Nghị định 38/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
CHÍNH PHỦ
________
Số: 38/2021/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2021
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện), doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;
đ) Tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
e) Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
g) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
h) Các tổ chức khác có hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
1. Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm tại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
2. Buộc trả lại tài nguyên thông tin đã đánh tráo hoặc chiếm dụng;
3. Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo hoặc buộc tháo dỡ biển hiệu;
4. Buộc xin lỗi ;
5. Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm;
6. Buộc tháo gỡ , bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số;
7. Buộc thu hồi văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật; văn bản chấp thuận tổ chức thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài; giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ; giấy phép tổ chức triển lãm; giấy phép triển lãm mỹ thuật; giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; văn bản chấp thuận tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
8. Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đã trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu;
9. Buộc di dời tang vật vi phạm khỏi địa điểm tổ chức triển lãm mỹ thuật hoặc tổ chức trại sáng tác điêu khắc;
12. Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm;
13. Buộc bổ sung số lượng bản sách, cơ sở vật chất, tiện ích thư viện và người làm việc bảo đảm theo quy định;
14. Buộc bổ sung tên, địa chỉ người thực hiện quảng cáo;
15. Buộc dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet;
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA
Điều 6. Vi phạm quy định về sản xuất phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim;
b) Sản xuất phim có nội dung tiết lộ bí mật đời tư của người khác mà theo quy định của pháp luật phải được sự đồng ý của người đó nhưng không được sự đồng ý của người đó.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có tính chất phỉ báng, xúc phạm giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; kích động bạo lực; khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vào phim đã được phép phổ biến;
b) Thêm, bớt làm thay đổi nội dung phim đã được phép phổ biến.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phim có nội dung xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, trừ trường hợp xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc;
b) Sản xuất phim có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực; truyền bá tệ nạn xã hội; hủy hoại môi trường sinh thái; không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
c) Không thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng thẩm định phim, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim; không tổ chức đấu thầu đối với sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hợp tác, liên doanh sản xuất phim hoặc cung cấp dịch vụ sản xuất phim không đúng nội dung ghi trong giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim;
b) Hợp tác, liên doanh sản xuất phim hoặc cung cấp dịch vụ sản xuất phim mà không có giấy phép;
c) Sản xuất phim có nội dung phỉ báng, xúc phạm giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Sử dụng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim của cơ sở sản xuất phim khác.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất, cung cấp dịch vụ sản xuất phim từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, cụm từ “điểm b khoản 7 Điều 6” tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi Nghị định số 128/2022/NĐ-CP
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
đ) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này;
e) Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi phim đã được phép phổ biến đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi Nghị định số 128/2022/NĐ-CP.
Điều 7. Vi phạm quy định về phát hành phim
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ;
b) Tẩy xoá, sửa đổi nhãn kiểm soát dán trên băng, đĩa phim.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo nội dung phim đã được dán nhãn kiểm soát.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát hành phim khi chưa được phép phổ biến, trừ trường hợp phim nhập khẩu.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi phát hành phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến hoặc tiêu huỷ.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu huỷ băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc tiêu huỷ văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về phổ biến phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim được lưu trữ trên băng, đĩa mà không có nhãn kiểm soát;
b) Phổ biến phim không đúng nội dung quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
c) Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim trong quá trình hoạt động.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim chưa được phép phổ biến.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Phổ biến phim theo quy định phải có cảnh báo mà không có cảnh báo;
c) Phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim;
d) Phổ biến phim không đúng phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
đ) Phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỉ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định;
e) Phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày;
g) Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có nội dung kích động bạo lực trên truyền hình, dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động phổ biến phim của cơ sở chiếu phim tại địa điểm chiếu phim có hành vi vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ phim dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này;
d) Buộc phải đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, d và e khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ, nhân bản, tàng trữ phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở lưu trữ phim có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của phim và không bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về lưu trữ phim;
b) Không cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu cho cơ sở sản xuất phim có phim lưu trữ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu, lưu trữ phim không đủ số lượng hoặc không đúng chủng loại theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu, lưu trữ phim theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản phim chưa được phép phổ biến.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến;
b) Tàng trữ trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về hoạt động của Văn phòng đại diện của Cơ sở điện ảnh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động của văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Hoạt động của văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động của văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định;
b) Hoạt động của văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài mà không có văn bản chấp thuận theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam hoặc tước quyền sử dụng văn bản chấp thuận đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại nước ngoài từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM VỀ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
Điều 11. Vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;
b) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức;
c) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung trong văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật;
c) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức;
d) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn khi đã có văn bản yêu cầu thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;
c) Sử dụng danh hiệu, giải thưởng cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn sau khi bị thu hồi hoặc có quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người biểu biễn trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động biểu diễn để tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Biểu diễn nghệ thuật mà thực hiện hành vi không phù hợp với văn hóa truyền thống, lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật;
b) Biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân;
c) Biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
6. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn mà không có văn bản chấp thuận;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;
c) Sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn được cấp cho tổ chức, cá nhân khác;
d) Tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn, thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn, thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 6 tháng đến 12 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động tổ chức biểu diễn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này;
a) Buộc thu hồi văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật; văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc công bố công khai về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;
b) Kế khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài;
c) Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức thi người đẹp và người mẫu không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;
b) Không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu hồi danh hiệu đã trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu khi có văn bản yêu cầu thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu theo quy định;
c) Sử dụng danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu sau khi bị thu hồi hoặc có quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan;
d) Sử dụng danh hiệu của cá nhân đạt được tại cuộc thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tham dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài mà không có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có văn bản chấp thuận.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Định chỉ hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu; văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc công bố công khai về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình mà không nộp lưu chiểu theo quy định;
b) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình không đúng với nội dung bản ghi âm, ghi hình đã nộp lưu chiểu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình đã có quyết định đình chỉ lưu hành, buộc tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
b) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
d) Buộc tháo gỡ bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Mục 3
HÀNH VI VI PHẠM VỀ TỔ CHỨC LỄ HỘI; KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE, DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG; HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA CÔNG CỘNG
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị doan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không mặc trang phục hoặc không đeo biển tên do người sử dụng lao động cung cấp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định;
b) Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường;
c) Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
d) Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke;
d) Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu;
e) Kinh doanh dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 02 giờ đến 8 giờ mỗi ngày;
g) Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hoá dưới 200 mét.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định;
b) Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh;
c) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.
8. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ vũ trường không có giấy phép theo quy định;
b) Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh;
c) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường để kinh doanh.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 7 và điểm c khoản 8 Điều này;
a) Buộc thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5, điểm e khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ vật khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác;
b) Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 5 và điểm e khoản 6 Điều 15; khoản 2 Điều 31 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán hoặc phổ biến tranh, ảnh, văn hóa phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực; truyền bá tệ nạn xã hội; không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc có nội dung đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi trụy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Mục 4
HÀNH VI VI PHẠM VỀ MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM
Điều 17. Vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật theo quy định;
b) Tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không gửi báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc hồ sơ thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật không đúng với nội dung đã thông báo;
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc giấy phép tổ chức trại sáng tác điều khắc.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm mỹ thuật, trại sáng tác điêu khắc không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Không làm lại thủ tục xin cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật theo quy định;
c) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm mỹ thuật mà không có giấy phép theo quy định;
b) Tổ chức trại sáng tác điêu khắc mà không có giấy phép theo quy định;
c) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
d) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ không bảo đảm sự tôn kính;
đ) Tổ chức cuộc thi, sáng tác tác phẩm mỹ thuật khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chấp thuận.
e) Triển lãm những tác phẩm mỹ thuật, những sản phẩm nghệ thuật khác có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
g) Xây dựng công trình mỹ thuật có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Triển lãm những tác phẩm mỹ thuật, những sản phẩm nghệ thuật khác có nội dung kích động bạo lực; lối sống đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa;
d) Xây dựng công trình mỹ thuật có nội dung kích động bạo lực; lối sống đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa hoặc không đúng mẫu đã được phê duyệt.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3, điểm c và điểm d khoản 4 Điều này.
a) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 ;
c) Buộc phần tượng đài, tranh hoành tráng không đúng nội dung ghi trong giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều này;
d) Buộc tượng đài, tranh hoành tráng và công trình mỹ thuật đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm c và điểm d khoản 5 Điều này;
đ) Buộc di dời tang vật vi phạm khỏi địa điểm tổ chức triển lãm hoặc tổ chức trại sáng tác điêu khắc đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
e) Buộc loại bỏ phần nội dung vi phạm ra khỏi triển lãm mỹ thuật, trại sáng tác điêu khắc đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
g) Buộc thu hồi giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc văn bản chấp thuận tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về hoạt động nhiếp ảnh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam theo quy định;
b) Không thông báo lại trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong văn bản đã thông báo theo quy định;
c) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan theo quy định;
d) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
c) Không làm thủ tục xin cấp lại giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm mà không có giấy phép theo quy định;
b) Triển lãm những tác phẩm nhiếp ảnh thuộc loại cấm phổ biến, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
c) Sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xâm phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam có nội dung kích động bạo lực; khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa;
c) Mua, bán, sử dụng, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh vi phạm pháp luật hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Buộc thu hồi giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc loại bỏ phần nội dung vi phạm ra khỏi triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 5, khoản 6 Điều này;
d) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
đ) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
e) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 5 ;
g) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về hoạt động triển lãm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức triển lãm;
b) Không thông báo lại trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong văn bản đã thông báo theo quy định;
c) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép tổ chức triển lãm.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm tại Việt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Đưa tác phẩm, hiện vật, tài liệu ra nước ngoài triển lãm không đúng nội dung ghi trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Không làm thủ tục xin cấp lại giấy phép triển lãm tại Việt Nam theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức triển lãm tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa tác phẩm, hiện vật, tài liệu ra nước ngoài triển lãm mà không có giấy phép theo quy định;
b) Triển lãm tác phẩm, hiện vật, tài liệu có nội dung vi phạm quy định về nếp sống văn minh, tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Triển lãm tác phẩm, hiện vật, tài liệu có nội dung tiết lộ bí mật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi triển lãm tác phẩm, hiện vật, tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
a) Buộc thu hồi giấy phép tổ chức triển lãm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi triển lãm đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 5 ;
d) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều này.
9. Hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này không áp dụng đối với triển lãm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/2/2019 của Chính phủ quy định hoạt động triển lãm.
Mục 5
HÀNH VI VI PHẠM VỀ DI SẢN VĂN HÓA
Điều 20. Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký bảo vật quốc gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Bảng xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá hoặc giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hoặc giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hoá phi vật thể;
c) Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
b) Không có văn bản đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II;
c) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, ;
b) Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, ;
c) Sử dụng trái phép di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
d) Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép theo quy định;
đ) Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp;
e) Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 và điểm d khoản 7 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 5, điểm d và điểm đ khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 7 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
c) Buộc công trình đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5, điểm c khoản 6, điểm d và điểm đ khoản 7 Điều này;
đ) Buộc thu hồi giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký theo quy định;
b) Không bảo đảm số lượng tối thiểu chuyên gia giám định cổ vật về chuyên ngành trong quá trình hoạt động kinh doanh giám định cổ vật theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh giám định cổ vật mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật theo quy định;
b) Cho cơ sở kinh doanh khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật;
c) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật của cơ sở khác.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di Lích theo quy định, trừ trường hợp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của người khác;
c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn;
d) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
a) Buộc thu hồi chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích theo quy định, trừ trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn sử dụng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm số lượng tối thiểu người được cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trong quá trình hoạt động theo quy định;
b) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích theo quy định;
b) Cho tổ chức khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
c) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quan, tu bổ, phục hồi di tích của tổ chức khác để hành nghề.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về khai quật khảo cổ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh không đúng nội dung quy hoạch, dự án và thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ không có giấy phép;
b) Báo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh mà không có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, trục vớt trái phép tại các địa điểm khảo cổ.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và hành vi đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ quy đinh tại khoản 3 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 6 HÀNH VI VI PHẠM VỀ THƯ VIỆN
Điều 26. Vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đánh tráo tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt;
b) Chiếm dụng tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt;
c) Cung cấp trái quy định thông tin về người sử dụng dịch vụ thư viện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật;
b) Làm hư hỏng tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại tài nguyên thông tin, trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.
