Nghề nghiệp là gì? Làm sao để định hướng nghề nghiệp?

“Nghề nghiệp là gì?”, “Định hướng nghề nghiệp”, “Chọn nghề”,…luôn là một trong những cụm từ hot nhất trước thềm thi Tốt nghiệp THPT. Và giữa muôn vàn lối đi nếu bạn chọn sai thì rất có khả năng 1 – 3 hay 5 năm nữa bản thân phải tiếp tục “ngồi định hướng” lại từ đầu!

Vậy làm sao để biết mình phù hợp với ngành nghề nào? Đi hướng nào mới đúng, là hướng mình thích hay hướng xã hội cần?…Đọc bài viết bên dưới CAD sẽ cùng bạn tìm ra đáp án!

Nghề nghiệp là gì? Định hướng nghề nghiệp dễ hay khó?

Để biết được định hướng nghề nghiệp DỄ hay KHÓ, trước hết chúng ta cần hiểu rõ như thế nào là NGHỀ NGHIỆP. 

Nghề nghiệp là gì?

Đầu tiên nghề nghiệp là một lĩnh vực lao động, mà ở đó con người dựa vào kỹ năng và tri thức để tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội. 

Lấy ví dụ ca hát được gọi là một nghề vì người hát sử dụng các kỹ thuật thanh nhạc để truyền tải ca từ đến người nghe, từ đó đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội. Giáo viên cũng là một nghề, khi đó người dạy dùng tất cả kinh nghiệm và chuyên môn của mình để truyền đạt kiến thức đến người học, ứng với nhu cầu phát triển tư duy, năng lực của mỗi người… 

Cứ như vậy, hoạt động được xem là nghề nghiệp sẽ phải hội tụ đủ 3 yếu tố: 

  • Thứ nhất phải có nền móng đào tạo/rèn luyện để đạt được tri thức và kỹ năng nhất định.
  • Thứ hai quá trình hoạt động tạo ra sản phẩm. 
  • Thứ ba sản phẩm cần đáp ứng một nhu cầu nào đó của xã hội. 

nghề nghiệp là một lĩnh vực lao động, mà ở đó con người dựa vào kỹ năng và tri thức để tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội. nghề nghiệp là một lĩnh vực lao động, mà ở đó con người dựa vào kỹ năng và tri thức để tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mỗi người có thể có nhiều nghề khác nhau trong cùng một thời điểm

Đến đây chúng ta đã hiểu rõ khái niệm về nghề nghiệp. Nhưng trước khi quyết định bước theo bất kỳ nghề nào, ai cũng sẽ có một chút hoang mang, lo sợ, ngần ngại và mất “kha khá” thời gian để ngâm cứu trước khi “chốt đơn”. Vậy nên hãy đọc ngay phần tiếp theo sau đây để biết cách thoát khỏi tình trạng trên nhé!

Tại sao phải định hướng nghề nghiệp?

Nghề nghiệp phù hợp quyết định rất lớn đến thành công ở mỗi người. Có không ít các bạn sinh viên năm nhất phải bỏ học hoặc “quay xe” sang ngành khác vì ngành hiện tại không hợp. Và cũng nhiều người đi làm đã vài năm nhưng luôn cảm thấy không hề vui vẻ với công việc, không có khả năng phát triển bản thân ở lĩnh vực hiện tại, “mỗi ngày đi làm là một niềm đau” vì không được làm việc mình thực sự đam mê… nhưng cũng chẳng đủ dũng khí để chọn lại. Đó là lý do vì sao chúng ta phải định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu để bớt đi nhiều cái “giá như”! 

Nghề nghiệp phù hợp quyết định rất lớn đến thành công ở mỗi người. Nghề nghiệp phù hợp quyết định rất lớn đến thành công ở mỗi người. Nếu có thể làm nghề nghiệp mình yêu thích thì đó hẳn là điều tuyệt vời vì lúc này bạn sẽ làm vì đam mê và luôn phấn đấu hết mình.

Nói tóm lại định hướng nghề nghiệp đúng giúp cho mỗi cá nhân có môi trường phát triển mạnh nhất những tiềm năng của bản thân. Và nếu đó là nghề nghiệp mà mình yêu thích thì hiệu suất học tập, làm việc sẽ càng cao hơn nữa. 

Chọn ngành mình thích hay chọn điều xã hội cần?

Như đã nói ở trên nếu có thể định hướng đúng nghề mình thích thì đó chắc chắn là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như vậy…

Đại đa số chúng ta muốn vào Đại học hay đi học ở bất cứ điểm đào tạo nào đều cùng chung mục đích là vì muốn có một công việc ổn định và thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống. Vậy nên chọn ngành nào, nghề gì trước tiên phải xem xét nhu cầu xã hội ở thời điểm hiện tại. 

Ví như có một số ngành rất hay như Đông Phương học, Khảo cổ học, Tâm lý học,… nhưng khả năng tìm được việc làm là quá khó vì giai đoạn hiện tại nước ta chưa ưu tiên phát triển những lĩnh vực này.

Vậy nên để chọn được ngành học phù hợp cần xem xét đủ 3 mặt: ĐAM MÊ – SỞ TRƯỜNG – NHU CẦU XÃ HỘI 

Dung hòa đam mê, sở trường và nhu cầu xã hội để chọn nghề Dung hòa đam mê, sở trường và nhu cầu xã hội để chọn nghề Chọn ngành nào, nghề gì trước tiên phải xem xét nhu cầu xã hội ở thời điểm hiện tại.

Định hướng nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích gì?

Phần này sẽ dành cho những ai cho đến thời điểm hiện tại vẫn không biết mình thích gì, không biết cái nào hợp, cái nào không hợp hay thậm chí không biết bắt đầu từ đâu để định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Khi bạn “rỗng” hoàn toàn hãy thử 6 bước dưới đây, nếu nó không thể giúp bạn chỉ đích danh một ngành nghề nào, thì chí ít bạn cũng sẽ biết mình phù hợp với điều gì:

Bước 1: Giải phóng tư duy

Đừng để bị đóng khuôn vào truyền thống gia đình, ngành hot, ngành lương cao, trường điểm,…

Bước 2: Tự nghiên cứu

Hãy tìm hiểu tổng quan về các lĩnh vực nghề nghiệp để có kiến thức cơ bản về từng mảng bên trong cũng như tiềm năng và đầu ra của ngành.

Bước 3: Xác định thế mạnh bản thân

Bạn có thể dựa vào các thành tích đã đạt được trước đó hoặc lời nhận xét của Thầy Cô, bạn bè để biết mình làm tốt ở mặt nào.

Khi không biết mình thích gì làm sao để chọn nghề?Khi không biết mình thích gì làm sao để chọn nghề?Khi có đủ kiến thức và kỹ năng, hãy lấy trải nghiệm để xác định nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhất

Bước 4: Viết ra tất cả về công việc mơ ước

Từ kiến thức ở bước 2, bạn hãy tạo ra một danh sách về những gì bạn mong muốn ở một công việc, ví dụ như: môi trường trẻ, mức lương từ 8-20tr, làm việc ở nước ngoài,…

Bước 5: Nâng cấp bản thân

Hãy tham gia một khóa học kỹ năng mềm hay một nhóm cộng đồng nào đó để bản thân được giao lưu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn nữa.

Bước 6: Tự trải nghiệm

Đi làm thêm, tham gia nhóm tình nguyện hay làm bất cứ công việc liên quan đến nghề nghiệp bạn nhắm đến để biết bản thân có phù hợp hay không.

5 bài trắc nghiệm đơn giản giúp bạn tự định hướng nghề nghiệp

Một cách khác giúp bạn nhanh chóng định hướng nghề nghiệp là chọn làm 1 trong 5 bài trắc nghiệm tích cách bên dưới:

trắc nghiệm tính cách giúp xác định nghề nghiệp phù hợptrắc nghiệm tính cách giúp xác định nghề nghiệp phù hợpTrắc nghiệm tính cách là một trong những cách nhanh nhất để đánh giá tổng quan về mức độ phù hợp của bạn với công việc

Định hướng nghề nghiệp bằng sinh trắc vân tay

Khác với bất cứ bài trắc nghiệm tính cách nào, phương pháp Sinh Trắc Học Vân Tay cho thấy ưu thế về độ chính xác vì loại bỏ được các yếu tố tác động khi cá nhân tự làm test như tình trạng sức khỏe, tâm lý, độ hiểu câu hỏi, phân vân giữa các lựa chọn,…

sinh trắc vân tay là một trong những phương pháp tối ưu nhất để định hướng nghề nghiệp hiệu quảsinh trắc vân tay là một trong những phương pháp tối ưu nhất để định hướng nghề nghiệp hiệu quảĐịnh hướng nghề nghiệp bằng phương pháp sinh trắc học vân tay

Bằng cách scan dấu vân tay để phân tích tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng của con người, mỗi chỉ số kết quả sẽ cho bạn biết mình phù hợp với môi trường nào và khuyết ở điểm nào. Từ đó chúng ta định vị được bản thân, xác định được nghề nghiệp phù hợp một cách dễ dàng.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp tuyệt vời này, hãy đọc tiếp bài viết TẠI ĐÂY nhé!

Làm gì sau khi đã định hướng được nghề nghiệp phù hợp? 

Định hướng thôi chưa đủ, sau khi xác định chúng ta cần lên kế hoạch với những mục tiêu cụ thể cho ngành nghề mình theo đuổi. 

Ở đây CAD sẽ gợi ý cho bạn một số tips để đúng hướng sau khi chọn đúng đường nhé:

  • Viết ra mục tiêu ngắn hạn theo tháng, dài hạn theo năm và hãy để bản ghi chú này hiện diện ở nơi dễ thấy nhất ví dụ như đầu tủ, màn hình điện thoại, tường phòng,… Nó sẽ nhắc nhở bạn nghiêm túc thực hiện đúng mục tiêu.
  • Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, giờ nào việc nấy: giờ học chỉ để học, giờ chơi phải đi chơi, giờ nghỉ nhất định nghỉ.
  • Chọn bạn chung chí hướng, học nhóm để cùng nhau tiến bộ.
  • Tìm cho mình một mentor – người sẽ cho bạn lời khuyên và tầm nhìn bằng cách tham gia vào các nhóm cộng đồng, CLB,…

lập kế hoạch cụ thể là điều cần thiết sau khi đã định hướng được nghề nghiệp phù hợplập kế hoạch cụ thể là điều cần thiết sau khi đã định hướng được nghề nghiệp phù hợpNghề nghiệp nào thậm chí còn không quan trọng bằng cách chúng ta rèn luyện để “chín” một nghề

Sau cùng dù bạn chọn phương pháp nào hay tips gì thì quan trọng nhất là sự nỗ lực ở chính bản thân bạn. 

Chọn sai chúng ta có thể chọn lại nhưng cái giá của nó là thời gian, tiền bạc và nhiều thứ khác nữa. Vậy nên hãy định hướng thật kỹ trước khi chọn nghề bạn nhé!

⭐ 4.7 / 5. Lượt bình chọn: 3

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.