Nghề giáo viên mầm non và những điều cần biết

I. Giáo viên mầm non là gì

Giáo viên mầm non là những người có vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ và giúp chúng làm quen với kiến thức bên ngoài. Họ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, thế giới quan và niềm yêu thích đối với học hành của trẻ nhỏ.

Nghề “nuôi dạy trẻ” là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, vừa giáo dục nhưng cũng vừa phải chăm sóc trò nhỏ. Hơn hết đây lại là nghề làm vì “tình yêu”.

II. Giáo viên mầm non làm gì 

Ngoài sự giải quyết theo nghĩa vụ, điều quan trọng nhất trong ngành là tình thương, sự chăm sóc mà không sự bắt buộc, tiêu chuẩn nào có thể quy định. Một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cô (không tính giờ trẻ ngủ ở nhà). Công việc trong ngày của giáo viên mầm non có thể hình dung như sau.

Một ngày của giáo viên mầm non có thể bắt đầu từ tận 6h30 -7h bởi đây là lúc phụ huynh bắt đầu đưa con tới nhà trẻ. 8h cho các bé ăn sáng, sau đó tổ chức các trò chơi, hoạt động và giải quyết hàng nghìn việc không tên giữa các bé.

Cô sẽ dạy bé kiến thức về môi trường xung quanh, về toán, về văn học, chữ viết, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất. Các kỹ năng sống cũng vô cùng được chú trọng trong thời gian này.

Cô sẽ là người tạo cho trẻ các cơ hội giao tiếp, tự tin trong các hoạt động và cả tính tự lập bởi gần như một giáo viên không thể nào chăm lo tới tất cả mọi hoạt động của 20 đứa trẻ.

Ngoài “dạy”, nghề giáo viên mầm non còn yêu cầu rất nhiều công “dỗ”. Cô cho bé ăn, ngủ, giúp bé làm vệ sinh cá nhân, giải quyết tất cả các “xích mích cộng đồng” giữa trẻ với nhau.

Sau 17h, kết thúc một ngày làm việc ở trường, các cô lại tiếp tục với việc soạn giáo án, chuẩn bị công cụ, xếp hình đồ chơi lego cùng với trẻ, v.v. Nhiều phụ huynh có thể gọi điện tới hỏi thăm cô về con mình trong lúc này.

Các cô vừa phải trò chuyện, trao đổi với phụ huynh, vừa phải đưa ra những lời khuyên để có thể phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

Xem thêm: Cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

III. Giáo viên mầm non làm việc ở đâu?

Ngày nay Giáo viên mầm non có rất nhiều vị trí làm việc cho mình bởi sự nở rộ của các cơ sở mầm non. Giáo viên mầm non có thể làm việc tại:

  • Các cơ sở mầm non công lập;
  • Các cơ sở mầm non tư thục, dân lập;
  • Các cơ sở mầm non quốc tế.

Tại các cơ sở quốc tế, chế độ đãi ngộ cao, điều kiện cơ sở vật chất hiển nhiên rất tốt. Tuy vậy để được làm việc trong các cơ sở này, tiêu chuẩn của giáo viên cũng không hề thấp khi phải có cả những chứng chỉ liên quan như ngoại ngữ, chứng chỉ chăm sóc, chứng chỉ giáo dục.

IV. Làm thế nào để trở thành giáo viên mầm non?

Giáo dục mầm non đang ngày càng được các bạn trẻ và phụ huynh quan tâm. Các cơ sở đào tạo nghề giáo viên mầm non tại Việt Nam bao gồm:

  • Tại miền Bắc: ĐH Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng sư phạm Trung ương, Trung cấp sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội, Trung cấp chuyên nghiệp Hải Phòng, Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics;
  • Tại miền Trung: ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa);
  • Tại miền Nam: ĐH Sư phạm TP.HCM

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về nghề giáo viên mầm non có thể tham khảo qua các website. Trung cấp mầm non là một ngành học khá được chú ý do không yêu cầu quá cao về điểm xét tuyển. Theo đó chỉ cần là thí sinh đã học hết chương trình lớp 12 THPT, bạn đã có thể đăng ký học trung cấp với thời gian 2 năm 6 tháng.

Hệ này, thí sinh ngoài việc xét tuyển các môn văn hóa còn phải tham gia môn thi năng khiếu: hát, múa, đọc diễn cảm, kể truyện – những kỹ năng không thể thiếu trong nghề mầm non sau này.

V. Đặc thù của nghề giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên và quan trọng, dạy trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời, là người ươm mầm nhân cách cho trẻ. Đây là nghề có tính đặc thù. Đặc điểm của nghề này là ngòai chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, các bạn trẻ phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và lòng yêu trẻ.

