Nghề Báo Là Gì? Những Tố Chất Cần Có Của Một Nhà Báo

 

Báo chí – truyền thông luôn là ngành học có được nhiều sự quan tâm của học sinh THPT đặc biệt là khối 12 cũng như phụ huynh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày một nhanh, nghề nhà báo cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn để đáp ứng được nhu cầu cập nhập tin tức của bạn đọc. Những vị trí công việc phổ biến trong nghề nhà báo là gì? Vai trò của người làm báo trong thời buổi hiện nay? Ở bài viết này, Bình Minh sẽ đem đến cho những bạn sắp bước vào kì thi đại học những thông tin hữu ích nếu bạn là người đam mê ngành báo chí nhé!

 

A. NHÀ BÁO LÀ GÌ? 

Nhà báo

là những người làm công việc đưa tin chuyên nghiệp, họ có nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin, sau đó xác minh tính xác thực của thông tin, đánh giá thông tin để đảm bảo tính đúng. Nhà báo sẽ đi lấy các thông tin hàng ngày, hàng giờ đế cung cấp các tin tức nóng hổi cho dư luận thông qua các loại hình báo giấy, truyền hình phát thanh.

Nghề báo là một trong những nghề đặc biệt quan trọng trong xã hội khi mang yếu tố chính trị – văn hóa – xã hội, vừa phản ánh nhiều hiện trạng đời sống con người. Cùng với đó, báo chí mang khuynh hướng rất rõ ràng, cho dù các thông tin, tin tức có được tuyên bố rộng rãi hay không thì mỗi tờ báo, các tin tức truyền hình đều đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của một tổ chức, tầng

lớp nào đó.

Đối với báo chí của nước Việt Nam thì chính là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu phản ánh hiện thực đời sống xã hội, chính là cơ quan ngôn luận của Đáng, của các tổ chức xã hội, của Nhà nước,.. nói lên tiếng nói của người dân.

B. HỌC NGÀNH BÁO CHÍ THÌ SẼ LÀM GÌ? 

Khi bạn theo học ngành Báo chí, bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, được đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp và rèn luyện phẩm chất, trách nhiệm, đạo đức ngành Báo. Bởi Báo chí không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin mà Báo chí còn đang vai trò quan trọng trong Nhà nước, xã hội.

Cụ thể hơn, khi học ngành Báo chí, các bạn sẽ được đào tạo như sau:

  • Ngành Báo chí sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan, cơ bản về ngành báo, cách phân biệt các loại báo và cách sử dụng các phương tiện truyền thông đó ra làm sao.

  • Hướng dẫn các bạn cách thu thập, xây dựng thông tin và viết bài ra sao để tiếp cận được với công chúng.

  • Đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của ngành làm báo.

  • Cung cấp người học cách phân loại thông tin, xử lý thông tin và ứng dụng thông tin đó ra sao.

  • Tích hợp kiến thức về truyền thông đa phương tiện, từ việc thiết kế báo in, xây dựng kịch bản, nội dung đến dựng video, chụp ảnh.

C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC NGÀNH BÁO CHÍ?

Các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành báo chí có thể lựa chọn các vị trí việc làm khác nhau trong ngành như:

  • Thu thập tin tức, phân tích sự kiện.

  • Phóng viên. 

  • Thư ký toà soạn.

  • Tổng biên tập.

  • Biên tập viên.

  • Bình luận viên.

  • Người dẫn chương trình (MC).

  • Quay phim.

  • Đạo diễn truyền hình.

  • Giảng dạy, nghiên cứu báo chí.

 

Ngoài ra, tốt nghiệp Ngành Báo chí cũng có thể làm tốt nhiều công việc khác ngoài ngành như:

  • Chuyên viên Quan hệ công chúng.

  • Nhân viên truyền thông.

  • Chuyên viên Quảng cáo, Marketing.

D. MUỐN LÀM NGÀNH BÁO CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ? 

Ngành báo chí là ngành đòi hỏi sự quyết tâm và cố gắng cao, vì vậy khi bạn muốn theo học ngành này, bạn cần trang bị và trau dồi những kỹ năng sau để có thể học 1 cách tốt nhất:

  • Khả năng lĩnh hội và sử dụng ngôn từ.

  • Khả năng ghi nhớ từ mới và cấu trúc ngữ pháp.

  • Khả năng nói, viết, tranh luận, kể chuyện.

  • Khả năng giao tiếp và tạo dựng quan hệ.

  • Thích viết thư từ, nhật ký, viết truyện, làm thơ.

  • Trung thực, khách quan, nhạy cảm.

  • Không ngừng học hỏi, nâng cao vốn kiến thức, vốn sống.

  • Học tốt môn văn học, ngoại ngữ.

  • Khả năng dấn thân, lòng dũng cảm, chịu được áp lực tốt.

E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGHỀ NHÀ BÁO? 

Nghề này thích hợp với những ai yêu thích, đam mê và xác định phải làm việc độc lập, làm theo nhóm, dành nhiều thời gian để làm việc. Hơn nữa, ngành này còn nguy hiểm, nhất là những người làm báo kinh tế, điều tra. Tuy nhiên, làm trong nghề báo chí sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu nhiều kiến thức, có mối quan hệ đa dạng. Nếu như bạn có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thì bạn có nhiều cơ hội làm việc trong đài truyền hình, phòng thông tin – báo chí của cơ quan, ngành, bộ, ban …

F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH BÁO CHÍ

LƯU Ý: Đối với Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2022 sẽ không tổ chức NKBC mà thay vào đó sẽ sử dụng điểm TBC 5 học kì môn Ngữ Văn THPT( không tính điểm học kỳ II lớp 12) hoặc điểm thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Đồng thời, môn Ngữ Văn được tính hệ số 2. 

 

STT

Tên trường

Tên khoa

Điểm đầu vào

2019

*

 

2020

*

2021

1

Học viện Báo chí và Tuyên truyền 

Báo Chí (Báo in)

19.15-22.15

29.0-31.0

24.4-26.4

Báo Chí (Ảnh báo chí)

18.7-21.7

25.5-27.25

23.5-25.35

Báo Chí (Báo phát thanh)

19.5-22.5

29.8-31.8

24.65-26.65

Báo Chí (Báo truyền hình)

21.5-24

31.75-34.25

25.5-28

Báo Chí (Quay phim truyền hình)

16-16.5

22-22.25

19-19.75

Báo Chí (Báo mạng điện tử)

20-23

30.6-32.6

25.15-27.15

2

Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn 

Báo Chí

19.5-26.0

23.5-28.5

24.6-28.8

Báo Chí (CLC)

18.0-21.25

20.0-26.5

25.3-27.4

 

*

Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2019 và 2020, môn thi Năng Khiếu Báo Chí sẽ nhân hệ số 2.