Người nước ngoài là gì? Quyền của người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước sở tại. Vậy, Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài ? Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài được quy định thế nào ? Bài viết phân tích cụ thể:
Mục Lục
1. Quy định về người nước ngoài trước đây
Theo Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 thì người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.
Người nước ngoài xét theo quy chế pháp lí được hưởng, có thể chia thành ba nhóm: những người được hưởng quy chế ngoại giao và các quy chế tương tự quy chế ngoại giao; những người nước ngoài được
hưởng quy chế theo các hiệp định riêng lẻ, nhưng không thuộc quy chế ngoại giao hoặc quy chế tương tự; những người nước ngoài đang định cư, làm ăn sinh sống ở nước sở tại. Địa vị pháp lí của người nước ngoài được xác lập trên cơ sở pháp luật nước sở tại (Lex domicili) và pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch (Lex patriae). Địa vị pháp lí của người nước ngoài còn được quy định trong các điều ước quốc tế đa phương (Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước về quyền chính trị dân sự năm 1966, Công ước về quyền kinh tế – văn hoá – xã hội năm 1966…) và các điều ước quốc tế song phương (các Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định về khuyến khích bảo hộ đầu tư….). Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã được quy định trong hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2015 , Bộ luật lao động năm 2019, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014, Luật đầu tư năm 2020, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993,…
2. Khái niệm người nước ngoài hiện nay
Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của một nước nào cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Do chính sách mở cửa của Nhà nước ta hiện nay số lượng người nước ngoài vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân thành:
– Người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
Tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;
– Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong Luật quốc tịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.
Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch được quy định chủ yếu trong những văn bản sau đây:
– Hiến pháp năm 2013 (Điều 48, Điều 49);
– Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000;
– Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam…
Người nước ngoài, người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các quyền và nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực hành chính-chính trị; kinh tế-xã hội; văn hoá-xã hội do pháp luật Việt Nam quy định.
3. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực hành chính-chính trị
Người nước ngoài, người không quốc tịch được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về tính mạng, tài sản và những quyền, lợi hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Người nước ngoài, người không quốc tịch có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, có quyền được bảo vệ tính ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khách của các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
– Người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ công an:
Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu mời người nước ngoài vào Việt Nam không thuộc diện làm thủ tục tại Bộ ngoại giao, gửi công văn đề nghị tới Cục quản lí xuất nhập cảnh Bộ công an . làm thủ tục; nếu đề nghị cấp thị thực cho khách tại cửa khẩu quốc tế thì công văn cần nêu rõ cửa khẩu và thời gian khách nhập cảnh, lí do được cấp thị thực tại cửa khẩu.
– Người nước ngoài nhập cảnh xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp trừ trường hợp miễn thị thực. Người dưới 14 tuổi được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam:
Cơ quan quản lí xuất, nhập cảnh thuộc Bộ công an; cơ quan lãnh sự thuộc Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Đơn xin cấp thị thực được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Thị thực Việt Nam có giá tộ nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
– Thị thực gồm các loại:
+ Thị thực một lần, có giá trị sử dụng trong thời hạn không quá 12 tháng.
+ Thị thực nhiều lần, có giá trị sử dụng nhiều lần trong thời hạn không quá 12 tháng.
– Người quá cảnh được miễn thị thực; nếu có nhu cầu kết hợp văo Việt Nam tham quan du lịch thì được cơ quan quản lí xuất nhập cảnh của Bộ công an giải quyết theo quy chế của Bộ công an ban hành.
– Cư trú:
+ Người nước ngoài nhập cảnh phải đăng kí mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng kí.
+ Người nước ngoài được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh đã đăng kí trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại; nếu muốn vào khu vực cấm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quản lí khu vực cấm đó.
+ Người nước ngoài thường trú được cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ công an cấp thẻ thường trú.
+ Người nước ngoài thường trú phải trình diện và xuất trình thẻ thường trú với cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền của Bộ công an định kì 3 năm một lần. Nếu thay đổi địa chỉ thường trú hoặc nội dung khác đã đăng kí phải làm thủ tục tại cơ quan cấp thẻ.
+ Người nước ngoài thường trú phải khai báo tạm trú với cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ công an nếu nghỉ qua đêm ngoài địa chỉ thường trú đã đăng kí.
+ Cơ quan cấp thẻ thường trú thu hồi hoặc hủy bỏ thẻ khi người được cấp đi định cư ở nước khác hoặc bị trục xuất.
– Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích, thời hạn đã đăng kí.
Chứng nhận tạm trú được cơ quan quản lí xuất nhập cảnh tạm hoãn quyết định trục xuất người nước ngoài trong phạm vi không quá 24 giờ theo thời hạn quy định tại quyết định trục xuất của Bộ trưởng Bộ công an, trong những trường hợp sau:
a) Có quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án từ cấp tỉnh trở lên về việc chưa cho người trục xuất xuất cảnh.
b) Người bị trục xuất đang trong tình trạng sức khoẻ nguy kịch không thể xuất cảnh được.
c) Vì lí do thời tiết, lí do thiên tai, lí do bất khả kháng khác không thể trục xuất.
Nếu việc tạm hoãn việc trục xuất quá 24 giờ cơ quan quản lí xuất nhập cảnh phải báo cáo cho Bộ công an biết.
+ Trục xuất người nước ngoài theo bản án của toà được thực hiện theo các quy định khác của pháp luật về thi hành hình thức phạt trục xuất (Nghị định của Chính phủ quy số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam).