Xuất phát từ lòng yêu nghề của giáo viên mầm non, là người thầy biết vị tha, chu đáo, gần gũi và nâng niu trẻ emGiáo viên mầm non không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không chỉ giáo dục mà còn phải chăm sóc trẻ và điều quan trọng hơn hết đây là nghề “làm việc tình yêu”.

hình ảnh

Ngoài năng lực cửa giáo viên mầm non, để trở thành giáo viên mầm non, bạn phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề này đòi hỏi giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Trong một ngày, hầu hết thời gian sinh họat của trẻ là ở trường với cô. Cô làm mẹ cho bé ăn, dỗ ngủ. 

Cô làm thầy dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết đầu đời như: kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về tóan, văn học, thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất,… ngòai ra, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến và bảo vệ trẻ…

Với thời gian 8 tiếng, có khi là 10 tiếng mỗi ngày, các cô được chứng kiến rất nhiều họat động của trẻ. Nào là tiếng trẻ khóc, tiếng trẻ vui đùa, trẻ chạy nhảy, trẻ va vào nhau, trẻ ngã, trẻ đánh nhau… về nhà các cô phải sọan giáo án, đồ dùng dạy học, làm đồ chơi… đòi hỏi người giáo viên phải rất yêu trẻ, yêu nghề.

hình ảnh

Giáo viên phải luôn giữ vững sự bình tĩnh, dịu dàng, yêu thương trẻ.

Họat động trong một ngày của giáo viên mầm non:

   –  Buổi sáng, các cô đến trường mở cửa phòng, thông thóang phòng ốc

    –  Kê bàn, ghế chuẩn bị tiết học

    – Thể dục buổi sáng

    – Thực hiện tiết học chính

    – Kết thúc giờ học, làm vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn trưa

   – Cô phụ giúp một số cháu khó ăn.

   –  Kết thúc giờ ăn là giờ ngủ của cháu(các cô thay phiên nhau trực trưa)

  –  Đầu giờ chiều, tập thể dục đầu giờ chiều cho các cháu thỏai mái tinh thần.

  –  Chẩn bị cho trẻ ăn xế.

  –  Trước khi về vệ sinh các cháu sạch sẽ, thay quần áo mới, thu dọn đồ đạc cá nhân vào ba lô của các cháu mang về nhà.

Ý nghĩa của nghề giáo viên mầm non là vô cùng to lớn trong hình thành những bước đi chập chững đầu tiên của trẻ. Tuy công việc hàng ngày của các cô hơi nhiều nhưng trong mọi họat động, các cô đều tìm thầy niềm vui trong công việc.

VI. Lương Giáo Viên Mầm Non

Lương của giáo viên mầm non khỏang từ 5 đến 7 triệu đồng, đảm bảo tương đối cho cuộc sống. Nhưng hơn hết, đây là nghề cao quý, một nghề ươm mầm non tương lai của đất nước, một thế hệ trẻ sau này. Nếu có tâm với nghề, yêu thích công việc mầm non thì đây là lựa chọn tốt nhất cho những bạn có ý định sống với nghề.

VII. Áp lực của giáo viên mầm non

Thời gian gần đây, có không ít trường hợp bạo hành trẻ mầm non diễn ra trên khắp cả nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thể chất của các em, lòng tin của các bậc phụ huynh. Hình ảnh về nghề cũng vì thế mà thay đổi theo chiều hướng không tốt.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cô giáo ngày đêm đến với bản làng xa xôi để dạy dỗ, chăm sóc các em nhỏ, miệt mài học hỏi, tìm kiếm và sáng tạo những tiết học hay. Sự cống hiến, tận tụy với nghề của những giáo viên mầm non tâm huyết vẫn đáng để trân trọng, đặc biệt khi áp lực và cường độ làm việc là rất lớn.

Tâm sự giáo viên mầm non  đã có thâm niên 10 năm trong nghề tâm sự:

“Có lẽ, ít ai hiểu và cảm nhận được nghề giáo viên mầm non – công việc thường được gọi là “ôsin có bằng cấp”. Giáo viên thường kiêm nhiệm đồng thời các vai trò: giáo viên, diễn viên, nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, thậm chí là lao công, tạp vụ… để chăm sóc lớp học hơn hai mươi học sinh”.

Họ không chỉ đa năng mà còn phải giỏi trong việc kiềm chế cảm xúc, kiên nhẫn trong giảng dạy, hiền từ và yêu thương. Trường mầm non được xem là môi trường giáo dục đầu tiên, trẻ ở độ búp  măng là tương lai của xã hội. Giáo viên mầm non không chỉ là người truyền đạt nhận thức mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hành động, lời nói, hình ảnh cô sẽ đi theo trẻ suốt cả chặng đường đời.

Trước khó khăn, thử thách trong cơ chế thị trường, đôi lúc các cô không khỏi nản lòng, mệt mỏi. Nghề giáo viên mầm non trong xã hội hiện đại thực sự rất vất vả. Nhưng sau tất cả những điều đó, lý do gắn bó với nghề các cô luôn mỉm cười chia sẻ, đó chính là ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ mỗi ngày của các thiên thần nhỏ.

VIII. Tiêu chí đánh giá giáo viên mầm non

Dưới đây là 5 tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên mầm non:

+ Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non bao gồm các tiêu chí: Đạo đức nhà giáo, phong cách nhà giáo

+ Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Gồm các tiêu chí: Phát triển chuyên môn bản thân, xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em…

+ Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục. Bao gồm các tiêu chí: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.

+Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Gồm các tiêu chí: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em…

+ Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em .

IX. Thực trạng nghề mầm non hiện nay

Có thể nói, chưa bao giờ nền giáo dục mầm non lại nhận được sự quan tâm của toàn xã hội như hiện nay, nhất là sau những vụ bạo hành trẻ em đã được phanh phui trong thời gian vừa qua.

Điều này đã rung lên một hồi chuông cảnh báo cho thực trạng nền giáo dục mầm non của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ngành đào tạo sư phạm mầm non. Hãy cùng tìm hiểu thực trạng, những vấn đề còn tồn tại trong nền giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay nhé.

Trình độ giáo viên mầm non còn chưa thực sự cao

Có một thực tế đó là đa số các giáo viên mầm non nước ta hiện nay còn có trình độ thấp, chủ yếu là trình độ trung cấp, chỉ một số ít những cơ sở có chất lượng hàng đầu mới có giáo viên trình độ ở mức cao hơn là cao đẳng, hoặc liên thông đại học, đại học…

Yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay là vô cùng quan trọng với nghề giáo viên mầm non. Không chỉ yêu cầu giáo viên có trình độ tốt mà còn đạo đức nghề nghiệp

Tuy nhiên, để thực hiện tốt trách nhiệm của một giáo viên mầm non lại là điều không hề đơn giản. Điều này đặt ra thách thức cho giáo dục mầm non cần phải có những thay đổi trong chính sách đào tạo cũng như tuyển dụng để có thể thu hút được nhiều nhân lực có trình độ hơn. Năng lực của giáo viên mầm non càng cao đồng thời yêu cầu chế độ lương, chăm sóc dành cho giáo viên mầm non cũng phải tốt hơn. 

Các trường mầm non thường xuyên ở trong tình trạng quá tải

Mặc dù, đã được nhà nước quan tâm, hỗ trợ đầu tư nhưng cơ sở vật chất các trường mầm non ở nước ta vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng cũng như số lượng, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Không chỉ có vậy, dù cơ sở vật chất là như vậy, nhưng các trường mầm non vẫn luôn ở trong tình trạng quá tải học sinh, khiến chất lượng giáo dục mầm non không đưuọc đảm bảo.

hình ảnh

Thêm vào đó, do nhu cầu của người dân quá lớn, nên rất nhiều trường mầm non tư thục đã được mở ra, các bậc phụ huynh cũng không hoàn toàn yên tâm về chất lượng, nhưng nếu không gửi thì họ cũng không biết gửi con ở đâu, nên đành chấp nhận.

Và thực tế đã cho thấy, hầu hết những vụ bạo hành từ trước đến nay đều xảy ra ở các trường tư thục. Đây thực sự là một vấn đề hết sức cấp bách, cần đến sự can thiệp ngay lập tức của các cán bộ nền giáo dục mầm non.

Đời sống của cán bộ nhân viên ngành mầm non

Giáo viên, đặc biệt là những giáo viên mầm non có trách nhiệm vô cùng lớn, họ là người hướng dẫn, đào tạo, đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của trẻ, họ luôn phải làm việc rất vất vả để có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

hình ảnh

Tuy nhiên, mức lương của cán bộ giáo dục mầm non, đặc biệt là các cô giáo vẫn còn khá thấp, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, dẫn đến nhiều người bỏ nghề, các trường khó thu hút nhân lực. Do đó, vấn đề này cũng cần được ngành giáo dục xem xét và thay đổi sao cho phù hợp.

Nguoòn: https://vietnamhrlink.com/nghe-giao-vien-mam-non/