Ngoáy tai cho bé bị chảy máu có sao không? Cần làm gì để tránh nguy hiểm đến con

14-06-2022 | 03:14

Ngoáy tai cho bé bị chảy máu có sao không? Các cách xử lý đơn giản và phòng tránh các trường hợp nguy hiểm nhất cho con trẻ, các bậc cha mẹ nên biết để bảo vệ an toàn cho con.

Ngoáy tai cho bé bị chảy máu có sao không? Có nên ngoáy tai cho trẻ nhỏ? Có nên ngoáy tai cho trẻ 3 tháng? Các cách xử lý đơn giản và phòng tránh các trường hợp nguy hiểm nhất cho con trẻ, các bậc cha mẹ nên biết để bảo vệ an toàn cho con.

Ngoáy tai cho bé bị chảy máu có sao không?

Các mẹ không nên ngoáy tai trẻ quá thường xuyên

Các mẹ không nên ngoáy tai trẻ quá thường xuyên

Việc ngoáy tai cho bé bị chảy máu có thể xảy ra các vấn đề nguy hiểm, điển hình là thủng màng nhĩ ảnh hưởng đến thính giác của bé. Màng nhĩ có dạng hình bầu, khá mỏng và nằm một góc nghiêng 30 độ so với ống tai. Trẻ em có màng nhĩ mỏng và ít khả năng đàn hồi hơn người lớn. Vì vậy việc tác động lực quá mạnh khi ngoáy tai gây chảy máu sẽ dẫn đến trầy xước, viêm nhiễm, thậm chí là thủng màng nhĩ.

Dấu hiệu thủng màng nhĩ

Muốn biết trẻ có bị thủng màng nhĩ không, cha mẹ cần nắm những dấu hiệu này để có cách chữa trị kịp thời cho con của mình:

  • Tai có dịch mủ hoặc máu chảy ra.
  • Trẻ bị đau tai đột ngột từ nhẹ đến nặng.
  • Trẻ khóc, mệt mỏi, thường đưa tay lên sờ tai.

Bên cạnh đó, thủng màng nhĩ đột ngột còn có những triệu chứng đau nhói, ù tai, chảy máu, chóng mặt, sốt nóng và buồn nôn.

Nếu có những dấu hiệu trên xuất hiện ở trẻ, bậc phụ huynh nên đưa con đi bệnh viện khám ngay để đảm bảo an toàn cho con em mình. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như viêm tai giữa mạn tính, nặng hơn là viêm màng não, áp xe não, liệt mặt…

Cách điều trị thủng màng nhĩ ở trẻ

Trẻ bị thủng màng nhĩ, cha mẹ nên có hướng xử lý đúng cách

Trẻ bị thủng màng nhĩ, cha mẹ nên có hướng xử lý đúng cách

Trẻ bị thủng màng nhĩ có điều trị được không? Có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sau này không? Đó là thắc mắc và lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên bạn nên bình tĩnh để tìm cách điều trị thích hợp nhất cho con. Thông thường, trong 3 tháng màng nhĩ sẽ có dấu hiệu lành lại nên không cần phương pháp điều trị quá đặc biệt.

Trước tiên, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị vết thương. Tuy nhiên nếu tình trạng không thuyên giảm, mà ngày càng trầm trọng hơn, các chuyên gia sẽ tiến hành vá màng nhĩ. Theo nghiên cứu, có hơn 68% trường hợp thủng màng nhĩ được chữa thành trong 1 tháng và 94% trong 3 tháng.

Cách chăm sóc trẻ bị thủng màng nhĩ

  • Vệ sinh tai cho trẻ bị thủng màng nhĩ là việc làm quan trọng để tránh gây viêm nhiễm khiến bệnh trở nặng hơn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý pha nước ấm, thấm nước khăn vắt khô và lau ở bên ngoài tai.
  • Cha mẹ nên sử dụng thuốc nhỏ tai, nếu có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi nhỏ tai, nghiêng đầu bên màng nhĩ thủng ở phía trên trong vòng 3 phút, và nghiêng ngược lại để nước chảy ra, sau đó dùng khăn lau khô.
  • Bạn nên thực hiện vệ sinh tai cho trẻ từ 2-3 lần trong ngày.
  • Tránh cho con nghịch nước, không để nước tràn vào tai.
  • Không nên để trẻ nằm khi bú vì sẽ khiến sữa dễ chảy vào tai.
  • Không để trẻ tiếp xúc gần với môi trường ồn ào, âm thanh mạnh.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, đặc biệt là các món mềm chứa nhiều chất dinh dưỡng để vết thương của trẻ mau lành. Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm chế biến sẵn như sau:

Phòng ngừa thủng màng nhĩ ở trẻ

Ngoáy tai sẽ loại bỏ bụi bẩn, chất tồn đọng giúp ống tai của trẻ được thông thoáng và tăng cường thính lực. Tuy nhiên việc ráy tai quá thường xuyên là không cần thiết, vì đa phần ráy tai sẽ tự thoát ra bên ngoài. Bạn sẽ không ngờ đến tác dụng tuyệt vời của ráy tai là ngăn chặn bụi bẩn, bôi trơn  giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai. Thế nên bạn có thể vệ sinh tai cho con định kỳ, không cần làm mỗi ngày.

  • Để phòng ngừa thủng màng nhĩ ở trẻ, cha nên nên có cách ngoáy tai cho trẻ sơ sinh đúng, không nên dùng vật sắc nhọn ngoáy tai của con.
  • Nên lựa chọn tăm bông ngoáy tai, đặc biệt là tăm bông ngoáy tai cho bé của Nhật để an toàn cho con.
  • Không nên cho trẻ tự ngoáy tai hoặc dùng vật kim loại cho vào tai.
  • Lau khô tai cho trẻ sau khi tắm để tránh vi khuẩn xâm nhập và phát triển bên trong tai.
  • Khám định kỳ tai mũi họng cho trẻ để đảm bảo thính lực của trẻ được phát triển lành mạnh.

Một số câu hỏi thường gặp

Màng nhĩ bị thủng có tự lành lại được không?

Màng nhĩ có thể lành lại trong 3 tháng nếu biết cách chăm sóc khoa học

Màng nhĩ có thể lành lại trong 3 tháng nếu biết cách chăm sóc khoa học

Đây là câu hỏi của nhiều người và câu trả lời là màng nhĩ bị thủng có thể lành lại trong vòng 3 tháng nếu được chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu vết thương không tự lành lại và thường tái đi tái lại nhiều lần, bác sĩ sẽ có phương pháp phẫu thuật can thiệp như vá màng nhĩ.

Hiện nay có cách vá màng nhĩ nội soi với ưu điểm ít gây đau đớn, cải thiện chức năng nghe của trẻ. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.

Trẻ bị thủng màng nhĩ nên và không nên ăn gì?

Thực phẩm không nên ăn: Đồ cay nóng, đồ ăn cứng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, hải sản, nếp sẽ khiến tổn thương lâu lành, tạo mủ.

Thay vào đó, các bậc cha mẹ nên bổ sung cho con các loại thực phẩm giàu vitamin A, rong biển, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt…

Trên đây là những thông tin mà Japana cung cấp giúp bạn bảo vệ sức khỏe thính lực cho con tốt nhất. 

Tăm bông kháng khuẩn Nhật Bản Sanyo 250 cây

  • ID SẢN PHẨM:4179

Tăm bông Jomi dành cho trẻ em 160 cây

  • ID SẢN PHẨM:15559