Cơ quan quản lí xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an có trách nhiệm thi hành bản án và quyết định trục xuất và áp dụng các biện pháp cưỡng chế trục xuất trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyên chấp hành bản án hoặc quyết định trục xuất.
Người nước ngoài bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam theo thời hạn ghi trong lệnh trục xuất. Trong trường hợp không tự nguyên chấp hành lệnh trục xuất thì họ có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.
Việc trục xuất người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
– Nhân viên phục vụ không phải là công dân Việt Nam.
– Người phục vụ riêng không phải là công dân Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam quy định người nước ngoài tại Việt Nam không được cư trú, đi lại ở những khu vực, địa điểm sau đây:
– Vành đai biên giới bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới quốc gia;
– Các khu công nghiệp quốc phòng, các khu quân sự, các công trình phòng thủ biên giói, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển;
– Các khu vực khác có yêu cầu bảo vệ đặc biệt về an ninh, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng khoanh định;
– Các khu vực do Bộ công an quyết định tạm thời vì lí do bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Muốn vào khu vực cấm người nước ngoài cư trú, đi lại phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam, phải có giấy phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng (đối với khu vực, địa điểm quốc phòng).
4. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế-xã hội
Người nước ngoài có quyền lao động nhưng không được tự do lựa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thành lập và quản lí doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Nghị định của Chính phủ số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001).
Tổ chức luật sư nước ngoài có đủ các điều kiện do luật định thì được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam và được đặt tối đa hai chi nhánh tại Việt Nam.
+ Nghề sản xuất sửa chữa súng săn, sản xuất đạn súng săn và cho thuê súng săn;
+ Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ;
+ Nghề giải phẫu thẩm mĩ.
+ Kinh doanh khí đốt, chất lỏng dễ cháy bao gồm: các hoạt động kinh doanh gas, xăng dầu và các loại khí đốt, chất lỏng dễ cháy khác.
+ Kinh doanh các toà nhà cao trên 10 tầng dùng làm khách sạn, nhà ở, văn phòng làm việc.
Nhóm các ngành nghề trên phải có “giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự” do Cục cảnh sát quản lí về trật tự xã hội Bộ công an hoặc công an cấp tỉnh có trách nhiệm cấp.
Nhóm những ngành nghề kinh doanh phải cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh trật tự:
+ Cho thuê lưu trú; cho người nước ngoài thuê nhà;
+ Dịch vụ cầm đồ
+ Hoạt động in;
+ Kinh doanh karaoke; vũ trường; xoa bóp (massage)
Tổ chức, cá nhân nước ngoài làm những ngành nghề trên phải nộp bản cam kết cho công an cấp tỉnh hoặc cấp huyên nơi họ hành nghề (Nghị định của Chính phủ số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2004 quy định về điều kiện an ninh trật tự đối vói một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Thông tư của Bộ công an số 02/2001/TT-BCA ngày 04/5/2001 hướng dẫn thi hành Nghị định trên).
Các tổ chức và cá nhân nước ngoài sau khi được cấp giấy phép đầu tU’kinh doanh các nghề kinh doanh đặc biệt phải có văn bản gửi Bộ công an.
– Lĩnh vực công nghiệp: Thăm dò khai thác chế biến lâm khoáng sản; phát triển công nghiệp hoá dầu; sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy…
Tổ chức tín dụng nước ngoài, vãn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức:
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Ngân hàng liên doanh (gồm bên Việt Nam, bên nước ngoài).
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ti cho thuê tài chính liên doanh, công ti cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài…).
* Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được thành lập một chi nhánh, một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động thương mại du lịch, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam, đối vói những mặt hàng mua tại Việt Nam để xuất khẩu:
– Hàng thủ công mĩ nghệ;
– Nông sản chế biến và nông sản (trừ gạo, cà phê);
– Rau quả và rau quả chế biến;
– Hàng công nghiệp tiêu dùng;
– Thịt gia súc, gia cầm và thực phẩm chế biêh;
– Hàng hoá được nhập khẩu để bán ở thị trường Việt Nam;
– Máy móc, thiết bị phục vụ cho việc khai khoáng chế biến nông sản, thuỷ sản;
– Nguyên liêu để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người và để sản xuất thuốc thú y;
– Nguyên liệu để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh tại nước ngoài, được tính bình quân tháng trong năm trên 8 triệu đồng.
– Thu nhập không thường xuyên được pháp luật quy định tính thuế đối với một số trường hợp như:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ là khoản thu nhập có giá trị trên 15 triệu đồng, thu nhập về trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởng khuyến mại là khoản thu nhập có giá tri trên 15 triệu đồng cho từng lần trúng thưởng và nhận giải thưởng.
5. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực văn hoá-xã hội
Người nước ngoài và con em của họ được vào học tại các trường học Việt Nam trừ một số trường đại học, trường chuyên nghiệp hoặc một số ngành học trong các trường có liên quan đến an ninh, quốc phòng. Việc tuyển sinh, quản lí học sinh nước ngoài theo quy chế tuyển sinh, quản lí học sinh của Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được thành lập, tham gia thành lập và tổ chức trường học quốc tế, trường đại học, trung tâm dạy nghề, trường văn hoá nghê thuật hoạt động tại Việt Nam.
Việc tiếp nhận, quản lí đào tạo đối với người nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cơ yếu Chính phủ, Học viện chính trị-hành chính quốc gia được thực hiện theo quy định riêng của Nhà nước.
Hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài (hoạt động quay phim chụp ảnh, thu thập tư liệu, phỏng vấn…)
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)