Người PR sản phẩm gọi là gì

Hiện nay, trên mạng xã hội, trên một số diễn đàn, từ PR được nhắc đến khá nhiều, được đề cập rộng rãi. Một số người làm trong nghề truyền thông, báo chí hay các doanh nghiệp, những người đi làm, sinh viên đều biết đến ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, đối với những người ít tiếp xúc với mạng xã hội thì cụm từ này khá xa lạ. Hôm nay, Kienthuctienganh xin chia sẻ để bạn có thể hiểu đúng, hiểu rõ từ PR này. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Nội dung chính

  • 1. PR nghĩa là gì?
  • 2. Nghề PR là gì?
  • 3. Ưu nhược điểm của PR
  • Video liên quan

1. PR nghĩa là gì?

PR là từ viết tắt của cụm từ Public Relations. Trong tiếng Anh, cụm từ này có nghĩa là:

  • Public (danh từ): công chúng, quần chúng

  • Relation (danh từ): quan hệ

=> Vậy Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng.

PR (Quan hệ công chúng) là hoạt động của một nhóm người thuộc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp nào đó chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn hình ảnh tích cực của công ty, tổ chức mình với khách hàng.

Có thể hiểu nôm na, PR là hoạt động nhằm tạo dựng hình tượng, gây ấn tượng và thiện cảm cho công chúng về một tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp.

PR là một kênh truyền thông giúp tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa các tổ chức xã hội với công chúng

2. Nghề PR là gì?

Công chúng bao gồm các tầng lớp nhân dân sinh sống trong xã hội, là nhóm người quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trọng tâm đến doanh nghiệp. (trực tiếp hoặc gián tiếp). Công chúng đối với các doanh nghiệp là bao gồm các đối tượng chính sau:

  • Khách hàng (người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp)

  • Các cơ quan truyền thông

  • Các cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc quản lý ngành nghề mà doanh nghiệp đang có cùng các cơ quan thẩm quyền có liên quan

  • Ban tổ chức lãnh đạo và nhóm người làm trong doanh nghiệp đó

  • Các doanh nghiệp, tổ chức, công đoàn khác.

Những loại hình phổ biến của PR:

  • Tổ chức sự kiện: Nhiều sự kiện liên quan đến việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm được các doanh nghiệp tổ chức tại các địa điểm đông người (công viên, sân vận động, nhà văn hóa) nhằm thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Từ đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng với tư cách là người tiêu dùng.

  • Tài trợ: Là hình thức giúp đỡ bằng hiện vật (các sản phẩm của chính doanh nghiệp) hoặc hiện kim (tiền) thông qua báo chí, truyền thông hướng đến tài trợ cho một chương trình:
    -Tài trợ thương mại: tài trợ cho các chương trình trên ti vi như gameshow, các chương trình giải trí khác…
    -Tài trợ từ thiện: tài trợ cho các chương trình vì người nghèo, người bất hạnh, người bị thiệt hại thiên tai…
    Từ đó xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, quảng bá doanh nghiệp.

  • Bài PR/ Advertorial: Bài viết cung cấp kiến thức về một lĩnh vực cụ thể theo mô típ: vấn đề, giải pháp và cuối cùng là sản phẩm. Từ đó, dẫn dắt một cách khéo léo, tự nhiên người tiêu dùng đến với sản phẩm.

  • hand-o-right

    Thông cáo báo chí: Các sự kiện của doanh nghiệp được giới báo chí truyền thông đưa tin: các lễ khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm

  • hand-o-right

    Quan hệ cộng đồng: Tham gia các nghiệp đoàn, đoàn hội nhóm ngành nghề để trao đổi thông tin, quảng bá, hỗ trợ hoạt động để khẳng định tên tuổi, tìm cơ hội hợp tác và bảo vệ nhau nếu có khủng hoảng xảy ra.

Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác của PR như: Xử lý khủng hoảng truyền thông; Hoạt động xã hội; Phát hành tài liệu; Các hoạt động phi thương mại…

PR có chức năng xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh. Vì vậy, không chỉ công ty, doanh nghiệp mới PR mà những người làm trong giới showbiz như nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viênđều có thể sử dụng những cách PR để tạo dựng hình ảnh của mình trong mắt công chúng.

Các giai đoạn của PR:

  • Xác định và đánh giá thái độ của công chúng

  • Xác định các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp đối với sự quan tâm của công chúng

  • Phát triển và tiến hành những chương trình truyền bá để công chúng hiểu và chấp nhận những sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Vì vậy, để trở thành một chuyên viên PR giỏi các bạn cần phải có kiến thức nền tảng vững vàng, năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm tốt.

3. Ưu nhược điểm của PR

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp

  • Có mục tiêu, đối tượng hướng đến rõ ràng đối với mỗi sản phẩm hay dịch vụ

  • Dễ dàng được công chúng tin tưởng, đón nhận nên đem lại hiệu quả cao về lâu dài.

Nhiều người lầm tưởng PR là quảng cáo nhưng thực chất không phải vậy. Quảng cáo nhằm hướng người tiêu dùng đến sử dụng sản phẩm. PR cũng có mục đích đó, nhưng không hoàn toàn là vậy. Mục đích của PR là tạo dựng hình ảnh, thiện cảm và sự tin tưởng của của công chúng đối với doanh nghiệp/ tổ chức.

Điểm khác nhau giữa PR với quảng cáo:

  • Các hoạt động PR được thông qua các cơ quan truyền thông báo chí, được công chúng đón nhận, tin tưởng hơn so với quảng cáo.

  • Mục đích của PR không hoàn toàn hướng đến mục tiêu lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm như quảng cáo mà chủ yếu là xây dựng hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp.

  • Nhiều hoạt động của PR đem lại lợi ích cho xã hội. Ví dụ như PR sử dụng hình thức tài trợ nhân đạo (tài trợ cho người nghèo, người bất hạnh hay người chịu thiệt hại do thiên tai), các hoạt động thiện nguyện Hoàn toàn không giống với quảng cáo về điểm này.

  • Các chi phí cho PR thường thấp hơn quảng cáo. PR chỉ thông qua phương tiện truyền thông như một tin tức đối với công chúng. Do vậy, không tốn quá nhiều tiền đầu tư cho các hoạt động làm MV, video, phim ngắn cho sản phẩm như quảng cáo.

  • PR là thường đem đến lợi ích cụ thể cho đối tượng.
    Ví dụ: Sự kiện biểu diễn âm nhạc của nhà mạng di động Viettel không chỉ để quảng cáo thương hiệu của họ mà còn là sự kiện văn hóa nghệ thuật mang tính giải trí cho công chúng.
    Các nhà tài trợ cho người nghèo. Không đơn giản để quảng bá doanh nghiệp của họ mà đó còn là hoạt động mang tính từ thiện.

Nhược điểm:

  • Số lượng người tham gia hạn chế (không rộng như trong quảng cáo vì PR có mục đích hướng đến lợi ích của từng nhóm đối tượng cụ thể). Xét về thực tế, chi phí truyền thông cho PR ít hơn nhiều so với quảng cáo. Vì vậy, trong thời gian ngắn, số lượng người biết đến không thể nhiều như quảng cáo.

  • Đối với các hoạt động tài trợ, thì thông qua một cơ quan/tổ chức trung gian(nhà báo, nhân vật nổi tiếng, chuyên gia, sự kiện..) để tổ chức. Vì vậy, khó kiểm soát vì nội dung thông điệp thường được chuyển tải qua góc nhìn của bên thứ ba.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ kiến thức về từ PR. Hi vọng những chia sẻ bổ ích trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ định nghĩa cũng như có một cái nhìn khái quát về nghề PR.

4.2

/

5

(

6

votes

)