Ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu để an toàn cho mẹ và bé

Thai ngôi ngang là gì?

Trước khi tìm hiểu ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu, bạn cần biết ngôi thai ngang là gì? Vị trí của thai nhi là một trong những yếu tố quyết định sự thuận lợi của ca sinh nở. Ngôi thai ngang là tình trạng ít khi xuất hiện nhưng lại phức tạp và có khả năng gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Thông thường, từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 35 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu xoay người, chúc đầu xuống phía dưới xương chậu để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, có những trường hợp bé chỉ quay đầu có nửa vòng rồi nằm chắn ngang cổ tử cung của mẹ.

Lúc này, vị trí bé không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang trong bụng mẹ. Cũng có trường hợp bé nằm xiên, đầu ở phía hố chậu và mông ở phía hạ sườn.

ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu

Đây được gọi là hiện tượng thai ngôi ngang (ngôi thai ngang), ngôi vai hay ngôi xiên. Vậy ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Khi sinh thường, em bé sẽ đi qua cổ tử cung và khung chậu đã giãn nở của mẹ để chào đời. Dựa vào vị trí của thai nhi so với đường đi này (gọi là kênh sinh), có thể chia tình trạng thai ngôi ngang thành 3 hình thái sau:

  • Ngôi vai trái: Vai trái của bé đối diện với kênh sinh. Thai nhi ở vị trí này có nguy cơ dẫn đến tình trạng sa dây rốn. Sa dây rốn khiến thai nhi khó được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Trong trường hợp xấu nhất, thai nhi có thể tử vong nếu không được mổ kịp thời.

  • Ngôi vai phải: Vai phải của bé đối diện với kênh sinh. Tư thế này cũng có nguy cơ gây nguy hiểm cho em bé, cần được can thiệp để hạn chế rủi ro.

  • Ngôi ngang: Bé nằm ngang trong bụng mẹ, chắn ngay trước cổ tử cung. Với tư thế này, bé không thể nào đi vào ngả âm đạo nên mẹ không thể sinh thường. Đây là loại ngôi thai rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% trong các kiểu ngôi thai.