5. Đình chỉ hoạt động của thư viện cộng đồng hoặc thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng hoặc thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thư viện để kích động bạo lực; phá hoại thuần phong mỹ tục; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại tài nguyên thông tin đã đánh tráo hoặc chiếm dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về hoạt động của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
1. Cánh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện theo quy định;
b) Không bảo đảm về số lượng bản sách theo quy định trong quá trình hoạt động.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm về cơ sở vật chất, tiện ích thư viện và người làm việc trong thư viện theo quy định trong quá trình hoạt động của thư viện, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đồng ý bằng văn bản theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tái phạm hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bổ sung số lượng bản sách, cơ sở vật chất, tiện ích thư viện và người làm việc bảo đảm theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về quyền và trách nhiệm của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động trái với chức năng, nhiệm vụ và nội dung đã thông báo với cơ quan có thẩm quyền của thư viện;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động thư viện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không công bố nội quy, hướng dẫn sử dụng thư viện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không công khai, minh bạch về tài nguyên thông tin theo quy định;
b) Tiếp nhận tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp trái với quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của người làm công tác thư viện
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Đối xử không công bằng với người sử dụng thư viện;
2. Ứng xử trái với quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện.
Mục 7
HÀNH VI VI PHẠM KHÁC TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA
Điều 30. Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về kết quả hoạt động trong năm hoặc khi có yêu cầu;
b) Không thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt chi nhánh và nơi dự kiến tổ chức các hoạt động về nội dung hoạt động và thời hạn ủy quyền cho chi nhánh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở về người đại diện theo pháp luật, người quản lý, nhân viên và thời gian bắt đầu hoạt động, kết thúc làm việc của người đại diện theo pháp luật, người quản lý và nhân viên;
b) Tổ chức hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam hoặc giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 31. Vi phạm quy định về hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có tem, nhãn kiểm soát, lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền dán trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet theo quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet có nội dung đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu máy trò chơi đối với hành vi quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi từ chối cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ người khuyết tật, người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa khi có đủ điều kiện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật và người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi từ chối để người khuyết tật, người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa của người khuyết tật, người cao tuổi khi có đủ điều kiện.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ không bảo đảm an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Chương III
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO
Mục 1
HÀNH VI VI PHẠM VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 33. Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo có tính chất xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;
d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
a) Quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;
c) Quảng cáo có hành động, lời nói, hình ảnh, âm thanh, chữ viết tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
d) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định này;
b) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lành đạo Đảng, Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định này;
c) Quảng cáo làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 35. Vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài;
b) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 36. Vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
b) Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 37. Vi phạm các quy định về thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam mà không thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM VỀ QUẢNG CÁO TRÊN BÁO CHÍ, SẢN PHẨM IN, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ, THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ CÁC THIẾT BỊ VIỄN THÔNG KHÁC
Điều 38. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử
a) Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định;
b) Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây;
c) Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 39. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo in
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ra phụ trương quảng cáo mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Phụ trương quảng cáo không đánh số riêng; không cùng khuôn khổ với trang báo chính; không phát hành cùng trang báo chính;
c) Quảng cáo trên bản tin.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo quá diện tích theo quy định trên một ấn phẩm báo, tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo;
b) Không có đấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác;
c) Không thể hiện tên tờ báo; tên, địa chỉ của cơ quan báo chí; dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán” trên trang một của phụ trương quảng cáo.
