Ngôn ngữ học là gì? Cơ sở ngôn ngữ học là gì? – THPT Lê Hồng Phong

Ngôn ngữ là thứ gắn liền với cuộc sống của mỗi người, tuy vậy ngôn ngữ học và cơ sở ngôn ngữ học là gì? thì  nhiều người chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về nó. Sau đây hãy cùng THPT Thành Phố Sóc Trăng tìm hiểu chi tiết nhé!

NGÔN NGỮ HỌC LÀ GÌ?

10 sự thật thú vị về ngôn ngữ - VnExpress10 sự thật thú vị về ngôn ngữ - VnExpress

Ngôn ngữ học hay ngữ lý học là bộ môn nghiên cứu về ngôn ngữ. Người nghiên cứu bộ môn này được gọi là nhà ngôn ngữ học. Nói theo nghĩa rộng, nó bao gồm ba khía cạnh: hình thái ngôn ngữ, nghĩa trong ngôn ngữ và ngôn ngữ trong ngữ cảnh. Những hoạt động miêu tả ngôn ngữ sớm nhất biết tới được cho là của Panini (thế kỷ IV trước Công nguyên), với những phân tích về tiếng Phạn (Sanskrit) trong cuốn Ashtadhyayi.

Ngôn ngữ học phân tích ngôn ngữ con người như một hệ thống liên kết âm thanh (hay cử chỉ ra hiệu) với ý nghĩa. Ngữ âm học nghiên cứu về âm học và cấu âm của sự tạo thành và tiếp nhận âm thanh từ lời nói và ngoài lời nói. Mặt khác, bộ môn nghiên cứu về nghĩa trong ngôn ngữ lại làm sáng tỏ cách các ngôn ngữ mã hóa mối quan hệ giữa các thực thể, các tính chất và các khía cạnh khác của thế giới để chuyển tải, xử lý và gán nghĩa, cũng như điều khiển và giải quyết sự mơ hồ (ambiguilty). Trong lúc Ngữ nghĩa quan tâm tới các điều kiện chân trị, Ngữ dụng lại quan tâm tới những ảnh hưởng của Ngữ cảnh tới ý nghĩa.

Ngữ pháp tạo lập nên một hệ thống các luật chi phối hình thái của phát ngôn trong một ngôn ngữ nhất định. Nó bao gồm cả âm, nghĩa và âm vị (âm thanh có đặc trưng gì và kết hợp với nhau như thế nào), hình thái học (cấu tạo vào cách kết hợp các từ).

BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ

Về mặt thời gian lịch sử, chắc hẳn ngôn ngữ của loài người phải cổ xưa hơn rất nhiều lần so với ngay cả những huyền thoại xưa cũ nhất. Nó gắn bó với sự sống của con người như đồ ăn thức uống, như sự thở ra, hít vào; đến nỗi dường như không mấy khi mỗi người chúng ta nghĩ tới nó, nghĩ rằng có một cái gọi là ngôn ngữ tồn tại với mình. Nhưng rồi có lúc chúng ta tự hỏi: Ngôn ngữ là gì? Lời giải đáp cho câu hỏi đó không phải chỉ có một và không thể chỉ có một, bởi vì bản thân ngôn ngữ vốn là một đối tượng hết sức phức tạp và đa
diện.

TRƯỚC HẾT, NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

5 mẹo đưa đến thành công cho website đa ngôn ngữ – Halink5 mẹo đưa đến thành công cho website đa ngôn ngữ – Halink

 

1. Nói rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội là bởi vì một sự thật hiển nhiên: nó không phải là hiện tượng tự nhiên (vốn là những hiện tượng tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người) như sao băng, thủy triều, động đất. Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài ngưòi, do ý muốn và nhu cầu: người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát triển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh.

2. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá nhân anh; mà nó là của chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúng ta; cho nên anh nói tôi mới hiểu, và chúng ta hiểu nhau. Về mặt này, đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng.

3. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền. Người ta có được ngôn ngữ là nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những người cùng sống ở xung quanh. Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người cũng khác hẳn về chất. Tiếng kêu đó, loài động vật có thể dùng để “trao đổi thông tin như: kêu gọi bạn tình trong các mùa hôn phối, hay là báo tin có thức ăn, có sự nguy hiểm nhưng tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnh hưởng của những “cảm xúc” khác nhau. Chúng – những tiếng kêu đó – là bẩm
sinh; sự trao đổi thông tin” là vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trình di truyền chứ không giống nhau như kết quả của trẻ em học nói. Còn hiện tượng một số con vật học ndi được tiếng người thì rõ ràng lại là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện. Những con vật “biết nói” đó dù thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặc phát âm được những âm thanh để biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàn cảnh cụ thể với một kích thích cụ thể.

