Nghiệp vụ – Bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn

Công việc kế toán rất được chú trọng trong các nhà hàng khách sạn vốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là trong những đơn vị kinh doanh quy mô lớn với giá trị nguyên vật liệu lên tới con số khổng lồ. Nếu bạn đang lúng túng và gặp phải những vướng mắc trong thao tác hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn thì hãy theo dõi những bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn và lời giải chi tiết được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

1. Tổng quát về Kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn

Thao tác hạch toán kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn chính là công việc được tiến hành định kỳ rất thường xuyên của những nhân viên kế toán trong các đơn vị này. Vì tính chất hoạt động của các đơn vị này với lượng khách và các dịch vụ cần được thống kê theo từng ngày nên bộ phận kế toán sẽ tiến hành hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tuy nhiên trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến cả phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ để giúp bạn đọc hiểu rõ về công tác hạch toán một cách đầy đủ nhất.

Kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn Kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn

2. Bài tập Kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn

2.1. Hạch toán kế toán dịch vụ theo phương pháp kê khai thường xuyên

Tài khoản sử dụng để hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên là tài khoản 154.

2.1.1. Chi phí mua nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Kế toán hạch toán chi phí mua nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sẽ sử dụng tài khoản 621. Đây là tài khoản được thiết kế và bắt buộc phải được sử dụng cho loại chi phí này khi kế toán tiến hành công tác hạch toán.

Công việc hạch toán sẽ được tiến hành dựa trên căn cứ cơ sở dữ liệu của hóa đơn mua vào và làm việc với tài khoản 152, 156.

Chi tiết hạch toán như sau:

Nợ: sử dụng tài khoản 152, 156.

Thêm nợ tài khoản 133.

Có tài khoản 331,111,112,…

Tiếp theo, nhân viên kế toán sẽ căn cứ trên dữ liệu định mức và kết xuất dữ liệu từ mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng bán và doanh thu từ hàng hóa bán ra để tiến hành hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:

Tài khoản nợ 621.

Có tài khoản 152,111,112,…

Cuối kỳ kế toán sẽ kết chuyển vào tài khoản 154 với nội dung hạch toán như sau:

Nợ: tài khoản 154.

Nợ: tài khoản 632 (áp dụng cho phần chi phí nguyên vật liệu vượt quá định mức)

Có tài khoản 621 – Tài khoản hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếpNhãn

Cần lưu ý thêm là đối với các khoản chi mà không có chứng từ cụ thể, bộ phận Kế toán phải lập các bảng kê dựa trên mẫu của Bộ Tài chính, trong đó ghi chi tiết các khoản chi cho hàng hóa không có hóa đơn. bên cạnh đó, Kế toán cũng phải chứng minh được các khoản đã chi này là khoản chi thực tế để đưa vào danh mục chi phí.

2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp trong nhà hàng khách sạn bao gồm chi phí trả lương và các chế độ cho đầu bếp, phụ bếp.

Nghiệp vụ hạch toán chi phí công nhân trực tiếp như sau:

Tài khoản nợ sử dụng tài khoản 622.

Có tài khoản 334.

Kế toán kết chuyển chi phí cho tài khoản 622 dựa trên dữ liệu mỗi lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng, trong đó ghi:

Nợ tài khoản 154.

Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường).

Có tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

2.1.3. Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí chi trả cho việc thuê mặt bằng, chi phí khấu hao công cụ dụng cụ (chén, bát, ly, tách, bàn, ghế,…) và một số loại chi phí khác, tất cả được tập hợp vào tài khoản 627.

Hạch toán các khoản chi phí sản xuất chung như sau:

Nợ tài khoản 627.

Nợ tài khoản 133 (trong trường hợp có phát sinh).

Có các tài khoản 331,111,112,…

Cuối kỳ kế toán ghi sổ:

Nợ tài khoản 154.

Nợ tài khoản 632 sử dụng cho các khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ (là những khoản chi phí vượt mức bình thường và không được tính vào giá thành dịch vụ).

Có tài khoản 627 – Tài khoản hạch toán chi phí sản xuất chung.

Hạch toán chi phí sản xuất chung Hạch toán chi phí sản xuất chung

2.1.4. Hạch toán chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang

Kế toán tập hợp giá thành và ghi sổ:

Nợ tài khoản 154.

