Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thường xuyên bỏ bữa sáng có sao không?
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Đây là chế độ ăn tốt nhất cho người mắc bệnh tim mạch; Bệnh nhân tiểu đường dễ bị các loại nhiễm trùng nào?; Bị bớt đỏ rượu vang có nên điều trị?…
Bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ thế nào?
Bạn có hay bỏ bữa sáng không? Hãy cẩn thận, điều này có thể gây ra một số hậu quả không tốt cho sức khỏe.
Sau đây, một chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải thích điều gì xảy ra nếu bạn không ăn sáng.
Bỏ bữa sáng có thể gây ra một số hậu quả không tốt cho cơ thể
Shutterstock
Cảm thấy đói và càng thèm ăn. Chuyên gia dinh dưỡng Trista Best, làm việc tại Balance One Supplements (Mỹ), cho hay: Bỏ bữa sáng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn vì sẽ dẫn đến giảm lượng đường trong máu, kích hoạt giải phóng hóc môn “gây đói”, gây thèm đồ ngọt hoặc nhiều calo, dẫn đến ăn vặt không lành mạnh. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng Nutrition còn cho thấy, bỏ bữa sáng có thể dẫn đến ăn quá nhiều vào cuối ngày, góp phần tăng cân theo thời gian.
Mức năng lượng thấp, uể oải cả ngày. Bỏ bữa sáng khiến cơ thể không nhận được năng lượng cần thiết, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và uể oải. Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y sinh American Journal of Clinical Nutrition, cho thấy bỏ bữa sáng có thể làm giảm hoạt động thể chất và thiếu hụt năng lượng suốt cả ngày. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 19.4.
Bệnh nhân tiểu đường dễ bị các loại nhiễm trùng nào?
Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn so với người khỏe mạnh do lượng đường trong máu cao. Trong một số trường hợp, họ cũng có nguy cơ cao mắc các loại nhiễm trùng nặng.
Người bị bệnh tiểu đường sẽ dễ bị viêm tai, mũi và họng hơn người bình thường
MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Những căn bệnh viêm nhiễm mà người bị tiểu đường cần chú ý vì họ dễ mắc, gồm:
Nhiễm trùng da. Da bị viêm nhiễm vi khuẩn, nấm hay ngứa ngáy, khó chịu là vấn đề sức khỏe phổ biến. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường lại có nguy cơ cao mắc tình trạng này hơn. Với nhiều người không biết mình đang có tiểu đường thì chính những bất thường này trên da là dấu hiệu cảnh báo bệnh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường chủ yếu do hệ miễn dịch của họ bị suy yếu, không còn đủ khỏe mạnh để kiểm soát các loại vi khuẩn như Escherichia coli, Klebsiella, Enterococcus và Candida. Họ cũng có nguy cơ cao hơn bị viêm bàng quang và viêm thận. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 19.4.
Đây là chế độ ăn tốt nhất cho người mắc bệnh tim mạch
Một nghiên cứu mới, được công bố mới đây trên tạp chí nghiên cứu y khoa BMJ, đã kết luận rằng chế độ ăn Địa Trung Hải là tốt nhất cho sức khỏe tim mạch tổng thể.
Chế độ ăn Địa Trung Hải là tốt nhất cho sức khỏe tim mạch tổng thể
Shutterstock
Kết quả đã cho thấy đối với người có vấn đề về tim mạch, chế độ ăn Địa Trung Hải đứng đầu trong việc giảm nguy cơ tử vong sớm, giảm cả đau tim không gây tử vong.
Chế độ ăn độc đáo này tập trung vào cá, trái cây, rau và dầu ô liu.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu tổng hợp từ 40 nghiên cứu trước đây với tổng số 35.548 người tham gia. Những người này mắc bệnh tim mạch hoặc mắc ít nhất 2 trong số các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Huyết áp cao, tiểu đường, béo phì và cholesterol cao.
Các tác giả đã so sánh mức độ hiệu quả của các chế độ ăn khác nhau đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Kết quả cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải là tốt nhất để giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch, đột quỵ và giảm cả các cơn đau tim không gây tử vong. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!