu nên đến kì hạntiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển củaquan hệ mua bán này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫnnhau không dùng tiền mặt. Trong quá trình phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều hơncác hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt (tiền, vàng, bạc,…) như: kí sổ, séc,chuyển khoản, thẻ điện tử,…Chức năng tiền tệ thế giới15Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năngthước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ởphạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năngtiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dung và sửdụng như chính đồng tiền của nước họ. Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho mộtvật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiệntrao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải cósức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.V. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGTiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triền nền kinh tế hànghóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta không thể tiến hành sản xuất hàng hóa nếu khôngcó tiền và sự vận động của nó.Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông làcho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi vàthống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôichảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất cóthể hoạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đượctích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanhTiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiếu để thực hiện yêu cầu quy luậtgiá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tếhàng hóaTiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiệncủa nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ khôngnhững là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế .Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huyvai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệquốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình16thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính,tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kĩ thuật giữa các nước.Tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệkinh tế – xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan… đều không thểthoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ.Trong điều kiện tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử lí và giải tỏa mốiràng buộc phát sinh tỏng nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia màcòn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyềnlợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa vàtiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.Công cụ quản lí vĩ mô: Thể hiện qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.Với chính sách tiền tệ:Chính sách mở rộng: khi nền kinh tế thiếu tiền thì NHNN sẽ bơm một lượngtiền vào nền kinh tế qua các ngân hàng thương mại bằng các công cụ điều tiết vĩ mônhư: lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơbản.Chính sách thu hẹp: khi nền kinh tế thừa tiền thì NHNN sẽ rút bớt một lượngtiền ra khỏi nền kinh tế cũng qua các ngân hàng thương mại và bằng các công cụđiều tiết…Với chính sách tài khóa: NHNN điều tiết bằng chính sách thuế, các chi tiêu chínhphủ.Công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia:Cho đến cuối thế kỷ XX ở các quốc gia khác nhau đều có loại tiền riêng và nó đãtrở thành một công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia. Mỗi quốc gia chỉ có thể nắm chủquyền kinh tế chính trị của riêng ình nếu nước ấy có thể phát hành một loại tiềnriêng.17Khi tiền tệ đã gắn liền với chủ quyền quốc gia, công dụng của nó đã vượt khỏi hailĩnh vực: trung gian trao đổi và bảo tồn giá trị. Lịch sử phát triển các nền kinh tế trênthế giới cho thấy rằng một khi tiền tệ trở thành công cụ ấy để đạt được nhiều mụctiêu. Chẳng hạn tái phân phối hợp tức, huy động tài sản của nhân dân,…để duy trìđược hệ thống tiền tệ các quốc gia đã đặt ra những bộ luật, quy định,…bảo vệ antoàn cho đồng tiền của mình.VI. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬNTiền tệ là phương tiện không thể thiếu để duy trì, mở rộng và phát triển nền kinh tếhàng hóa, nếu thiếu tiền tệ xã hội sẽ rất rối loạn, các hoạt động kinh tế ngưng trệ, hànghóa không được sản xuất ổn định. Ta phải thấy được vai trò hết sức quan trọng của tiềntệ để sử dụng có hiệu quả và hợp ký các chức năng tiền tệ mang lại. Nghĩa là chủ độngsử dụng sức mạnh của tiền tệ để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, hàng hóa đượcmở rộng và ngày càng phát triển. Ngoài ra, tiền tệ còn là công cụ để phục vụ cho chủsở hữu, chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho nhữngai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa thì sức mạnh củatiền tệ vẫn còn phát huy sức mạnh của nó. Vì vậy, nên tránh lạm dụng đồng tiền làmnhững chuyện phạm pháp. Đồng tiền là công cụ rất hiệu quả tuy nhiên, ta không đượcđể cho bản thân trở thành nô lệ của đồng tiền để mặc cho đồng tiền sai khiến. Chúng taphái tích cực lao động đê nắm giữu được tiền, có tiền ta mới thỏa mãn được nhu cầucủa bản thân về cả vật chất và tinh thần, đồng tiền là điều kiện kiên quyết để có cuộcsống hạnh phúc.KẾT LUẬNTiền là một loại hàng hóa rất thiết thực và quen thuộc, gắn bó thực tiễn với đời sốngchúng ta. Chính vì vậy vấn đề tiền tệ luôn là tiêu điểm của nhiều mối quan tâm đặc biệtnhất là lịch sử phát triển, sự ra đời của nó kéo dài theo từng thời kì lịch sử. Mỗi thời kìkhác nhau lại có những biến đổi khác nhau ở khắp các nước trên toàn thế giới và riêng18ở Việt Nam vấn đề này luôn thu hút được sự quan tâm của những chuyên gia nghiêncứu về lịch sử phát triển của tiền tệ. Hiểu biết về lịch sử và quá trình phát triển sẽ giúpchúng ta định hướng theo chiều hướng tích cực. Nghiên cứu về lịch sử và các chế độcủa tiền tệ giúp chúng em hiểu rõ hơn kiến thức của môn học, qua đó biết vận dụngtiền vào đời sống thực tiễn sao cho hợp lí. Đó cũng là hành trang cho tương lai củachúng em.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1993.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chínhtrị quốc gia Hà Nội, 2007.3. Phạm Văn Sinh – Phạm Quang Phan: Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủnghĩa Mác – Lê-nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủnghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2011.19