Có các tài khoản 621, 622, 627.

Trường hợp có xuất hóa đơn hoặc bàn giao dịch vụ cho bên mua thì ghi 

như sau:

Nợ tài khoản32 – Giá vốn hàng bán.

Có tài khoản 154.

Trường hợp có sử dụng dịch vụ tiêu dùng trong nội bộ thì ghi như sau:

Nợ tài khoản 641, 642.

Có tài khoản 154.

2.2. Hạch toán dịch vụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ

2.2.1. Hạch toán mua hàng

Khi hạch toán tài khoản mua hàng, Kế toán sẽ làm việc với tài khoản 611.

Kế toán sẽ kết chuyển giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho vào đầu mỗi kỳ kế toán dựa trên kết quả kiểm kê cuối kỳ trước, sau đó ghi sổ:

Nợ tài khoản 611 – Mua hàng (hoặc tài khoản 611 – Mua nguyên vật liệu).

Có tài khoản 152 – Tài khoản mua nguyên vật liệu.

Có tài khoản 153 – Tài khoản mua công cụ dụng cụ.

Khi mua nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, trong trường hợp thuế GTGT được khấu trừ thì giá gốc thu mua cũng sẽ được hạch toán thông qua tòa khoản 611. Khi đó Kế toán ghi:

Nợ tài khoản 611 – Mua hàng (trong đó giá mua hàng chưa bao gồm thuế GTGT)

Nợ tài khoản 133 – Thuế GTGT khấu trừ.

Có tài khoản 331 – Số tiền chi trả cho bên bán (hoặc tài khoản 3311).

Hạch toán chi phí mua hàng Hạch toán chi phí mua hàng

Hạch toán giá trị thực tế cho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ các tài khoản 621, 623, 627, 641, 642, 241,…

Có tài khoản 611 – Mua hàng (hoặc tài khoản 6111).

Kế toán cần căn cứ vào kết quá kiểm kê thực tế để xác định trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho vào cuối mỗi kỳ kế toán. Bên cạnh đó cũng cần xác định trị giá thực tế của nguyên vật liệu và các công cụ dụng cụ với mục đích sử dụng hoặc xuất ra để bán.

Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong trạng thái tồn kho cuối kỳ và ghi sổ:

Nợ tài khoản 152 – Nguyên vật liệu.

Nợ tài khoản 153 – Công cụ dụng cụ.

Có tài khoản 611 – Mua hàng (hoặc tài khoản 6111).

2.2.2. Hạch toán giá thành sản xuất

Kế toán sử dụng tài khoản 631 để kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí dịch vụ dở dang tại đầu kỳ kế toán. Cụ thể, ghi như sau:

Nợ tài khoản 631 – Tài khoản nợ giá thành sản xuất.

Có tìa khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Kế toán thực hiện thao tác kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản 631 cuối mỗi kỳ kế toán, ghi sổ như sau:

Nợ tài khoản 631 – Sử dụng luôn để hạch toán giá thành sản xuất.

Nợ tài khoản 632 – Tài khoản hạch toán các khoản chi phí vượt quá mức bình thường.

Có tài khoản 621 – Chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp

Hạch toán giá thành sản xuất Hạch toán giá thành sản xuất

Kế toán thực hiện thao tác kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 cuối mỗi kỳ kế toán, ghi như sau:

Nợ tài khoản 631 – Giá thành sản xuất.

Nợ TK 632 – Chi phí vượt quá mức bình thường.

Có tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

Nợ tài khoản 631 – Giá thành sản xuất.

Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.

Có tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.

Sau khi hoàn thành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối mỗi kỳ kế toán, thì Kế toán viên ghi sổ như sau:

Nợ tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Có tài khoản 631 – Giá thành sản xuất.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thao tác nghiệp vụ cho bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn. Nhân viên kế toán trong những cơ sở sở này thường xuyên sẽ phải kiểm kê hàng hóa và nắm bắt rõ tình trạng công cụ sản xuất để tiến hành hạch toán. Kế toán cần thực hiện kết hợp hạch toán theo phương pháp kê kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ để thường xuyên để nắm rõ tình trạng kinh doanh của nhà hàng, khách sạn.