Người dưới 18 tuổi phạm tội là gì? Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội?

Người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do hạn chế về đặc điểm tâm sinh lý, có lỗi trong việc thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự.

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    “Người dưới 18 tuổi phạm tội” là một thuật ngữ luật học khá mới mẻ đối với pháp luật hình sự nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với vai trò thay thế cho thuật ngữ “Người chưa thành niên phạm tội”. Các nhà làm luật không giải thích cụ thể lý do có sự thay đổi này, tuy nhiên có thể thấy thuật ngữ “Người dưới 18 tuổi phạm tội” có ý nghĩa tường minh, dễ hiểu hơn, có tính chuyên môn cao hơn, phù hợp với quan điểm xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu theo độ tuổi ở Việt Nam. Mặt khác, về lý luận, hai thuật ngữ này có ý nghĩa đồng nhất với nhau, không làm thay đổi bản chất của nhau. Điều này được thể hiện qua nhiều văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam định nghĩa cụm từ gốc “Người chưa thành niên”: 

    – Điều 1 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Đại hội đồng liên hợp quốc (United Nations Convention on the Rights of the Child) thông qua ngày 20/11/1999 ghi nhận: Trong phạm vi công ước y, trẻ em nghĩa người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em quy định về tuổi thành niên sớm hơn

    – Kế thừa nội dung Công ước, tại Quy tắc 2.2 mục a Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên hay Quy tắc Bắc Kinh (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) ngày 29/11/1985 qua các quy định cũng thừa nhận: “Người chưa thành niên trem hay người ít tuổi tùy theo từng hệ thống pháp luật cụ thể bị xét xphạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn

    – Tại Quy tắc 2.1 mục a Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do thông qua ngày 14/12/1990 xác định: Người chưa thành niên người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải pháp luật xác định không được tước quyền tự do của người chưa thành niên

    – Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT–VKSTC–TANDTC–BCA–BTP BLĐTBXH hướng dẫn thi hành bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên có nêu: “Người chưa thành niên người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm thần, những đi tượng dễ bị tổn thương

    – Khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng xác định: “Người chưa thành niên người chưa đủ 18 tuổi

    – Quy định này cũng được thống nhất trong các Bộ luật chuyên ngành khác, ví dụ Khoản 1 Điều 143 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: Lao động chưa thành niên người lao động chưa đủ 18 tuổi

    Khái niệm chỉ ra đây là nhóm đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế, luôn có xu hướng muốn tự khẳng định, muốn được tôn trọng nhưng lại dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn dễ bị kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn thương, nhưng lại dễ thay đổi thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ giáo dục, cải tạo,… Tuy nhiên người dưới 18 tuổi phạm tội hay người chưa thành niên phạm tội không đơn thuần là người có độ tuổi chưa đủ 18 (từ 0 đến dưới 18 tuổi). Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, người dưới 18 tuổi phạm tội phải là người đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (Bộ luật hình sự 2015): 

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự vmọi tội phạm, trừ những tội phạm Bluật này quy định khác.

    2.Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 109, 170, 171, 173, 178, 248, 240, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật y

    Như vậy người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự với một số loại tội (28 tội danh), người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Điều 90 Chương XII Bộ luật hình sự 2015 về Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng xác định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này…”. Do đó, người dưới 14 tuổi phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội. Bộ luật hình sự 2015 loại trừ trách nhiệm hình sự của người dưới 14 tuổi khi họ thực hiện các hành vị nguy hiểm cho xã hội, đối tượng này chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. Một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặt khác, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm nhất định xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; xâm phạm sở hữu; xâm phạm trật tự quản lý hành chính, trật tự công cộng, tội phạm về ma túy và tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. 

    Giải thích về thuật ngữ tương tự, GS.TSKH Lê Cảm có viết: “Người chưa thành niên phạm tội người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tui đã lỗi (cý hoặc ý) thực hiện hành vi tội phạm cụ thể được quy định trong Phần riêng, ng như hành vi cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm với người đồng phạm đưc quy định trong phần chung Bộ luật y

    Bên cạnh đó, có quan điểm định nghĩa người dưới 18 tuổi phạm tội như sau: “Người dưới 18 tuổi phạm tội ngưi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội bị luật hình sự quy định tội phạm bị truy cu trách nhiệm hình sự

    Ngoài đặc điểm nhận biết về độ tuổi, người dưới 18 tuổi phạm tội trước hết phải là chủ thể của tội phạm, cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ (theo Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự ). Tuy nhiên, năng lực trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi do đặc trung về tâm sinh lý lứa tuổi nên chưa đầy đủ, còn bị hạn chế. Sự nhận thức của người chưa thành niên còn hạn chế, trình độ học vấn chưa hoàn thiện, vốn kinh nghiệm và hiểu biết xã hội còn ít, sự thông hiểu và chấp hành các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực xã hội và pháp luật chưa cao. Họ dễ bị kích động, không kìm chế được cảm xúc, dễ mất bình tĩnh nên dễ phạm sai lầm, dễ bị thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục thành người có ích cho xã hội. 

    Từ những lập luận trên, có thể rút ra khái niệm sau: “Người dưới 18 tuổi phạm tội là ngưi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực trách nhiệm hình schưa đầy đủ do hạn chế vđặc điểm tâm sinh lý, lỗi trong việc thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự.