Ngủ dậy bị đau cổ: Nguyên nhân và mẹo chữa trị nhanh chóng

Ngủ dậy bị đau cổ không hiếm gặp, gây ra cảm giác nhức mỏi, khó chịu, cử động khó khăn. Tình trạng này thường xuất phát từ thói quen ngủ sai tư thể, căng thẳng quá mức. Thậm chí, đây có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng. Cùng thực phẩm chức năng Nhật Bản Fujina.vn đi sâu tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chữa đau cổ khi thức dậy qua chia sẻ dưới đây!

I. Tình trạng sáng ngủ dậy bị đau cổ là như thế nào?

Chứng đau cứng cổ khi thức dậy vào buổi sáng là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi do các khớp xương đang bị thoái hóa. Biểu hiện này cũng có thể gặp ở người trẻ nếu ngủ sai tư thế hoặc gối nằm không thoải mái. Cứng khớp cổ, đau nhức vùng cổ còn do làm việc quá sức trong một ngày dài.

Để cơ thể khỏe khoắn, linh hoạt, cần phải có sự kết hợp của nhiều hệ cơ quan. Khi ngủ dậy, nếu bạn cảm thấy đau mỏi cổ thì khả năng cao là do các cơ vùng cổ co cứng. Từ đó, việc cử động cũng trở nên khó khăn, không đạt được như ý muốn.

Nói tóm lại, ngủ dậy bị đau cổ không phải là bệnh, mà thực chất nó là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc một số bệnh lý khác. Nếu tình trạng này chỉ thỉnh thoảng diễn ra thì không có gì nguy hiểm. Lý do là có thể do sai tư thế, giường nằm hoặc gối kê không thoải mái thôi. Còn nếu đau mỏi cổ kéo dài, xuất hiện với tần suất dày hơn thì có thể là bạn đã mắc các bệnh lý về cơ xương khớp. Chẳng hạn như: đau vai gáy, viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, phình đĩa đệm,…

II. Nguyên nhân ngủ dậy bị đau cổ

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khiến đau cứng cổ khi ngủ dậy vào buổi sáng. Có thể chỉ do ngủ sai tư thế nhưng cũng có khả năng do bệnh lý xương khớp hoặc thần kinh. Điều quan trọng mà bạn cần làm ngay bây giờ đó là khai phá chính xác “hung thủ” gây nên sự khó chịu này. Có như vậy, bạn mới có thể sớm thoát khỏi những cơn đau cứng khớp cổ cực kỳ khó chịu này.

1. Ngủ dậy bị đau cổ do sử dụng gối không phù hợp

Chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng nên việc đầu tư chiếc gối thoải mái, có độ đàn hồi cao là rất đáng giá. Sử dụng gối không phù hợp không chỉ khiến bạn ngủ không ngon giấc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp cổ.

Nếu nằm gối quá thấp hoặc quá cao thì khớp cổ sẽ dễ bị sai lệch về phía trước hoặc phía sau. Từ đó, dẫn đến những cơn đau cứng khớp cổ xuất hiện nhiều hơn vào sáng hôm sau lúc thức giấc.

2. Thói quen ngủ sai tư thế

Ngủ sai tư thế là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đau cơ xương khớp sau khi thức dậy. Nhất là khi ngủ ở tư thế nằm sấp, đầu sẽ nghiêng sang một bên dễ thở. Điều này ảnh hưởng đến khớp cổ lẫn chất lượng giấc ngủ.

3. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

80% người bệnh hứng chịu cơn đau nhức 1 hoặc 2 bên cổ lâu dài sau khi ngủ dậy đều do thoái hóa đốt sống cổ. Căn bệnh này thường xảy ra nhiều ở người lớn tuổi khi mà các khớp và sụn bị thoái hóa, lượng máu lưu thông đến khu vực này bị suy giảm. Vì vậy, bạn thường xuyên gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau cổ và vùng vai gáy, đau cánh tay, tê bì chân tay.

4. Gai đốt sống cổ

Ở hai bên đốt sống cổ, có các gai nhỏ mọc ra tác động đến xương khớp và các bộ phận xung quanh. Điều này dẫn đến tình trạng đau cổ diễn ra thường xuyên hơn mỗi khi thức dậy.

5. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Những tổn thương ở vùng đĩa đệm cổ sẽ khiến nhân nhầy chảy ra bên ngoài. Sau đó, chèn áp lên dây thần kinh gây ra cơn đau nhức, khó chịu cho phần cổ và vai gáy.

Hơn thế, lực tác động lên vùng cổ trong quá trình ngủ sẽ lớn hơn, càng góp phần làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn đau.

6. Co thắt cơ, căng thẳng cơ

Đây cũng là một trong những tác nhân thường gặp khiến cơ khớp cổ cứng đau. Do tinh thần căng thẳng, stress dài ngày nên gây căng thẳng cơ, khiến cơ áp lực.

7. Triệu chứng đau xơ cơ

Đau xơ cơ là chứng bệnh rối loạn các khớp gây ra những cơn đau nhức cơ bắp. Điều này cũng là nguyên nhân chủ yếu gây cứng khớp cổ mỗi khi ngủ dậy vào sáng sớm.

8. Ngủ dậy bị đau cổ cũng là triệu chứng của viêm màng não

Khi cột sống và não tủy bị tổn thương, sẽ xuất hiện tình trạng đau cứng cổ. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, đây là trường hợp hiếm gặp trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc đau cổ khi ngủ dậy cũng có thể đến từ sự ảnh hưởng hay tổn thương ở vùng xương chẩm phía sau gáy.

III. Mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy

Nhiều bạn thắc mắc không biết đau cổ khi ngủ dậy phải làm gì để giảm bớt cơn đau? Làm cách nào để nhanh chóng lấy lại thể chất khỏe khoắn để chào đón ngày mới? Dưới đây là 5 cách chữa đau cổ khi ngủ dậy khá hiệu quả được rất nhiều người áp dụng!

1. Cách trị đau cổ khi ngủ dậy bằng việc massage

Massage cổ là giải pháp trị liệu hỗ trợ giải tỏa căng thẳng, thuyên giảm cơn đau nhức cổ, vai gáy hữu hiệu.

Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng tay hoặc ngón tay xoa bóp vùng cổ, vai, gáy theo chuyển động tròn. Lưu ý, không kéo căng quá mức các khớp khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn.

2. Bài tập chữa đau cổ khi ngủ dậy

Chứng đau cổ khi ngủ dậy sẽ được cải thiện rõ rệt nếu bạn kiên trì thực hiện một số bài tập vận động cổ nhẹ nhàng như sau:

  • Nghiêng đầu về bên trái hoặc bên trái sao cho tai chạm vào vùng vai. Kiên trì thực hiện 10 lần mỗi bên cho từng lần tập. Ghi nhớ, cần đưa cổ về vị trí ban đầu trước khi đổi bên.
  • Ngửa cổ lên trần nhà càng xa càng tốt rồi đưa cổ về vị trí ban đầu. Tiếp đó, gập cổ nhìn dưới sàn nhà. Làm các bước như thế 10 lần cho mỗi lần nhìn lên và xuống.
  • Đặt tay phải lên cằm, rồi đẩy nhẹ nhàng sang bên phải, giữ nguyên tư thế đó trong vòng 10 giây. Tiếp đến, bạn cho cổ quay về vị trí ban đầu, lặp lại động tác đó với bên trái. Đây là bài tập chữa đau cổ khi ngủ dậy khá đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
  • Dùng cằm như con trỏ chuột, nhẹ nhàng phác thảo bảng chữ cái từ A – Z.

3. Chườm nóng/lạnh để làm hết đau cổ khi thức dậy

Sử dụng túi đá hoặc gel lạnh chườm lên vùng cổ bị đau trong 20 phút. Thực hiện cách này sẽ giúp triệu chứng viêm sưng ở cơ cổ thuyên giảm phần nào.

Còn trong trường hợp cơn đau không đỡ hoặc kéo dài hơn 1 ngày thì bạn đổi qua liệu pháp chườm nóng ở nhiệt độ vừa phải trong 20 phút. Hoặc bạn cũng có thể tắm nước ấm mỗi ngày để thư giãn các cơ, khắc phục đau cổ khi ngủ dậy.

4. Dùng thuốc giảm đau để hết đau vai cổ lúc dậy

Đây là cách chữa ngủ dậy bị đau cổ do ngủ sai tư thế nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamol hoặc chống viêm không steroid nhằm cải thiện tình trạng cứng mỏi cổ.

Tuy nhiên, tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc thay đổi liều lượng thuốc. Tốt nhất, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để không làm hỏng dạ dày, gan và thận.

5. Bấm huyệt làm hết đau cổ khi ngủ dậy

Bấm huyệt tại nhà là phương pháp vật lý trị liệu khá phổ biến, giúp giảm tắc nghẽn và tăng cường lưu thông khí huyết đến vị trí quanh vùng cổ. Cách chữa trị này đòi hỏi bạn phải xác định đúng vị trí huyệt đạo và thực hiện các động tác xoa bóp vào các dây thần kinh bị tổn thương. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn ngồi thẳng lưng, thả lỏng người và hít thở đều đặn
  • Bước 2: Xác định huyệt ở cổ và tiến hành xoa bóp, day, miết tác động sâu đến vị trí đau. Sau đó, dùng 2 ngón tay xoay tròn lên xuống khoảng 3 – 4 lần. Nên thực hiện nhẹ nhàng, không tì lực quá mạnh dẫn đến phản ứng ngược.
  • Bước 3: Duy trì bấm huyệt 2 – 3 lần/ ngày, tình trạng ngủ dậy bị đau cổ sẽ được giảm thiểu đáng kể.

IV. Khi nào nên gặp bác sĩ khi bị nhức cổ sáng dậy

Thông thường, tình trạng đau mỏi cổ sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tần suất các cơn đau xuất hiện thì mức độ nguy hiểm của vấn đề này sẽ khác nhau. Nếu chỉ đau vài ngày thì không đág lo ngại, còn nếu kéo dài liên tục thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý. Từ đó, mới có biện pháp điều trị tốt nhất, giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Một số biểu hiện đi kèm việc ngủ dậy bị đau cổ liên tục trong 3 ngày đáng báo động như:

  • Sốt cao
  • Đau đầu, đau ngực, khó thở
  • Có cục u ở vùng cổ
  • Khó nuốt thức ăn
  • Ngứa hoặc tê bì chân tay
  • Đau cổ lan xuống cánh tay, chân
  • Buồn nôn, nôn

Sau khi gặp bác sĩ, bạn sẽ phải làm một số kiểm tra nhất định để xác định nguyên nhân gây đau có phải do bệnh lý hay không. Tiếp đến, họ sẽ đưa ra chỉ định kịp thời, phương hướng điều trị phù hợp nhất.

V. Cách phòng ngừa cổ vai bị đau nhức khi ngủ dậy

Nhằm phòng ngừa ngủ dậy bị đau cổ, bạn cần đảm bảo ngủ đúng tư thế với gối, đệm nằm thoải mái. Bên cạnh đó, cho cổ nghỉ ngơi, massage vai cổ gáy và thực hiện các bài tập giãn cơ vùng cổ thường xuyên.

1. Chú ý tư thế ngủ thoải mái

Nếu bạn có thói quen nằm ngửa khi ngủ, hãy đặt một chiếc chiếc gối nhỏ bên dưới cột sống cổ. Điều này sẽ giúp duy trì tư thế ngủ được thoải mái, ngăn ngừa ngủ lật sai tư thế. Còn người ngủ nghiêng nên đặt thêm chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giữ cột sống thẳng hàng.

Ngoài ra, không kê gối ngủ cao hơn so với đầu để ngăn ngừa cứng cổ. Không nằm sấp khi ngủ vì khiến cổ bị sái, gây áp lực lên dạ dày và vùng đầu vai cổ.

2. Chọn gối ngủ phù hợp

Đầu tư chiếc gối ngủ mềm mại, có độ đàn hồi tốt như gối làm bằng mút hoạt tính là lựa chọn ưu tiên. Quy cách chọn gối chuẩn là cao khoảng 8 – 15cm, dài 60cm, rộng 30cm. Như vậy, sẽ giúp hỗ trợ tốt cho vùng đầu và cổ khi ngủ. Không nên tiếc tiền chọn gối quá cứng vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ vùng cổ.

Ngoài gối, tấm nệm ngủ có độ cứng vừa phải, không quá mềm hoặc quá cứng sẽ khiến toàn thân được thư giãn. Cơ vùng cổ sẽ không bị ảnh hưởng, hỗ trợ nâng đỡ cho vùng lưng và cổ.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học cần phải nói “không” với những hoạt động như sau:

  • Hạn chế sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử trong thời gian dài
  • Không ngồi quá lâu trong cùng 1 tư thế
  • Không để máy lạnh, quạt gió thổi trực tiếp vào vùng đầu, mặt, cổ và vai gáy
  • Không cúi cổ và gập vai về phía trước quá lâu

4. Nằm ngủ đúng tư thế

Tư thế đúng khi ngủ bao gồm nằm ngửa và nằm nghiêng, nằm ở tư thế thẳng toàn thân người. Tránh nằm sấp vì dễ gây áp lực lên dạ dày và vùng đầu vai cổ.

Nằm đúng tư thế sẽ giúp máu tuần hoàn lan tỏa đều đến các cơ. Nếu nằm sai cách thì sẽ dễ ngủ dậy bị đau cổ, chèn ép quá trình lưu thông máu.

5. Thường xuyên massage và thư giãn cơ cổ

Đây là cách phòng ngừa và chữa đau cổ khi ngủ dậy nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bạn nên thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục thể thao, tập luyện các động tác xoa bóp cổ nhẹ nhàng. Lúc này, cổ sẽ được nghỉ ngơi, các dây thần kinh được thư giãn, dẻo dai hơn.

Hãy kiên trì thực hiện vào trước khi ngủ và sau khi thức dậy sẽ giúp hạn chế tình trạng cứng khớp cổ.

6. Viên uống Prokan – Thực phẩm “vàng” cho người đau xương khớp

Prokan được ví là “chuyên gia” trong lĩnh vực phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Sản phẩm chứa hoạt chất Proteoglycan, sụn vi cá mập,… nuôi dưỡng sụn khớp chắc khỏe, phục hồi nhanh chóng những tổn thương sụn khớp.

Prokan còn nổi tiếng trong việc tăng cường hoạt dịch ổ khớp, giúp khớp vận động trơn tru, linh hoạt. Từ đó, giảm khó chịu mỗi khi cử động, hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay mỗi khi “trái gió, trở trời”.

Viên uống xương khớp Prokan đã được minh chứng nghiên cứu lâm sàng. Đạt tiêu chuẩn GMP hay FSSC 22000 cùng rất nhiều chứng nhận uy tín khác tại Nhật Bản. Hơn thế, sản phẩm được hàng triệu người dân Nhật Bản tin dùng, có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Thêm nữa, giá thành sản phẩm khá phù hợp với thu nhập người Việt. Chỉ hơn 1 triệu đồng cho một hộp 120 viên, bạn sẽ được chăm sóc xương khớp khỏe mạnh, giảm viêm khớp, đau nhức khớp tối ưu.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tình trạng ngủ dậy bị đau cổ dấu hiệu bệnh gì, có nguy hiểm không. Đồng thời, bỏ túi được những mẹo chữa trị và cách phòng ngừa đau cổ hiệu quả nhất. Để lại bình luận dưới bài viết để cùng nhau chia sẻ, trao đổi nhiều hơn về việc ngủ dậy bị đau cổ nhé!

THAM KHẢO THÊM: Các loại viên uống xương khớp của Nhật Bản được ưa chuộng nhất