Ngứa âm hộ nhiều về đêm, phải làm sao?

Ngứa âm hộ ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến bộ phận sinh dục nữ bên ngoài. Mặc dù triệu chứng của bệnh này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng rõ rệt hơn vào ban đêm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn và phiền toái cho người bệnh.

1. Hiện tượng ngứa âm hộ

Âm hộ là vùng sinh dục ngoài của phụ nữ. Các nếp gấp bên ngoài của da được gọi là labia majora, các nếp gấp bên trong được gọi là labia minora. Ngứa âm hộ có thể gây ra đau đớn cho bộ phận sinh dục với các biểu hiện: nóng rát, châm chích, đau nhức, nhói và sưng.

Nếu bạn thấy những thay đổi trên vùng da của âm hộ hoặc bị ngứa, rát hay đau, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để nhận được những lời khuyên khoa học.

Các phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh đau rát âm hộ bao gồm các biện pháp tự chăm sóc, thuốc men, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện phản hồi sinh học, vật lý trị liệu, tư vấn tình dục hoặc phẫu thuật.

2. Nguyên nhân ngứa âm hộ

Dưới đây là sáu nguyên nhân phổ biến gây ngứa âm hộ:

2.1 Nhiễm nấm men Candida

Khoảng 20% phụ nữ thường bị nhiễm nấm Candida mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tại Hoa Kỳ, nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến thứ hai sau nhiễm khuẩn. Hầu hết phụ nữ đều trải qua nhiễm trùng nấm men trong cuộc sống thường ngày.

Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm men có thể bao gồm: ngứa ở âm đạo, đặc biệt là âm hộ, đau âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu,…

Nhiễm trùng nấm men là một loại bệnh rất phổ biến. Người bệnh bị ngứa âm hộ thường tự ý bôi kem chống nấm mua ở ngoài hiệu thuốc mà không thông qua bác sĩ kê đơn. Điều này không giúp tình trạng bệnh đỡ hơn, đặc biệt là nếu nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa này không rõ ràng như nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).

Vì vậy, khi bị ngứa âm hộ, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự điều trị khoa học. Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng nấm men dựa trên các triệu chứng và thăm khám phụ khoa. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu dịch tiết ra từ âm hộ của người bệnh để gửi đến phòng thí nghiệm để xác định loại nấm mắc phải.

Điều trị nhiễm trùng nấm men có thể bao gồm thuốc uống, thuốc bôi. Tùy vào tình trạng bệnh mà thời gian phải dùng thuốc sẽ thay đổi.

2.2 Viêm âm hộ do vi khuẩn

Ngứa âm hộ nhiều về đêm, phải làm sao?

Viêm âm hộ do vi khuẩn phổ biến hơn so với nhiễm trùng nấm men. Phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến 44 dễ mắc phải viêm âm hộ do vi khuẩn nhất. Nhiễm trùng xuất hiện khi có quá nhiều vi khuẩn tích tụ trong âm hộ, nhất là ở phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục.

Viêm âm hộ do vi khuẩn không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng nhưng có thể xuất hiện những triệu chứng sau: xuất hiện chất nhờn màu trắng hoặc xám mỏng, đau âm đạo hoặc ngứa, vùng kín có mùi tanh, nóng rát khi đi tiểu, ngứa âm hộ…

Viêm âm hộ do vi khuẩn cần được phát hiện thông qua kiểm tra hoặc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm từ các mẫu lấy từ âm hộ. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng kháng sinh.

2.3 Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm ngứa âm hộ nhiễm trichomonas và rận mu. Hầu hết những người bị nhiễm trichomonas hoàn toàn không có triệu chứng, nhưng có thể xuất hiện một số triệu chứng như: ngứa âm hộ và âm đạo, mùi âm đạo khó chịu, có đốm bất thường ở bộ phận sinh dục. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh trichomonas, bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị bằng kháng sinh.