Điều 40. Vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên báo nói, báo hình mà không có đấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt quá 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng không phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
b) Quảng cáo trong chương trình thời sự;
c) Quảng cáo trong chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc;
d) Quảng cáo quá hai lần trong mỗi chương trình phim truyện trên đài truyền hình;
đ) Quảng cáo quá bốn lần trong mỗi chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình;
e) Quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình;
g) Quảng cáo trên truyền hình trả tiền quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng không phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
h) Chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có quyết định phát sóng của của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về quảng cáo trên sản phẩm in và xuất bản phẩm điện tử
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không ghi tên, địa chỉ, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo, số lượng in, nơi in trên tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rơi, tờ gấp và các sản phẩm in khác không phải là xuất bản phẩm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo ở phía dưới cùng của sản phẩm in;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích theo quy định trên tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rơi, tờ gấp có nội dung cổ động, tuyên truyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo;
c) Quảng cáo vượt quá diện tích theo quy định hoặc quảng cáo có nội dung, hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam trên từng tên xuất bản phẩm là lịch bloc;
d) Quảng cáo trên từng tên xuất bản phẩm là lịch bloc in ngày quốc lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo lẫn vào nội dung hoặc làm gián đoạn nội dung của từng tên xuất bản phẩm điện tử;
b) Quảng cáo trên một trong các bìa hai, ba và bốn của từng tên xuất bản phẩm dạng sách và tài liệu không kinh doanh dạng sách, trừ trường hợp quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, đối tác liên kết trong hoạt động xuất bản trên bìa bốn của sách và sách chuyên quảng cáo;
c) Quảng cáo trên bìa một hoặc trang nội dung của từng tên xuất bản phẩm dạng sách và tài liệu không kinh doanh dạng sách, trừ sách chuyên quảng cáo;
d) Quảng cáo tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản hoặc biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và hoạt động trên tài liệu không kinh doanh mà không phải của tổ chức, cá nhân xuất bản tài liệu đó.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên các sản phẩm in là bản đồ hành chính, giấy tờ có giá, văn bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 3
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO
Điều 42. Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng- rôn, màn hình chuyên quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không tự tháo dỡ băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo; không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn rách, nát, mất mỹ quan.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
c) Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:
a) Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời;
b) Không thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 43. Vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện;
b) Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo bằng loa phóng thanh và các hình thức tương tự khác gắn trên phương tiện giao thông và các phương tiện di động tại nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định về quảng cáo trong chương trình, hoạt động văn hóa, thể thao
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng, lô-gô hoặc tên của chương trình;
b) Khổ chữ thể hiện trên sản phẩm quảng cáo vượt quá một phần hai khổ chữ tên của chương trình.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo trên khu vực sân khấu không bảo đảm mỹ quan và che khuất tầm nhìn của người xem;
b) Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu và các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao mà che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn và tầm nhìn của khán giả;
c) Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu gây cản trở hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn của vận động viên, việc chỉ đạo của huấn luyện viên và việc thực hiện nhiệm vụ của Ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, nhân viên y tế, người phục vụ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 46. Vi phạm quy định về tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo của đoàn người thực hiện quảng cáo không đúng với thông báo đã gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Quảng cáo của đoàn người thực hiện quảng cáo mà không được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo chấp thuận sau khi thông báo nội dung quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo; thời gian và lộ trình thực hiện của đoàn người thực hiện quảng cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Điều 47. Vi phạm quy định về quảng cáo trong băng, đĩa phim, bản ghi âm, ghi hình
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trong băng, đĩa phim, bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách mà có thời lượng vượt quá tổng thời lượng nội dung chương trình theo quy định.
