Nghề nhân sự là gì? Tổng hợp công việc & tố chất cần thiết | ITD Vietnam

Ý nghĩa của công tác quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự (Human resource management) bao gồm việc đưa ra các phương pháp tiếp cận chiến lược và toàn diện – nhằm mục tiêu quản lý con người, văn hóa và môi trường làm việc.

Vai trò của chuyên gia nhân sự là đảm bảo cho nhân viên – nguồn tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp – nhận được sự hỗ trợ thích đáng từ các chương trình, chính sách và quy trình công ty. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm thúc đẩy một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực, tạo sự gắn kết giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả là tiền đề thúc đẩy nhân viên đóng góp vào định hướng chung của công ty, đảm bảo các mục tiêu và nhiệm vụ được hoàn thành xuất sắc.

quản lý nhân sự là gìquản lý nhân sự là gì

Công việc nhân sự gồm những gì?

Làm nhân sự là làm gì? Công việc của phòng nhân sự là quản trị và hoạch định nguồn nhân lực – bao gồm 7 trách nhiệm nền tảng sau:

1. Tổ chức tuyển dụng

Tuyển dụng và lựa chọn những ứng viên tốt nhất cho công ty là trách nhiệm chính của phòng nhân sự. Nhân lực là “mạch máu” của tổ chức – vì vậy, việc tìm kiếm những ứng viên phù hợp và xây dựng nguồn nhân sự chất lượng là công tác cần lưu tâm hàng đầu.

Quy trình tuyển dụng nhân sự thường bắt đầu khi có một công việc mới mở – hoặc cần thay thế vị trí trống do nhân viên nghỉ việc. Quản lý trực tiếp sẽ gửi bản mô tả công việc cho phòng Nhân sự để bắt đầu tổ chức tuyển dụng. Trong quá trình này, chuyên viên nhân sự có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để lựa chọn và tìm ra ứng viên phù hợp nhất – bao gồm tiến hành phỏng vấn, đánh giá, hoặc kiểm tra thông tin từ những nguồn tham khảo, v.v…

Trong trường hợp có nhiều ứng viên, bộ phận Nhân sự có thể triển khai các công cụ lựa chọn trước (preselection tools) để lọc lại những ứng viên phù hợp hơn vào vòng tiếp theo – trước khi tổ chức phỏng vấn và đánh giá chuyên sâu hơn.

Đọc thêm: Tổng hợp các nguồn tuyển dụng phổ biến

2. Quản lý hiệu suất

Quản lý hiệu suất là nhiệm vụ cơ bản thứ hai của bộ phận Nhân sự – nhằm mục đích phát triển nhân viên, nâng cao năng suất làm việc và cải thiện lợi nhuận của công ty.

Thông thường, mỗi nhân viên sẽ đảm nhận một vài trách nhiệm nhất định. Công tác quản lý hiệu suất tạo điều kiện để nhân viên được phản hồi về hiệu quả công việc của mình – từ đó có kế hoạch cải thiện và tối ưu năng suất làm việc. Các hoạt động có thể kể đến bao gồm đối thoại hiệu suất 1-1, đánh giá 360 độ dựa trên nhận xét của đồng nghiệp, khách hàng, các mối quan hệ và một số nguồn phản hồi không chính thức khác.

Khóa học Cải thiện hiệu suất nhân viên (HPI) cho cấp quản lýKhóa học Cải thiện hiệu suất nhân viên (HPI) cho cấp quản lý

Công tác quản lý hiệu suất thường được các doanh nghiệp thực hiện theo chu kỳ hàng năm – bắt đầu từ khâu lập kế hoạch, giám sát, đánh giá và khen thưởng nhân viên. Mục đích cuối cùng là phân loại nhân viên dựa trên năng suất và tiềm năng phản triết của họ.

Quy trình quản lý hiệu suất hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận nhân sự và cấp quản lý – cụ thể, quản lý trực tiếp sẽ đóng vai trò chính và nhận được sự hỗ trợ từ phòng nhân sự. Công tác này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát triển năng lực nhân viên, nâng cao hiệu quả, tính bền vững và tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với những nhân viên thường xuyên không đạt được chỉ tiêu, doanh nghiệp và phòng Nhân sự cần đánh giá xem liệu họ có phù hợp với công việc/ văn hóa công ty không.

Đọc thêm: Cách đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên – 5 lời khuyên hữu ích cho cấp quản lý

3. Đào tạo và Phát triển

Mỗi cá nhân là một tổng hòa kinh nghiệm sống, ảnh hưởng văn hóa và thời đại mà họ lớn lên. Trong lĩnh vực nhân sự, công tác Đào tạo & Phát triển (Learning & Development – L&D) nhằm mục đích hỗ trợ nhân viên nâng cao năng lực và kiến thức, cũng như thích nghi với những thay đổi trong quy trình, công nghệ, biến động xã hội hoặc luật pháp. Dưới sự quản lý của bộ phận Nhân sự, L&D sẽ đưa ra những chính sách phù hợp nhất để thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu dài hạn.

Phần lớn doanh nghiệp đều dành một khoản ngân sách riêng biệt cho hoạt động L&D. Nguồn ngân sách đó được phân bổ cho đội ngũ nhân viên – trong đó, thực tập sinh, nhà lãnh đạo tương lai và nhân viên tiềm năng sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn. L&D đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách về trình độ và năng lực giữa các nhân viên, giúp họ hoàn thiện và phát triển thành đội ngũ lãnh đạo tương lai. Tùy vào hiệu suất và tiềm năng của mỗi nhân viên, bộ phận nhân sự cùng cấp quản lý sẽ tư vấn hoặc hỗ trợ họ lựa chọn lộ trình/kế hoạch phát triển phù hợp.

Đọc thêm: Train the Trainer – Xu hướng mới nổi trong ngành L&D

Đào tạo & Tư vấn doanh nghiệpĐào tạo & Tư vấn doanh nghiệp