4. Chẳng những ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội như đã phân tích bên trên; mà hơn thế nữa, nó là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tính chất đặc biệt này thể hiện ở chỗ nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào; cho nên khi một cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ, kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng, thì nó (ngôn ngữ) vẫn là nó. Mặt khác ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Nó ứng xử bình đẳng đối với tất cả mọi người trong xã hội. Tuy vậy, mỗi người, mỗi nhóm người không vô can với nó mà họ sử dụng cho no mục đích của mình, theo cách của mình sao cho có hiệu quả nhất. Chính vì tính chất đặc biệt này mà người ta không thể hi vọng tác động làm biến đổi ngôn ngữ bằng một cuộc cách mạng chính trị xã hội.

NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP QUAN TRỌNG NHẤT CỦA
CON NGƯỜI

1. Có thể hiểu một cách giản dị rằng: giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó. Sự giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc hơn hai người với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao tiếp chung. Các kết quả nghiên cứu về sinh lí học và tâm lí học cho thấy rằng ở con người, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh. Ngay cả bây giờ, nếu thiếu ngôn ngữ hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ bị hạn chế do những nguyên nhân nào đó thỉ người ta dùng “ngôn ngữ cử chi” cho đến khi không còn có thể trao đổi bằng “ngôn ngữ” này nữa mới thôi. Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết với nhau; và tác động đến nhau. Chính nhờ thế mà con người mới tập hợp với nhau thành cộng đồng xã hội, có tổ chức và hoạt động của xã hội; những tư tưởng và trí tuệ của người này, thế hệ này mới truyền tới người khác, thế hệ khác được.

2. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp giữa người với người; nhưng không phải mọi yếu tố, mọi đơn vị của nó đều tham gia như nhau vào quá trình này. Nói khác đi, các đơn vị của nó tham gia thực hiện chức năng xã hội vốn có của nó một cách khác nhau. Trực tiếp tham gia vào quá trình mang thông tin và truyền đạt thông tin là các đơn vị định danh như từ, cụm từ; và các đơn vị thông báo như câu, văn bản. Chẳng hạn, các từ: người, máy, nhà, cây, đi, cười, một, hai, giỏi Các cụm từ: đá tai mèo, nhà cao tầng, bê tông đúc sẵn, mẹ tròn con vuông

3. Trong xã hội loài người, phần lớn nhất và trọng yếu nhất của thông tin (gồm các kiểu dạng, các nguồn gốc khác nhau) được tàng trữ và lưu hành nhờ ngôn ngữ. Nói như V.Lênin: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người. Sở dĩ nó quan trọng nhất là vì trên góc độ lịch sử và toàn diện mà xét, không một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được với nó.

NGÔN NGỮ LÀ HIỆN THỰC TRỰC TIẾP CỦA TƯ TƯỞNG

Lợi Ích Của Việc Sử Dụng Đa Ngôn Ngữ| 7EDULợi Ích Của Việc Sử Dụng Đa Ngôn Ngữ| 7EDU

1. Khi nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, chúng ta muốn nhấn mạnh đến chức năng hàng đầu của nó: chức năng giao tiếp. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có một chức năng nữa là chức năng phản
ánh. Tư duy của con người – sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh chủ yếu được tiến hành, được thực hiện dưới hình thức ngôn ngữ. Từ cội nguồn của mình, ngôn ngữ loài người ra đời và phát triển là do
người ta thấy cần phải nói với nhau một cái gì đó. Ở đây, mệnh đề này bao hàm hai vấn đề:

2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy vốn hết sức phức tạp cho nên có thể tiếp cận nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều xuất phát điểm khác nhau. Nếu chỉ xét từ góc độ chức năng phản ánh của ngôn ngữ không thôi, thì trước hết cần phải thấy: Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa rằng ngôn ngữ chỉ là cái vỏ vật chất trống rỗng; mà nó là một thể chất hai mặt: vật chất – tinh thần.
Kết luận mà Mác nêu như vừa dẫn, hết sức quan trọng. Ông còn có một nhận xét khác: Ngôn ngữ củng cố xưa như ý thức vậy là ý thức thực tại, thực tiễn; và tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh ra chỉ do nhu cầu, do sụ
cần thiết phải giao tiếp với người khác.

3. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái để biểu hiện tư duy. Các kết quả hoạt động của tư duy (thuộc lĩnh vực tinh
thần) bao giờ cũng được khoác một cái vỏ vật chất âm thanh (ngôn ngữ) để thể hiện ra ngoài dưới dạng vật chất nhằm làm cho những người khác “thấy được”. Mối quan hệ ngôn ngữ – tư duy ở đây có thể hình dung như hai mặt của một tờ giấy vậy: đã có mặt này là phải có mặt kia. Chính ở trong ngôn ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tiềm tại trở nên được hiện thực hóa, thực tại hóa. Mặt khác chính trong quan hệ với tư duy, với ý thức mà ngôn ngữ không phải là cái xác không hồn, không phải là hiện tượng thuần túy vật chất. Nó trở thành hiện tượng vật chất – tinh thần.

4. Chẳng những là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy, ngôn ngữ còn là công cụ của hoạt động tư duy. Nó trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và phát triển tư duy của con người. Để tiến hành các hoạt động tư duy, trí tuệ, con người cần phải có một cái vốn tri thức, hiểu biết nhất định (có thể là nhiều hoặc ít, tùy theo). Vốn tri thức đó con người có được nhờ những hoạt động thực tiễn, tìm hiểu và khám phá thế giới khách quan quanh mình. Nó được tàng trữ, được bảo toàn chủ yếu nhờ ngôn ngữ; rồi chính nhờ ngôn ngữ mà người ta có thể truyền thụ những tri thức, những hiểu biết từ người này sang người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác

5. Để làm rõ hơn bản chất của ngôn ngữ cùng với chức năng giao tiếp, chức năng phản ánh của nó, cần làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tay ba giữa ý thức (tư duy) với ngôn ngữ và thực tại khách quan. Ta biết rằng cội nguồn của ý thức chính là thực tại khách quan, vì ý thức chính là hình ảnh chủ quan của thực tại khách quan, là tồn tại được phản ánh. Ý thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ quan hệ gián tiếp với thực tại khách quan thông qua ý thức.

NGÔN NGỮ – LỜI NÓI – HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI

1. Trong giao tiếp ngôn ngữ, sở dĩ tôi nói, anh nghe và chúng ta hiểu nhau được (mặc dù ai nấy đếu nhận ra và phân biệt: đây là tiếng nói của tôi, kia là tiếng nói của anh) là bởi vì giữa chúng ta đã có một cái chung và
những cái riêng.

2. Về sự phân biệt ngôn ngữ với lời nói và xem xét mối quan hệ giữa chúng với nhau, phải kể F.de.Saussure là người đi đầu. Ông (và những người ủng hộ ông về sau) đã tách biệt hoàn toàn tuyệt đối giữa ngôn ngữ như một
cái hoàn toàn có tính chất xã hội với lời nói như một cái hoàn toàn có tính cá nhân.

HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ

Tư duy ngôn ngữ là gì? Liệu ngôn ngữ có làm nên sức mạnh của bạn – Kỹ Năng Tư Duy Logic | TuDuy.Edu.VnTư duy ngôn ngữ là gì? Liệu ngôn ngữ có làm nên sức mạnh của bạn – Kỹ Năng Tư Duy Logic | TuDuy.Edu.Vn

BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ

1. Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng và sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện các loại tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology).
Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau đối với tín hiệu. Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng ta quan niệm về tín hiệu như sau: Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và lí giải, suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật ấy.

2. Xuất phát từ bình diện tín hiệu học trong nghiên cứu ngôn ngữ, người ta bảo rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, rằng nó có bản chất tín hiệu. Theo quan niệm vừa trình bày bên trên, tín hiệu là cái phải có hai mặt:
mặt biểu hiện vật chất và mặt được biểu hiện (cái mà mặt biểu hiện chỉ ra, làm đại diện cho). Vậy thì trong ngôn ngữ trước hết phải coi các hình vị và các từ là những tín hiệu; bời vì chúng có mặt biểu hiện là âm thanh, và mặt được biểu hiện là những ý nghĩa, những nội dung nhất định nào đó.

3. Bản chất tín hiệu và đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau đây:

3.a. Cũng như các tín hiệu nói chung, tín hiệu ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện với cái được biểu hiện. Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh, còn cái được biểu hiện của nó là ý nghĩa, là khái niệm về sự vật được phản ánh được gọi tên.

3.b. Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời nhau, nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau.

3.c. Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh – là cái nghe được chứ không nhìn thấy được. Nói rõ hơn, mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến. Khi tín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động (giao tiếp) chúng hiện ra lần lượt cái này tiếp theo sau cái kia, làm thành một chuỗi, một tuyến theo bề rộng một chiều của thời gian.

4. Ngôn ngữ, như đã trình bày, vốn là hiện tượng mang bản chất xã hội và thuộc số các hiện tượng xã hội. Mặt khác, nó còn có một bản chất nữa không kém phần quan trọng là: ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín
hiệu, mang bản chất tín hiệu. Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong tổ chức hệ thống của mình, một nhân tố trung tâm bảo đảm cho nó trở thành phương tiện lao tiếp quan trọng nhất của con người.

HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ

1. Những khái niệm mở đầu

1.1. Hàng ngày, chúng ta vẫn nói hoặc nghe nói tới những tên gọi như: hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống đèn tháp sáng, hệ thống ống cấp thoát nước Chúng ta đã dùng từ hệ thống không đòi hỏi được giới hạn một cách nghiêm ngặt về mặt thuật ngữ. Hiện nay, khái niệm hệ thống được sử dụng trong rất nhiều ngành khoa
học; và đã có không ít quan niệm về nội dung, cũng như cách tiếp cận thuật ngữ này. Vậy, có thể xem bộ cờ tướng là một hệ thống; ba cái đèn màu xanh, đỏ, vàng của tín hiệu giao thông đường bộ là một hệ thống

1.2. Hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó. Khái niệm cấu trúc thường xuyên đi đôi cùng với khái niệm hệ thống. Cấu trúc được hiểu là tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức của hệ thống. Như thế, cấu trúc chỉ là một thuộc tính cấu tạo hệ thống; nó có được trong hệ thống chứ không ở ngoài hệ thống. Nếu hiểu được tổ chức bên trong của hệ thống như thế nào, là ta đã hiểu được cấu trúc của nó. Ví dụ: Khi coi một tòa nhà cao tầng là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu ta “nắm” được tòa nhà ấy có bao nhiêu đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có bao nhiêu tầng, mỗi tầng có bao nhiêu phòng; các đơn nguyên, các tầng và các phòng đó thuộc những loại nào, kiểu gì, được sắp đặt như thế nào, nương tựa vào nhau ra sao, quan hệ nối kết với nhau như thế nào thì nghĩa là ta đã biết được, hiểu được cấu trúc của hệ thống – tòa nhà đó.

1.3. Trong tự nhiên và xã hội có rất nhiều loại hệ thống. Tuy vậy, các hệ thống chức năng là loại quan trọng nhất. Đó là loại hệ thống được cấu tạo, được xây dựng nhằm những mục đích nhất định; và trong đó, mỗi yếu tố hoặc
loại yếu tố phải thực hiện một chức năng nào đó.

2. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ.

2.1. Sở dĩ ta nói được: ngôn ngữ là một hệ thống là vì nó thỏa mãn những yêu cầu, đáp ứng những tiêu chí cần yếu của khái niệm hệ thống nói chung. Nó là một tổng thể, một tập hợp các yếu tố – các đơn vị của nó – và
các đơn vị này có những mối quan hệ thuộc nhiều kiểu dạng khác nhau. Ngôn ngữ cũng có cấu trúc của nó, bởi vì nó có một tổ chức bên trong, có một mạng lưới quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các kiểu loại yếu tố – đơn
vị khác nhau của mình.

2.2. Các đơn vị của ngôn ngữ – cũng tức là các yếu tố của nó – phân biệt nhau về chức phận trong hệ thống, vị trí trong hệ thống và cũng phân biệt nhau về cấu tạo của mình. Để nhận diện và phân biệt chúng về mặt khoa học, người ta phải dùng các kĩ thuật phân tích ngôn ngữ học. Theo trình tự từ lớn đến nhỏ (như vẫn thường gọi) có thể kể ra các đơn vị của ngôn ngữ là: câu – từ – hình vị – âm vị.

2.4. Các đơn vị của ngôn ngữ quan hệ với nhau rất phức tạp và theo nhiều kiểu. Đặc biệt, càng đi vào hoạt động giao tiếp, các quan hệ đó càng thể hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau.

Video về ngôn ngữ học

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thêm về ngôn ngữ học và cơ sở của ngôn ngữ học. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Tổng hợp