2.4 Chất gây dị ứng và dị ứng

Đôi khi nguyên nhân gây ngứa âm hộ là một thứ gì đó đơn giản như chất gây kích ứng da hoặc dị ứng. Các hóa chất khác nhau có thể gây ra bệnh chàm, dẫn đến viêm và ngứa như: xà bông tắm, chất tẩy rửa, đồ lót nylon, một số loại quần áo, vệ sinh thụt vào âm đạo, chất diệt tinh trùng hoặc chất bôi trơn, nước hoa, thuốc, khăn lau trẻ em, bao cao su latex…

Nếu bạn đột nhiên thấy ngứa vùng kín sau khi chuyển sang một sản phẩm mới, hãy ngay lập tức ngừng sử dụng sản phẩm ấy để xem các triệu chứng của bạn có cải thiện không. Bởi, đó có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ngứa âm đạo.

2.5 Địa y Lichen planus

Bệnh Lichen planus có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm da, tóc, móng và màng nhầy. Khi tình trạng này xảy ra trong âm đạo, nó gây ra các mảng trắng và vết loét gây đau. Nếu chúng xuất hiện bên ngoài trên âm hộ sẽ có triệu chứng như ngứa.

Nguyên nhân chính xác của tình trạng da bị Lichen planus chưa được xác định nhưng có thể do một số yếu tố sau tác động đến: vắc-xin cúm, viêm gan C, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và một số loại thuốc.

Nếu phụ nữ có các triệu chứng như trên, hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của người bệnh. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể thực hiện một số bài kiểm tra và sinh thiết.

Để giảm ngứa vùng kín do lichen planus gây ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid tại chỗ để giải quyết phản ứng miễn dịch bất thường. Thuốc kháng histamin cũng có thể hữu ích trong việc giải quyết cơn ngứa.

2.5 Xơ cứng địa y

Xơ cứng địa y là một tình trạng da mãn tính phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Nó làm khô da và có thể gây ngứa, đau và thậm chí là phồng rộp. Mặc dù có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng bệnh thường thấy trên bộ phận sinh dục và hậu môn. Các yếu tố khác có thể xảy ra tình trạng trên bao gồm mất cân bằng hormone, đặc biệt là estrogen và các vấn đề miễn dịch.

Địa y xơ cứng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khi bắt đầu, nhưng khi nó tiến triển, bạn có thể nhận thấy các biểu hiện như đốm trắng trên da ngày càng phát triển, ngứa âm hộ, quan hệ tình dục đau, ngứa hậu môn hoặc chảy máu, đau khi đi tiểu.

Bác sĩ có thể chỉ định một số điều trị sau cho người bệnh như dùng steroid tại chỗ để giúp kiểm soát đau hoặc ngứa, tiêm steroid, thuốc uống.

3. Phòng ngừa vùng kín ngứa ban đêm

Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn tất cả các cơn ngứa âm hộ, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc âm đạo của mình, bằng cách:

  • Giữ cho âm hộ sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước ấm và nhẹ nhàng vỗ, không chà xát;
  • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thường xuyên đi kiểm tra và khám phụ khoa;
  • Ngứa âm hộ không phải lúc nào cũng là biểu hiện của nhiễm trùng nấm men, vì vậy, bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ cơn ngứa nào không biến mất;
  • Âm hộ là một vùng da nhạy cảm, do đó, điều quan trọng là phải chăm sóc nó một cách thích hợp. Nên mặc quần áo rộng và sử dụng đồ lót bằng cotton. Đồ lót cần được giặt sạch sẽ và phơi nơi khô thoáng mát, tránh ẩm ướt. Không mặc quần bó sát;

Ngứa âm hộ nhiều về đêm, phải làm sao?

  • Lưu ý về các chất vệ sinh, mỹ phẩm, nước hoa bạn sử dụng. Mùi hương nhân tạo và hóa chất có thể mài mòn khu vực âm đạo và gây ra phản ứng dị ứng. Không sử dụng xà phòng thơm hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm. Không thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt nữ hoặc bột hoạt thạch.

Ngứa âm hộ có thể được gây ra bởi một loạt các nguyên nhân, và nó thường tồi tệ hơn vào ban đêm. Nếu bạn nhận thấy tình trạng ngứa âm hộ kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như chảy mủ hoặc đỏ, hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị.

Phụ nữ bị ngứa âm hộ hoặc gặp bất kỳ vấn đề phụ khoa nào có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn Phụ khoa được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao. Đặc biệt Vinmec luôn tôn trọng tối đa sự riêng tư của bệnh nhân, nhất là khi khám chữa những bệnh lý nhạy cảm.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh u xương, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com; acog.org