Điều 48. Vi phạm quy định về biển hiệu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
đ) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Mục 4 HÀNH VI VI PHẠM VỀ QUẢNG CÁO SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐẶC BIỆT
Điều 49. Vi phạm các quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 50. Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi đúng quy định hoặc không đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, chống chỉ định, khuyến cáo đối với đối tượng đặc biệt và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng’’ đối với quảng cáo thuốc trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử;
b) Không thể hiện đầy đủ tên thuốc; tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo thuốc trên phương tiện quảng cáo ngoài trời.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc;
b) Tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
c) Chỉ định, trừ các chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh ung thư, bệnh khối u, bệnh đái tháo đường hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự, chứng mất ngủ kinh niên và chỉ định mang tính kích dục;
d) Chống chỉ định hoặc khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính;
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
e) Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chuyên luận về loại thuốc đó đã được ghi trong Dược thư quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế;
b) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thuốc;
c) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc;
d) Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc;
đ) Quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo; quảng cáo thuốc đang trong thòi hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định; quảng cáo thuốc theo tài liệu thông tin quảng cáo đã đăng ký hết giá trị;
e) Quảng cáo thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 51. Vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Quảng cáo mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn;
c) Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 52. Vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
c) Quảng cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng; phát tán hoặc thuyết trình tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán hoặc thuyết trình các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;
b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh;
c) Quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 53. Vi phạm các quy định về quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế có nội dung không phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Quảng cáo đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không đúng theo nội dung giấy xác nhận quảng cáo do Bộ Y tế cấp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
c) Tính năng, công dụng;
d) Lời khuyến cáo: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hoặc “Hạn chế phạm vi sử dụng đối với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong Danh mục hạn chể sử dụng”.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hoặc phát hành quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa có số đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 54. Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo trang thiết bị y tế có nội dung không phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc Giấy phép nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Thông tin không kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khách hàng về các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo không đúng với tính năng, tác dụng của trang thiết bị y tế;
b) Giấu giếm các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế;
c) Quảng cáo mà thiếu tên, chủng loại, hãng sản xuất, nước sản xuất trang thiết bị y tế hoặc tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bảo hành sản phẩm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 55. Vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ có nội dung không phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mà không bảo đảm một trong các yêu cầu sau đây:
a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”;
b) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Buộc loại bỏ nội dung vi phạm ra khỏi sản phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 56. Vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi;
b) Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 57. Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật không phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;
b) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật thiếu một trong các nội dung: tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 58. Vi phạm quy định về quảng cáo thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thú y không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thú y khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 59. Vi phạm quy định về quảng cáo phân bón
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón không đúng với nội dung ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên phân bón;
b) Xuất xứ, nguyên liệu trong chế biến;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.0000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 60. Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 61. Vi phạm các quy định về quảng cáo giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính khi chưa tự công bố lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa có Quyết định công nhận lưu hành hoặc chưa có Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng;
b) Quảng cáo giống cây trồng nhập khẩu với mục đích triển lãm, hội chợ không đúng theo nội dung giấy phép nhập khẩu giống cây trồng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Quảng cáo giống cây trồng không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống (số lượng, chất lượng, giá bán), nội dung ghi trên nhãn, nhãn hiệu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính không có Quyết định công nhận lưu hành hoặc không có Quyết định công nhận lưu hành đặc cách hoặc không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới;
b) Quảng cáo giống cây trồng không có một trong các nội dung: tên giống cây trồng; xuất xứ giống cây trồng; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa giống ra thị trường;
c) Nội dung quảng cáo giống cây trồng không đúng với nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành, Quyết định công nhận lưu hành đặc cách, bản công bố các thông tin về giống cây trồng tự công bố lưu hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 62. Vi phạm các quy định về quảng cáo giống vật nuôi, giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo giống vật nuôi, giống thủy sản không có một trong các nội dung: tên giống vật nuôi, giống thủy sản; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa giống vật nuôi, giống thủy sản ra thị trường.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương IV
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA VÀ QUẢNG CÁO
Điều 63. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 64 đến Điều 70 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Chỉ huy tàu bay, trưởng tàu, thuyền trưởng đang thi hành nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển và phương tiện thủy nội địa.
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 72. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2021.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các văn bản và quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa;
b) Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
c) Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
d) và Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Điều 73. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng quy định của Nghị định này.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Điều 74. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành
1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HDND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN;
– Hội VHNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KGVX (3).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc