Nghiệp vụ ngân hàng điện tử (ELECTRONIC BANKING) là gì ?

Nghiệp vụ ngân hàng điện tử (ELECTRONIC BANKING) là hình thức nghiệp vụ ngân hàng mà tiền được chuyển thông qua trao đổi tín hiệu điện tử giữa các định chế tài chính, thay vì trao đổi bằng tiền mặt, chi phiếu hoặc các công cụ chuyển nhượng khác, sở hữu tiền và việc chuyển tiền giữa các định chế tài chính được lưu lại trong hệ thống máy tính, kết nối bằng đường dãy điện thoại.

Nghiệp vụ ngân hàng điện tử (ELECTRONIC BANKING) là hình thức nghiệp vụ ngân hàng mà tiền được chuyển thông qua trao đổi tín hiệu điện tử giữa các định chế tài chính, thay vì trao đổi bằng tiền mặt, chi phiếu hoặc các công cụ chuyển nhượng khác, sở hữu tiền và việc chuyển tiền giữa các định chế tài chính được lưu lại trong hệ thống máy tính, kết nối bằng đường dãy điện thoại. Nhận diện khách hàng bằng mã truy cập, như mật mã hoặc số nhận dạng cá nhân (PIN), thay cho chữ ký trên chi phiếu hoặc chứng từ khác. Các hệ thống nghiệp vụ ngân hàng điện tử có thể là những hệ thống thanh toán lẻ, với số tiền ít như mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) và hệ thống điểm bán lẻ (POS); và hệ thống thanh toán liên ngân hàng với số tiền lớn, như Hệ thống vô tuyến Fed của Cục Dự trữ Liên bang, hoặc Hệ thống Thanh toán Bù trừ Liên Ngân hàng được vận hành bởi Hiệp hội Trung tâm Thanh toán bù trừ NewYork.

 

1. Ngân hàng điện tử là gì?

Ngân hàng điện tử (E-Banking) là một dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng mà không cần tới quầy giao dịch cũng như ATM, có thể thông qua Internet hoặc kết nối mạng viễn thông.

 

2. Ưu điểm của ngân hàng điện tử?

2.1 Nhanh chóng, thuận tiện

Đối với khách hàng thì ưu điểm dễ nhận thấy nhất chính là sự tiện nghi và luôn sẵn sàng của dịch vụ ngân hàng.

E-Banking giúp bạn có thể liên hệ với ngân hàng để thực hiện các giao dịch bất cứ thời điểm điểm nào tại bất cứ nơi đâu. Việc thực hiện các giao dịch như: đóng tiền điện nước, nạp card, mua sắm, chuyển khoản…rất đơn giản và nhanh chóng.Điều này vô cùng có ý nghĩa với những khách hàng có ít thời gian để đến các điểm giao dịch trực tiếp với ngân hàng, các khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn.

Đây là một lợi ích mà các giao dịch truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác của ngân hàng điện tử.

 

2.2 Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu

Dịch vụ ngân hàng điện tử với công nghệ hiện đại tiết kiệm thời gian và giảm chi phí dịch vụ cho khách hàng. Phí giao dịch của E-Banking được đánh giá là ở mức thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng doanh thu cho hoạt động cho ngân hàng.

 

2.3 Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh

E-Banking là giải pháp tốt để các ngân hàng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Giúp thực hiện chiến lược toàn cầu hóa mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ngoài nước. E-Banking là công cụ quảng bá thương hiệu của ngân hàng một cách sinh động, hiệu quả.

 

2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ được chu chuyển nhanh. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ.

 

2.5 Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng

E-Banking với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chăm sóc chất lượng nhất. Giúp khách hàng có được sự hài lòng và tin cậy hơn.

 

2.6 Cung cấp các dịch vụ trọn gói

Các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng các nhu cầu của một khách hàng về các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán…

 

3. Nhược điểm của ngân hàng điện tử

Khả năng rủi ro cao là một trong những nhược điểm của ngân hàng điện tử chính là tính an toàn và bảo mật của hệ thống E-Banking. Khách hàng có thể mất mật khẩu truy cập tài khoản từ lúc nào mà không biết do hacker ăn cắp bằng công nghệ cao. Do đó, tiền trong tài khoản của bạn bị mất mà không biết bản thân mình nhầm lẫn hay do lỗi của ngân hàng.

Tiêu biểu là sự kiện: “Thông tin của 324.000 giao dịch tài chính qua một cổng thanh toán đã bị đánh cắp. Đặc biệt dữ liệu bị mất bao gồm cả mã số an ninh ”.

 

4. Các vấn đề gặp phải khác của ngân hàng điện tử

  • Chất lượng dịch vụ của ngân hàng điện tử còn chưa thỏa mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn như việc gửi tiền mặt vào tài khoản, việc đăng ký sử dụng dịch vụ còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng.
  • Chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kỹ thuật hoặc thiết bị đầu cuối không đảm bảo chất lượng dẫn tới chất lượng dịch vụ chưa cao.
  • Hệ thống ngân hàng điện tử phát triển độc lập, chưa có sự liên kết chặt chẽ và bền vững.
    Việc sử dụng chữ ký điện tử, chứng nhận điện tử chưa được phổ biến rộng rãi và chưa thể hiện được ưu thế so với chữ ký thông thường.
  • Ngoài những điều trên thì những rủi ro mới như tin tặc tấn công, virus máy tính… khiến khách hàng lo sợ và mất lòng tin vào dịch vụ.

Ngân hàng điện tử (E-Banking) là một dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng mà không cần tới quầy giao dịch cũng như ATM, có thể thông qua Internet hoặc kết nối mạng viễn thông.

 

5. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

1. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (home-banking):

Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng. Đây là sản phẩm có tính bảo mật cao nhờ hoạt động trên mạng thông tin liên lạc cục bộ giữa ngân hàng và khách hàng (mạng Intranet). Nhờ dịch vụ này, khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí đi lại, chi phí thời gian mà vẫn được đảm bảo thỏa mãn nhu cầu như kênh phân phối truyền thống. Ngoài ra dịch vụ này còn cung cấp các thông tin về tỷ giá, lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các chương trình khuyến mại…

Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bước tiến mau mắn của các ngân hàng thương mại Việt trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập toàn cầu về dịch vụ ngân hàng. Đứng về phía khách hàng, Home-banking đã mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng- an toàn- thuận tiện. Và khẩu hiệu “Dịch vụ ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần” chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình ngân hàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh được. Hiện nay, dịch vụ Home-banking tại Việt Nam đã được nhiều ngân hàng tại Việt Nam ứng dụng và triển khai rộng rãi như: Ngân hàng Á Châu (www.acb.com.vn); Ngân hàng công thương Việt Nam (www.icb.com.vn); Ngân hàng ngoại thương Việt Nam(www.vcb.com.vn); Ngân hàng kỹ thương (www.techcombank.com.vn); Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (www.eximbank.com.vn)…

 

2. Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking)

Phone-banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng nhấn vào các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân hàng quy định trước, để yêu cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết. Cũng như PC-banking, dịch vụ ngân hàng được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch vụ. Thông qua các phím chức năng được định nghĩa trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc thông qua nhân viên tổng đài. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản và tuỳ theo dịch vụ đăng ký, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau như:

– Tra cứu thông tin: Số dư tài khoản (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá, tiền vay); Chi tiết các giao dịch gần nhất; tổng số dư tiền gửi tiết kiệm, tổng số dư tiền vay.

– Tra cứu hạn mức thẻ tín dụng, dư nợ thẻ tín dụng và thời hạn thanh toán;

– Yêu cầu ngừng sử dụng các dịch vụ ngân hàng;

– Thay đổi mật khẩu sử dụng dịch vụ Phone-banking.

 

3. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile-banking):

 Cùng với sự phát triển của mạng thông tin di động, dịch vụ ngân hàng tại Việt  Nam cũng đã nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này. Mobile – banking là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua hệ thống mạng điện thoại di động. Về nguyên tắc, đây chính là quy trình thông tin được mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng (Điện thoại di động, Pocket PC, Palm…).
Sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể  thực hiện nhiều loại giao dịch với thao tác hết sức đơn giản, tiện lợi chỉ trên chiếc điện thoại di động như:

– Chuyển khoản trong và ngoài hệ thống ngân hàng;

– Truy vấn thông tin và lịch sử giao dịch gần nhất của tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản tiền vay, truy vấn thông tin thẻ tín dụng;

– Tra cứu thông tin về tỷ giá, lãi suất tiền gửi, vị trí ATM, vị trí điểm giao dịch;

– Nạp tiền điện thoại; hay nộp thuế điện tử….

 

4. Internet banking:

Internet banking cũng là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Với máy tính kết nối internet, khách hàng sẽ được cung cấp và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng. Hiện nay dịch vụ này rất phát triển, qua internet banking khách hàng có thể:

– Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ngân hàng;

– Gửi tiền tiết kiệm trực tuyến: chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn, tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn mở tại quầy hoặc mở qua internet banking ;

– Thanh toán hóa đơn cho các dịch vụ trả sau như điện, nước, viễn thông, hàng không, du lịch…

– Thanh toán các khoản lãi vay, gốc vay, phí bảo hiểm, nộp tiền đầu tư chứng khoán,…

– Nạp tiền điện tử: chuyển tiền vào các ví điện tử để mua bán trực tuyến trên internet;

– Nộp thuế nội địa: nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách Nhà nước;

– Thanh toán học phí;

– Tra cứu thông tin: số dư tài khoản, chi tiết giao dịch, thông tin các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ;

– In sao kê tài khoản;

– Đăng ký thay đổi yêu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử và nhiều tiện ích gia tăng khác của ngân hàng.

5. Kiosk ngân hàng:

Là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao. Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình. Đây cũng là một hướng phát triển đáng lưu tâm cho các nhà lãnh đạo các ngân hàng thương mại Việt Nam.