Nghiến răng ban đêm – Nguyên nhân và Cách chữa HIỆU QUẢ

mẹo chữa nghiến răng ban đêmmẹo chữa nghiến răng ban đêm

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng không chỉ gây nhiều khó chịu cho người ngủ chung mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ là gì? Cách chữa nghiến răng khi ngủ như thế nào hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây?

cách chữa nghiến răngcách chữa nghiến răng

Nghiến răng là gì?

Nghiến răng là tình trạng các răng ở 2 hàm nghiến siết với nhau mà không có chủ đích do sự co cơ của hệ thống nhai. Đây là một căn bệnh rất phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.

Bệnh nhân khi bị nghiến răng sẽ phát ra tiếng ken két lúc ngủ. Mỗi sáng khi thức giấc thường bị đau nhức ở quai hàm, đau tai, đau thái dương, gặp khó khăn khi há miệng và hàm dưới hay bị mỏi.

bệnh nghiến răngbệnh nghiến răng

Nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ

Thông thường, bệnh nhân sẽ không thể tự mình nhận biết được tật nghiến răng lúc ngủ mà phải nhờ người ngủ cùng phát hiện. Nghiến răng khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:

1. Yếu tố tâm lý

Nghiến răng khi ngủ rất dễ xảy ra ở những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, stress nhiều, lo âu quá mức. Hoặc những người có tính cách mạnh mẽ, hiếu thắng cũng dễ gặp phải tình trạng này.

chữa nghiến răngchữa nghiến răng

2. Do di truyền

Tiền sử trong gia đình đã hoặc đang có người thân mắc bệnh nghiến răng khi ngủ thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị bệnh này.

3. Do bị rối loạn giấc ngủ

Những người bị rối loạn giấc ngủ thường có biểu hiện ngưng thở khi ngủ, ảo giác, bóng đè, mê sảng,… cũng thường hay nghiến răng.

4. Do sử dụng thuốc và các chất kích thích

Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,… cũng có thể dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, đồ uống có cồn, cà phê, hút thuốc lá,… cũng rất dễ gây tình trạng nghiến răng.

nghiến răngnghiến răng

5. Do bệnh lý

Trước đó bệnh nhân đã mắc các phải một số bệnh lý như bệnh Parkinson, trào ngược dạ dày – thực quản, động kinh… cũng rất dễ bị nghiến răng.

Ngoài ra, nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ còn có thể do hàm răng lệch lạc, khớp cắn không phù hợp.

Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ

Tật nghiến răng khi ngủ nếu không sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Xét về mặt giao tiếp tình trạng nghiến răng khi ngủ sẽ làm cho người ngủ cùng cảm thấy vô cùng khó chịu, không thể ngủ được.

cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủcách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ

– Gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Răng bị mài mòn làm mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn gây cảm giác ê buốt, răng dễ bị lung lay, thậm chí nguy cơ cao bị rụng răng. Nếu tình trạng này kéo dài thể làm làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.

ngủ nghiến răngngủ nghiến răng

– Khi 2 hàm nghiến siết vào nhau lâu ngày có thể làm giảm độ chắc của răng, từ đó khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…

– Trong suốt thời gian dài 2 hàm nghiến sát với nhau sẽ khiến răng bị mài mòn nghiêm trọng, kích thước tầng dưới mặt giảm dần. Từ đó làm cho gương mặt của bạn trông già hơn nhiều so với tuổi thật.

– Nghiến răng làm cho các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian dài khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.

ngủ nghiến răng là người như thế nàongủ nghiến răng là người như thế nào

– Đối với những trường hợp bị nghiến răng nghiến trọng sẽ làm cho cho các cơ hoạt động quá mức có thể dẫn đến tình trạng phì đại, làm cho gương mặt mất cân xứng hoặc có dạng vuông.

– Thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm với các dấu hiệu khó chịu như: đau ở khớp, há miệng, ăn nhai và nói chuyện khó khăn, mỏi hàm,…

ngủ hay nghiến răngngủ hay nghiến răng

Cách chữa nghiến răng khi ngủ bằng cách nào?

Việc điều trị nghiến răng khi ngủ với mục tiêu là giảm đau, giảm ảnh hưởng đến răng, phục hồi khớp thái dương hàm và hạn chế nghiến răng tiếp diễn. Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có các cách điều trị nghiến răng khi ngủ như:

1. Điều trị về tâm lý

Khi nghiến răng do các nguyên nhân căng thẳng, áp lực. Bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh lại các rối loạn về giấc ngủ, không dùng chất kích thích, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giữ cho tinh thần luôn thư giãn, thoải mái.

cách chữa nghiến răng khi ngủcách chữa nghiến răng khi ngủ

2. Điều trị bằng thuốc

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị nghiến răng nặng, áp dụng các cách chữa nghiến răng thông thường không đạt hiệu quả. Các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc giãn cơ, thuốc kiểm soát lo lắng, stress hoặc chống trầm cảm,…

3. Điều trị nha khoa

Việc chữa trị nha khoa có thể không giải quyết triệt để căn bệnh nghiến răng. Các cách điều trị nha khoa sẽ giúp cải thiện tình trạng răng bị mài mòn và ngăn ngừa sự phá hủy trầm trọng đến răng.

Hiện nay, Nha Khoa Đông Nam là một địa chỉ nha khoa uy tín lâu năm mà bệnh nhân có thể tin tưởng lựa chọn. Tại đây đang áp dụng một số biện pháp can thiệp nha khoa giúp bảo vệ răng khỏi các tác động của nghiến răng như:

– Sử dụng máng chống nghiến: Bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu hàm và thiết kế máng chống nghiến phù hợp làm bằng vật liệu mềm hoặc nhựa acrylic dẻo để người bệnh mang vào mỗi khi đi ngủ.

Máng chống nghiến có công dụng ngăn cách sự siết chặt giữa hai làm, giúp tránh tình trạng mòn răng do nghiến, ngăn tổn thương đến các cấu trúc nha chu.

cách trị bệnh nghiến răngcách trị bệnh nghiến răng

– Chỉnh nha: Nếu răng mọc chen chúc, lệch làm làm ảnh hưởng đến khớp cắn. Bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh nha để khớp cắn về vị trí chuẩn, làm giảm các tác động quá mức lên cơ nhai cũng như răng.

– Phục hồi khớp cắn: Bề mặt men răng bị hư hỏng nặng nề, răng trở nên nhạy cảm do nghiến răng gây ra. Có thể áp dụng biện pháp hàn trám răng, bọc mão sứ lại các vị trí bị ảnh hưởng bởi tật nghiến răng gây nên.

cách trị ngủ nghiến răngcách trị ngủ nghiến răng

Để điều trị bệnh nghiến răng hiệu quả, bệnh nhân cần phải kiên trì thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được bỏ dở nửa chừng. Việc điều trị nghiến răng càng sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất để khắc phục tình trạng này.

Một số biện pháp phòng ngừa nghiến răng khi ngủ

Để phòng ngừa nghiến răng khi ngủ bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Giải tỏa tâm lí, căng thẳng thông qua các hoạt động thiền, yoga, chạy bộ hoặc nhận lời khuyên từ các bác sĩ tâm lý.

– Cân bằng cuộc sống, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.

– Cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Không nên thức quá khuya.

cách chữa nghiến răng ở người lớncách chữa nghiến răng ở người lớn

– Tránh sử dụng các chất kích thích vào buổi tối, không uống cà phê hoặc trà có chứa caffeine, không uống bia rượu và hút thuốc vào buổi tối vì chúng có thể làm cho tình trạng nghiến răng thêm trầm trọng.

– Hạn chế thói quen dùng răng cắn hoặc nhai bút chì, kẹo cao su, kẹo bạc hà….

– Bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các thực phẩm có chứa canxi và magie giúp cho răng được chắc khỏe hơn.

chữa bệnh nghiến răng khi ngủchữa bệnh nghiến răng khi ngủ

– Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần là cách tốt nhất để nhận biết chứng nghiến răng. Bác sĩ có thể nhận biết được các dấu hiệu nghiến răng khi ngủ thông qua khám miệng và hàm trong những lần khám và kiểm tra răng miệng định kỳ.

cách chữa ngủ nghiến răngcách chữa ngủ nghiến răng

Trên đây là thông tin về vấn đề cách chữa nghiến răng khi ngủ ban đêm hiệu quả. Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ đến Nha Khoa Đông Nam qua tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp các cơ sở gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!

Xem thêm bệnh răng miệng:

Xem thêm mẹo hay tổng hợp:

Liên hệ tư vấn nha khoa đông namLiên hệ tư vấn nha khoa đông nam logo nha khoa đông namlogo nha khoa đông nam

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:Mẹo hay khác