Nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?

Nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp đứng lớp không? Điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp.

Nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp đứng lớp không? Điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp.

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Xin hỏi tôi là giáo viên nghỉ thai sản trong thời gian nghỉ sinh năm 2016 này. Có được hưởng phụ cấp ưu đãi, khu vực, đối với giáo viên đang giảng dạy tại trường công lập không? Cảm ơn Luật sư! Vì thấy nhà trường bảo không được hưởng khu vực, ưu đãi đứng lớp?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Phụ cấp đứng lớp.

Khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định áp dụng phụ cấp ưu đãi trong ngành giáo dục đào tạo như sau:

“2. Điều kiện áp dụng

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

Xem thêm: Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2022

– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.”

Như vậy, theo quy định, thì thời gian nghỉ thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi do đó thời gian nghỉ thai sản theo đúng thời hạn tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 vẫn được tính hưởng phụ cấp ưu đãi.

nghi-thai-san-co-duoc-huong-phu-cap-dung-lop-khong-nghi-thai-san-co-duoc-huong-phu-cap-dung-lop-khong-

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Xử lý thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè của giáo viên

2. Phụ cấp khu vực

Khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định phụ cấp khu vực như sau:

“3. Cách tính trả phụ cấp khu vực

a) Phụ cấp khu vực được xác định, tính trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc; được xác định, tính toán, chi trả theo nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp thay lương đối với người nghỉ hưu và người hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.

b) Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng.

c) Trường hợp đi công tác, đi học, điều trị, điều dưỡng có thời hạn từ một tháng trở lên thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng kể từ ngày đến nơi mới; nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi.

Như vậy, theo quy định thì phụ cấp khu vực được chi trả đối với những người đang làm việc; được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng. Đối với trường hợp nghỉ thai sản thì trong thời gian này không được chi trả phụ cấp khu vực.