Nghệ An Tiên phong áp dụng mô hình CIPO trong công tác Đảm bảo chất lượng giáo dục
“Từ năm học 2021, Nghệ An đã triển khai mô hình CIPO trong công tác đảm bảo chất lượng tại các nhà trường và đây được xem là một
giải pháp nhằm tạo đột phá trong đổi mới căn bản,toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, Sở giáo dục Nghệ An là đơn vị tiên phong trong cả nước về đảm bảo chất lượng giáo dục.
Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025,
Nghị quyết số 02- NQ/ĐU.SGD&ĐT ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo về đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Sở GD&ĐT Nghệ An áp dụng mô hình CIPO trong đảm bảo chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Áp dụng mô hình CIPO trong ĐBCL giáo dục đối với các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mô hình CIPO trong ĐBCL giáo dục được sơ đồ hóa và cụ thể hóa như sau:
Nội dung cốt lõi và then chốt trong công tác đảm bảo chất lượng là quá trình và quy trình xây dựng chuẩn đầu ra (hướng đích) có yếu tố đảm bảo chất lượng cao hơn đó là:
dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài, sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước, phụ huynh, cựu học sinh,…
Một điểm mới khác là trong quá trình thực hiện, các đơn vị sẽ công bố công khai chuẩn đầu ra và kết quả đạt được trên Website nhà trường, địa phương, tỉnh,
tạo ra môi trường giáo dục thi đua và cạnh tranh cao trong trường, giữa trường với trường, giữa phòng giáo dục với phòng giáo dục tạo nên tính đối sánh với
nhau. Từ đó, tranh thủ huy động nguồn lực, xã hội hóa để phát triển giáo dục, đồng thời có sự theo dõi giám sát chặt chẽ của phụ huynh, xã hội,
chính quyền địa phương và sự hỗ trợ, kiểm tra, chỉ đạo sâu sát của cơ quan quản lý nhà nước thì nền giáo dục tỉnh nhà sẽ đi lên theo hướng phát triển nhanh,
bền vững, hội nhập quốc tế.
Từ việc công bố chuẩn đầu ra, ký cam kết trách nhiệm đảm bảo chuẩn đầu ra giữa: phụ huynh với giáo viên; giáo viên với hiệu trưởng;
Hiệu trưởng với Trưởng phòng GD&ĐT (đối với các trường trực thuộc phòng GD&ĐT); Hiệu trưởng với Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT);
Trưởng phòng GD&ĐT với Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ thể hiện được rõ mối quan hệ biện chứng của ba trụ cột phát triển giáo dục là: nhà trường, gia đình và xã hội
Sau khi hoàn thiện được hệ thống quản lý thông tin cơ sở, sở giáo dục cũng dự kiến kế hoạch sau mỗi kỳ họp phụ huynh nhà trường,
hiệu trưởng sẽ lấy ý kiến bằng phiếu kín khảo sát mức độ hài lòng của phụ huynh về quá trình dạy học của giáo viên theo ba mức: chưa hài lòng, hài lòng, hài lòng cao.
Đây là kênh tham khảo đánh giá giáo viên, phát huy mặt tốt cũng như hạn chế mặt yếu, điều chỉnh cải tiến kịp thời trong thời gian tới.
Kế hoạch thực hiện công tác Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm mục đích:
Tăng cường hiệu quả hoạt động ĐBCL giáo dục phổ thông, mầm non nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và các hoạt động chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo,
Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục. Đây là tiền đề để thực hiện các mục tiêu cụ thể như:
Nghe theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”,
với quan điểm phát triển giáo dục, đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đầu tư cho giáo dục,
đào tạo là đầu tư cho phát triển bền vững và được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh Văn phòng sở GĐ&ĐT nghệ an cho biết: hiện nay Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch, Hướng dẫn và tập huấn
công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ tháng 9/2021. Qua quá trình kiểm tra, chỉ đạo của Sở, bước đầu nhận thấy
các cơ sở giáo dục phổ thông đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, đặc biệt là đổi mới quản trị nhà trường của
các hiệu trưởng, phấn đấu xây dựng văn hóa chất lượng, lấy người học làm trung tâm.
Ông Hoàn cũng chia sẻ thêm rằng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã xác định với các nhà trường việc tổ chức dạy và học phải đảm bảo học thật,
thi thật và sản phẩm thật. Từ sản phẩm đầu ra là chất lượng học sinh để khẳng định năng lực của giáo viên, công tác chỉ đạo, điều hành của tổ chuyên môn,
ban giám hiệu nhà trường, cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó, sẽ tạo nên môi trường giáo dục Nghệ An thi đua sôi nổi và cạnh tranh trong trường, huyện, tỉnh.