Người gốc Việt là gì? (Cập nhật 2023)
Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ về người gốc Việt là gì, ai được công nhận là người có gốc Việt Nam. Thực tế đã xảy ra một số trường hợp không thể xin xác nhận có gốc Việt, vậy lý do từ đâu? Đầu tiên, chúng ta cần phải xác định được định nghĩa người gốc Việt theo quy định pháp luật như thế nào. Vậy người gốc Việt là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Người gốc Việt là gì? (Cập nhật 2023)
Người gốc Việt là gì? (Cập nhật 2023)
Mục Lục
1. Người gốc Việt là gì? (Cập nhật 2023)
Người gốc Việt là Người sinh ra ở nước ngoài, mang quốc tịch của nước ngoài, nhưng có bố đẻ hoặc mẹ đẻ, hoặc cả bố mẹ đẻ, hoặc ông bà, tổ tiên đều là người Việt Nam.
Người gốc Việt được chính phủ Việt Nam tạo điều kiện dễ dàng trong tìm hiểu, nghiên cứu cội nguồn dân tộc, dòng họ, quê hương và có những ưu tiên, ưu đãi nhất định khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh ở Việt Nam
2. Hồ sơ xác nhận là người gốc Việt Nam
Việc xác nhận nguồn gốc Việt Nam chỉ áp dụng đối với người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác. Đối với những người còn mang hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam thì không cần xác nhận người có nguồn gốc Việt Nam.* Thành phần hồ sơ gồm có:1. Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định(mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN, có thể tham khảo và tải mẫu trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp) kèm 02 ảnh 4×6.2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.3. Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống.4. Giấy tờ khác có liên quan làm căn cứ để tham khảo bao gồm:
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
– Bản chính Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam.
– Bản chính Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam.
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.5. Xác nhận nơi cư trú do cơ quan công an xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp. Trường hợp có Hộ khẩu, Thẻ thường trú thì cung cấp bản chụp có chứng thực sao y bản chính hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu.* Số lượng hồ sơ: 01 bộ* Cơ quan giải quyết: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương nơi người đã từng có quốc tịch Việt Nam sinh sống trước khi xuất ngoại* Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ
3. Một số vấn đề liên quan đến Quốc tịch
Việc xác nhận nguồn gốc Việt Nam chỉ áp dụng đối với người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác. Đối với những người còn mang hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam thì không cần xác nhận người có nguồn gốc Việt Nam.1. Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định(mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN, có thể tham khảo và tải mẫu trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp) kèm 02 ảnh 4×6.2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.3. Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống.4. Giấy tờ khác có liên quan làm căn cứ để tham khảo bao gồm:– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.– Bản chính Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam.– Bản chính Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam.– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.5. Xác nhận nơi cư trú do cơ quan công an xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp. Trường hợp có Hộ khẩu, Thẻ thường trú thì cung cấp bản chụp có chứng thực sao y bản chính hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu.01 bộSở Tư pháp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương nơi người đã từng có quốc tịch Việt Nam sinh sống trước khi xuất ngoại05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ
Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Khoản 1 Điều 18 Hiến pháp năm 2013 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) khẳng định: Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Luật Quốc tịch giải thích khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (khoản 3 và 4 Điều 3). Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 02 bộ phận: (1) công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, (2) người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Về mặt nguyên tắc, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác (Điều 4 Luật Quốc tịch). Với quy định này, công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, công dân Việt Nam có thể có 02 quốc tịch.
Từ các quy định liên quan đến vấn đề quốc tịch, có thể phân tích quy định pháp luật về các quyền đối với các nhóm như sau: Công dân Việt Nam; công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì?
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, Hiến pháp khẳng định chính sách đối với nhóm đối tượng này tại Điều 18 Hiến pháp năm 2013. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 7 Luật quốc tịch Việt Nam nêu rõ chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam quy định người đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Xin hồi hương về Việt Nam; b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với tinh thần trên, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và cho phép thực hiện một số hoạt động tại Việt Nam nhằm ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Thủ tục cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam như thế nào?
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam cho người yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ bao gồm các giấy tờ theo quy định trên.
Sau khi chuẩn bị thành 01 bộ, hồ sơ được gửi đến Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
Bước 2: Xem xét, xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch.
– Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
– Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
Xem thêm: Phân đoàn là gì? (Cập nhật 2022)
Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Người gốc Việt là gì? (Cập nhật 2023). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
✅ Kiến thức:⭕ Người gốc Việt là gì✅ Dịch vụ:⭐ Trọn Gói – Tận Tâm✅ Zalo:⭕ 0846967979✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc✅ Hotline:⭕ 1900.3330
5/5 – (4318 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin